IV. MỘT SỐ VÍ DỤ THÀNH CÔNG VÀ KINH NGHIỆM CỦA DOANH
7. Xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh và thúc đẩy
hoạt động nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền thương mại đang thực sự mở ra tiềm năng phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ để giữ thị phần nội địa trước sự xâm nhập ố ạt của các đại gia nước ngoài khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO m à còn giúp các doanh nghiệp trong nước vươn mình ra thị trường quốc tế. Trước cơ hội và cũng là sức ép đó, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền là một yêu cầu cấp bách hiện nay. N ó vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhượng quyền trong và ngoài nước hoạt động trôi chảy vừa giúp cho doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết sâu sắc hơn về nhượng quyền thương mại để tăng khả năng thành công với m ô hình này.
Quy địnhvề hoạt động nhượng quyền thương mại đã được chính thức đưa vào Luật thương mại Việt Nam sửa đối năm 2005, nhưng theo đánh giá cùa các nhà làm luật và các chuyên gia kinh tế thì quỵ định đó còn sơ sài, chưa bao quát hết được những khía cạnh cần điều chỉnh của lĩnh vực nhượng quyền. N h ư hợp đống nhượng quyền thương mại, trong luật mới chỉ quy định là "phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương" chứ chưa quy định cụ thể những khoản mục thiết yếu cần phải có trong hợp đồng là gì, hay cách thức giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền như t h ế nào và do cơ quan nào đảm nhiệm chính thức...
Luật của các nước phát triển còn có những quy định rất chặt chẽvề trình tự tiến hành hoạt động nhượng quyền như: doanh nghiệp nhượng quyền phải cung cấp đầy đủ hồ sơ UFOC (chứa đựng các thông tinvề doanh nghiệp và hệ thống cũng như quy định nhượng quyền) cho đối tác nhận quyền trong lần
Đăm Thi Thanh Huyền - Nhát 2K41 - KTNT
gặp gỡ chính thức đầu tiên,...và nhiều thủ tục ràng buộc khác, nhưng luật Việt Nam trong lần ban hành đầu tiên này, chưa quy định được bao quát và chặt chẽ như vậy. Do đó cũng chưa thiết lập được hệ thống hỗ trợ để giám sát và trợ giúp các doanh nghiệp trong việc thi hành luật nhượng quyền thương
mại tại Việt Nam.
Chính vì vậy, yêu cầu hiện nay là cần thiết phải bắ sung và hoàn chỉnh luật về nhượng quyền thương mại để tạo hành lang pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động kinh doanh íranchising phát triển thuận lợi hơn.