Đầu tư cho cơ sở vật chất dịch vụ dulịch

Một phần của tài liệu Marketing dịch vụ du lịch của Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 88)

- Xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vặt chất kỹ thuật du lịch, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng:

có thể giao dịch trực tiếp với công IV và đặt tua qua Intemet.

2.3.7. Đầu tư cho cơ sở vật chất dịch vụ dulịch

Cơ sở vật chất là cấu thành vật chất của dịch vụ, là yếu tố không thể thiếu

trong cung cấp dịch vụ du lịch. Tuy nhiên cơ sờ vật chất trong ngành du lịch

hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tối. Để nâng cao

năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần đặc biệt chú trẩng đầu tư xây dựng, hiện đại hoa cơ sở vật chất. Sau

đây là một số điểm các doanh nghiệp cần chú ý:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch, lộ trình phát triển để đầu tư có hiệu quả hem.

- Đẩu tư phải gắn với hiệu quả sử dụng và căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

- Phối hợp các ngành các cấp đẩu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải

như hàng không, đường sắt, đường bộ và cơ sở hạ tầng du lịch như khách sạn 3- 5 sao tại các trung tâm kinh tế du lịch trẩng điểm, các khu vui chơi giải trí...

Trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà

nước cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch trong các khu du lịch quốc gia, khu du lịch có tầm quan trẩng trong việc tạo các tuyến du lịch. Đặc biệt cần huy

động nguồn vốn từ các doanh nghiệp để đầu tư vào các điểm, khu du lịch có quy m ô vừa và nhỏ, phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp, nhất là ở các trung tâm du lịch như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh..., ở các khu du lịch cấp quốc gia. Qua đó góp phẩn nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tăng

sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của dịch vụ du lịch Việt Nam.

2.3.8. Mở rộng quan hệ đối tác

Quan hệ đôi tác hiện nay vân chưa được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch Việt Nam tận dụng để tăng chất lượng phục vụ, mặc dù đây là cách hữu hiệu để hoàn chỉnh quy trình phục vụ một cách tốt nhất. Chính vì vậy trong thời gian tới, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần:

- Tăng cường hợp tác vói các trung gian du lịch (các đại lý l ữ hành,

những người tổ chức hội nghị, hội họp...) và các doanh nghiệp vận chuyển,

đặc biệt là các hãng hàng không.

- Các doanh nghiệp du lịch trong nước cần hợp tác với nhau chặt chẽ hơn

để có thể cung cấp các dịch vủ tốt nhất. K h i các doanh nghiệp trong ngành

hợp tác hiệu quả thì nhiều khách sẽ được thoa mãn, hài lòng hơn.

- Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động hợp tác với các doanh

nghiệp kinh doanh du lịch nước ngoài để thu hút hơn nữa đối với khách

inbound và outbound.

Bèn cạnh việc hợp tác của các doanh nghiệp, ngành du lịch cũng như Nhà

nước Việt Nam cũng cần tăng cường các mối quan hệ hợp tác đa phương, song

phương, ký các hiệp định thương mại... để từ đó dịch vủ du lịch Việt Nam sẽ

dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế hơn.

KẾT LUẬN

Du lịch là ngành công nghiệp không khói, ngành kinh tế m ũ i nhọn của Việt Nam do có tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ trọng trong GDP tăng nhanh và liên tục; có thị trường rộng lớn; sức lan toa mạnh, thúc đẩy nhiều ngành và địa

phương phát triển, tạo ra sự chuyển dịch cơ cậu kinh tế góp phẩn phát triển

văn hoa xã hội; thu hút được ngày càng nhiều lao động, góp phần phát triển yếu

tố con người; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Du lịch Việt Nam đang có

tiềm năng phát triển rật lớn trong thời gian tới. Marketing dịch vụ du lịch là một

biện pháp hữu hiệu giúp ngành du lịch Việt Nam đạt được những mục tiêu đề ra và đưa Việt Nam trở thành nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới.

Marketing dịch vụ du lịch là tổng hợp các hoạt động từ nghiên cứu môi

trường marketing, nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược marketing - mix đến việc thực hiện chiến lược, kiểm tra đánh giá kết quả. Theo đó, marketing không chỉ giới hạn ở công việc xúc tiến quảng bá hay đẩu tư cho cơ sở vật chật du lịch; không chi thực hiện ở cập ngành m à còn tại các công ty du lịch. Đây là công việc cần sự quan tâm và

đầu tư thích đáng từ ngành du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ du lịch ở Việt Nam.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với du lịch các nước khác, marketing dịch vụ du lịch đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Ngành du lịch cùng các ngành khác và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ở Việt Nam cần phối kết hợp với nhau để đưa ra những kế hoạch, chiến

lược tổng thế, đổng bộ. Đây là một giải pháp toàn diện tập trung mọi nguồn lực trong việc nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ du lịch của Việt Nam, đưa du lịch Việt Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Marketing dịch vụ du lịch của Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)