Nhóm giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Marketing dịch vụ du lịch của Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 81)

- Xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vặt chất kỹ thuật du lịch, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng:

2. Nhóm giải pháp vi mô

2.1. Giải pháp cho văn đê nghiên cứu môi trường marketing dịch vụ du lịch

Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề nghiên cứu môi

trường marketing dịch vụ du lịch. Việc nghiên cứu môi trường marketing dịch vụ du lịch cần được tiến hành một cách nghiêm túc, có bài bản và nghiên cứu tổng thể tất cả các yếu tố môi trường khác nhau. Có như vậy các doanh nghiệp mới có được bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh của mình, từ đó đưa ra chiến lược đầu tư và phát triển cho phù hợp. Muốn tăng cường công tác này, các doanh nghiệp cần:

Đào tầo nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn cho công tác nghiên cứu môi trường marketing. Các nhân viên này có thể tiến hành luôn công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp nhưng

nhất định đây phải là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Có như vậy công tác này mới được tiến hành một cách bài bản và nghiêm túc.

Công tác nghiên cứu môi trường không chi dùng lầi ở môi trường marketing trong nước m à còn phải mớ rộng nghiên cứu các môi trường ở nước ngoài, đặc biệt là tầi quốc gia m à doanh nghiệp định khai thác, đâu tư. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu biết về toàn cảnh kinh tế thế giới, tình hình chính trị, văn hoa... để từ đó xác định

được thị trường sẽ khai thác.

2.2. Tăng cường nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách du lịch

Hiện nay việc nghiên cứu thị trường tầi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch của Việt Nam còn nhiều hần chế. Sau đày là một số giải pháp

đề xuất nhằm tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: 73

Các doanh nghiệp cần tăng kinh phí cho công tác nghiên cứu thị trường. Ngay tại Tổng cục du lịch cũng cần tăng kinh phí cho hoạt động này. Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, cần huy động nguồn lực của các công ty kinh doanh du lịch và các ngành được hưởng lại trực tiếp và gián tiếp từ du lịch.

Tổng cục du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch Việt Nam cọn đào tạo đội ngũ nghiên cứu thị trường một cách bài bản, có chất lượng. Từ đó họ mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Đây là yếu tố có vai trò quyết định tới sự thành công của hoạt động này.

Việc thu thập thông tin phải được tiến hành một cách đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan chức năng của nhà nước như Tổng cục du lịch, Tổng cục thống kê, Hải quan, Công an cửa khọu...và giữa các thống kê của các cơ quan nhà nước vói các công ty du lịch để có thể đưa ra số liệu chính xác nhất. Muốn vậy cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan này với nhau và với các công ty du lịch.

Các hiệp hội, tổ chức trong ngành du lịch cần phát huy vai trò tích cực trong việc cung cấp các thông tin chuyên ngành cho các doanh nghiệp thành viên trong nghiên cứu thị trường.

2.3. Giải pháp marketing - mix

2.3.1. C h i ế n lược sản phọm dịch vụ du lịch

Hiện nay sản phọm dịch vụ du lịch của chúng ta còn kém về chất lượng và chưa đa dạng về chủng loại. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần:

Thứ nhất, đa dạng hóa các sản phọm dịch vụ đu lịch. Ngoài các dịch vụ du lịch cơ bản thì các dịch vụ bổ trợ của Việt Nam vẫn còn thiếu, đan giản nên chưa thu hút nhiều du khách. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần tăng thêm nhiều dịch vụ bổ trợ, đặc biệt là các dịch vụ ăn uống dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khoe, massage, thu đổi ngoại tệ, giữ trỏ, khám bệnh, thông tin bưu điện, giặt ủi, cắt uốn tóc, bán hàng lưu niệm... Đây chính là những khu vực du khách chi tiêu rất nhiều tại các nước

du lịch phát triển. Chúng ta cần tập trung khai thác vào các loại hình du lịch

như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch kết hợp các sự kiện vãn hoa,

đặc biệt là du lịch MICE. Du lịch kết hợp chữa bệnh là loại hình du lịch rất thành công tại Singapore thM gian gần đây, Việt Nam cần khai thác, đẩu tư phát triển sản phẩm này. Việt Nam nên xây dựng những khu du lịch, khu nghỉ

dưỡng có cả bệnh viện với đời ngũ bác sỹ giỏi để thu hút du khách cho đoạn thị trường trung niên và người cao tuổi. Việt Nam cũng nên khai thác nhiều loại hình du lịch biển như island hopping (thú chơi biển từ đảo này sang đảo khác), lặn biển, câu cá, tìm hiểu đời sống dưới biển, trên cạn, các hoạt đờng thể thao

gắn liền vói biển. Những loại hình này rất thú vị với du khách nước ngoài.

Thứ hai, tăng cường cung cấp các dịch vụ du lịch trọn gói. Các doanh nghiệp cần chuyên m ô n hoa, tức là tập trung thoa mãn vào mờt hoặc mờt số "khúc" trong chuỗi nhu cẩu của du khách. Việc cung cấp các dịch vụ trọn gói có chất lượng cao, thoa mãn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phải liên kết, hợp tác với nhau. Liên kết

dịch vụ không chỉ bổ sung cho chuyên môn hoa dịch vụ m à còn tăng giá trị và chất lượng của dịch vụ được cung cấp.

Thứ ba, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Hiện nay, chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn chưa được các du khách đánh giá cao. Các công ty du lịch cần biết lắng nghe, tiếp thu nhũng ý kiến của khách hàng, giải quyết kịp thời những thắc mắc, rút ra kinh nghiệm và bài học từ những thiếu sót của mình

từ đó đưa ra các biện pháp khấc phục, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

2.3.2. Định giá dịch vụ du lịch

Định giá là mờt trong những công cụ cạnh tranh trong kinh doanh quốc

tế. Định giá dịch vụ phức tạp và khó khăn hơn nhiều so vói định giá hàng hoa, bởi địch vụ có tính võ hình và tính không đồng nhất. Như đã nêu ở chương li,

việc định giá dịch vụ tại các cõng ly du lịch hiện nay còn tuy tiện, thiếu đổng bờ. Kít quả là giá dịch vụ du lịch ở nước ta kém cạnh tranh hơn các nước. Để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp cần thay đổi việc định giá:

Định giá phải linh hoạt. Các công ty du lịch cẩn nghiên cứu các đoạn và phân đoạn thị trường đối với từng loại sản phẩm dịch vụ du lịch để từ đó đưa ra mức giá phù hợp với khả năng chi trả và nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Chẳng hạn, vói khách du lịch trẻ tuọi đi du lịch tự do khả năng chi trả thấp hơn so với khách du lịch lớn tuọi nhưng nhu cầu của họ đối vói các dịch vụ ăn ở lại khá đơn giản. Với những khách hàng này nên định mức giá thấp.

Tăng cường đọi mới công nghệ, tối ưu hoa quản lý và quy trình phục vụ để giảm thiểu chi phí và giá thành dịch vụ. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, sự lựa chọn duy nhất của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch của Việt Nam là phải năng động, tích cực tối ưu hoa quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá trước các công ty du lịch nước ngoài.

Ngoài ra chính sách giá của các công ty du lịch cần được sự hỗ trợ cùa các ngành liên quan. Chẳng hạn như ngành hàng không, ngân hàng... Việc hỗ trợ này sẽ giúp các công ty đưa ra mức giá tối ưu, thu hút được nhiều du khách.

2.3.3. Giải pháp cho chính sách phàn phôi

Hình thức phân phối sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là nhận khách gửi của các hãng l ữ hành quốc tế. Đế có thể bán

trực tiếp sản phẩm tới du khách nước ngoài, chúng ta cần thực hiện những giải

pháp sau:

Các công ty du lịch cẩn áp dụng triệt để thương mại điện tử trong các hoạt động bán hàng của mình. Các công ty cần có những website riêng cung cấp thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và xây dựng kênh bán hàng trực

tuyến. Các doanh nghiệp cần có những bộ phận chuyên biệt quan tâm đến vấn

đề đặt tua hay đặt phòng khách sạn để du khách có thể trực tiếp lên mạng xem tua nào, khách sạn nào vào thời điểm phù hợp nhất với họ. Từ đó, khách hàng

Một phần của tài liệu Marketing dịch vụ du lịch của Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 81)