Phân phối dịch vụ dulịch

Một phần của tài liệu Marketing dịch vụ du lịch của Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 55)

1. Mòi trư ờng Marketi ng dịch vụ dulịch

3.3. Phân phối dịch vụ dulịch

Các sản phửm dịch vụ du lịch Việt Nam đến với du khách thông qua

nhiều kênh phân phối khác nhau.

Các khách du lịch thương nhân hoặc khách du lịch tự do thường có kênh lựa chọn sản phửm thông qua việc mua bán trực tiếp với các công tỵ du lịch tại Việt Nam. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch Việt Nam đã tiếp cận trực tiếp vói khách hàng tiềm năng thông qua giao dịch điện tử trên Internet. Hầu hết các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch Việt Nam hiện nay đều xây dựng website riêng để tạo ra một kênh phân phối trực tuyến.

Tuy nhiên, do đặc tính của sản phửm dịch vụ du lịch là vô hình và thời vụ nên việc phân phối các sản phửm vẫn chủ yếu qua kênh phân phối truyền

thống, đó là các doanh nghiệp l ữ hành gửi khách tại các thị trường gửi khách. 47

Các hãng l ữ hành tại điểm đến như Việt Nam không thể trực tiếp bán sản phẩm của mình tói khách du lịch tại thị trường mục tiêu m à hầu hết đều phải đưa sản phẩm qua kênh phân phối của các hãng l ữ hành gửi khách tại các thị trường này. Các hãng l ữ hành gửi khách tại thị trường nguồn có thể là các hãng bán buôn, các hãng l ữ hành chuyên sâu về từng thị trường nhưng hầu hết

đều có mợt mạng lưới các đại lý bán lẻ để bán trực tiếp các sản phẩm dịch vụ du lịch tới du khách. Các sản phẩm được bán ra này phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại, bảo vệ quyền lợi tối đa của đu khách.

Hiện nay trên thế giới nhiều chuỗi khách sạn quốc tế như Accor, Hillton, Sheraton... đều có kênh phân phối riêng trên toàn cầu, phục vụ mọi du khách đặt chỗ tại tất cả các khách sạn trong hệ thống. Đổng thời nhiều hãng hàng

không cũng phối hợp với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch tạo các sản phẩm

kết hợp như vé máy bay kèm dịch vụ lưu trú và được phân phối qua kênh bán hàng cùa các hãng hàng không và qua hệ thống đặt giữ chỗ toàn cầu như Galieo, Amadeus...

3.4. Xúc tiến dịch vụ du lịch

Công tác xúc tiến dịch vụ du lịch đã được ngành quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây, có thể thấy du lịch Việt Nam đã tham gia nhiều hợi chợ, triển lãm ở nước ngoài như Tóp Resa tại Pháp vào tháng 9 hàng năm, 1TB tại Đức vào tháng 3 hàng năm, các hợi chợ du lịch ở Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Anh, triển khai các roadshow giới thiệu Việt Nam tại Đức, Pháp, Anh, Nhật, Australia, Bắc Âu... Các sự kiện đã được tổ chức bao gồm: Lẽ hợi Hoa Anh Đào, Lễ hợi Văn hoa, Thương mại- du lịch tại Nhật Bản, Chương trình Việt Nam Festival tại Bỉ, Tuần lễ Du lịch Việt Nam tại Pháp, Tuần lễ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc... Cục Xúc tiến du lịch cũng đã được thành lập để chuyên trách nghiên cứu thị trường, vạch ra chiến lược và thực hiện công tác quảng bá. Ngành du lịch cũng đang xúc tiến đề án lập văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài, m à trước hết là ở nhũng thị trường trọng điểm như Pháp, Nhật. Đặc biệt những chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh truyền hình lớn trên thế giới như CNN, Discovery... cũng được tính đến.

Bên cạnh đó Tổng cục du lịch còn tổ chức các sự kiện trong nước theo chủ đề như: N ă m du lịch Hạ Long 2003, N ă m du lịch Điện Biên 2004, N ă m du lịch Nghệ A n 2005, các chương trình Con đường di sản miền Trung, Theo Dấu chân Bác, Hành trình về cội nguồn, Đường H ồ Chí Minh huyền thoại, Festival Huế, Lễ hội Đ ê m rằm phữ cổ Hội An- Hành trình di sản (2001, 2003, 2005), Liên hoan du lịch H à Nội (2001, 2003, 2005), Liên hoan du lịch Đấ t Phương Nam- thành phữ H ồ Chí Minh, Liên hoan du lịch Đổng bằng sông Cửu Long, Lễ hội hoa Đà Lạt... Ngoài ra còn các chương trình xúc tiến quảng bá nhân các sự kiện quữc tế lớn như SEAGAMES 22, ASEAN Summit, ASEM Summit, APEC 2006... Ngoài việc tổ chức các sự kiện xúc tiến dịch vụ du lịch, ngành du lịch cũng phát triển mạnh các hoạt động "quảng bá truyền miệng", đây là những hoạt động có chi phí đầu tư thấp nhưng lại cho hiệu quả cao.

Không chỉ giới hạn trong các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương, nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến một cách chuyên nghiệp và bài bản với nguồn kinh phí đã tâng lên. Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng những website riêng bén cạnh những website của ngành, với mục đích khuyếch trương hình ảnh của doanh nghiệp, giúp du khách trong và ngoài nước thuận tiện trong việc tra cứu tìm hiểu thông tin. Các địch vụ du lịch cung cấp cho du khách cũng từng bước được các doanh nghiệp xây dựng với chất lượng cao và đa dạng hơn. Nhiều doanh nghiệp đã mờ các văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm của mình như Trung Quữc, Nhật, Pháp... Tính đến năm 2005 đã có 13 doanh nghiệp l ữ hành quữc tế của ngành Du lịch đặt 23 văn phòng đại diện ở 12 nước trên thế giới3 2

.

Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến dịch vụ du lịch còn đơn giản, chưa đổng bộ, chưa đủ thu hút sự quan tâm của sữ đông du khách. Theo Phó thủ tướng

Vũ Khoan đánh giá công tác xúc tiến du lịch Việt Nam hiện nay "ba thiếu:

32

Tổng cục du lịch (30/11/2005). Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của ngành du lịch Việt Nam

thiếu t r i thức, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu văn hoa ứng xử của người làm du lịch"3 3. Cơ chế chính sách cho hoạt động xúc tiến du lịch chưa phù hợp,

chưa có văn bản hướng dẫn dưới luật về xúc tiến du lịch. Hoạt động xúc tiến

dịch vụ du lịch của doanh nghiệp được thực hiện theo cơ chế quy định của Luật Doanh nghiệp, nhưng chỉ trong phạm v i hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. K h i doanh nghiệp tham gia vói Nhà nước trong hoạt động xúc tiến du

lịch thì chưa có cơ chế phỷi hợp.

Kinh phí dành cho xúc tiến quảng bá quá nhỏ bé lại sử dụng phân tán: từ

năm 2000 đến 2005 chỉ có 100 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 là 121 tỷ đồng.

Nếu so sánh vói ngân sách cho các chương trình xúc tiến của các nước lân cận

như Malaysia (trên 100 triệu UDS/năm), Thái Lan (50- 70 triệu ƯSD/năm), Singapore (70 triệu USD/năm)3 4 thì ngân sách của Việt Nam quả là hạn chế. Bên cạnh đó còn thiếu sự cộng hưởng giữa nguồn ngân sách và nguồn lực của doanh nghiệp, cộng đồng. Chính vì những lý do đó, công tác xúc tiến dịch vụ

Một phần của tài liệu Marketing dịch vụ du lịch của Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)