Trước hết doanh nghiệp phải xây dựng được một thương hiệu mạnh,

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động nhượng quyền thương mại đối với việc thâm nhập thị trường quốc tế (Trang 74 - 75)

IV. MỘT SỐ VÍ DỤ THÀNH CÔNG VÀ KINH NGHIỆM CỦA DOANH

1. Trước hết doanh nghiệp phải xây dựng được một thương hiệu mạnh,

thành công ở chính thị trường nội địa

Trên thực tế, người chủ một thương hiệu khi muốn nhượng quyền thương hiệu của mình cho người nhận quyền thì thương hiệu đó phải là thương hiệu mạnh, phải có hệ thống điều hành ổn định, có chiến lược kinh doanh tốt và quan trọng nhất, thương hiệu đó đã thành công trên thị trường. Người nhượng

quyền, không chể nhượng quyền sử dụng thương hiệu, m à phải nhượng cả bí

quyết k i n h doanh, cách điều hành quản trị thương hiệu cho đối tác nhận quyển. Còn người nhận quyền thường lựa chọn và kỳ vọng sự thành công của mình với một thương hiệu đã nổi tiếng.

Tuy nhiên, nhận thức về giá trị thương hiệu của số đông doanh nghiệp Việt Nam chưa cao cũng như lối làm ăn chưa chuyên nghiệp nên có thể phát sinh những tiêu cực. D ù qua thương vụ nhượng quyền kinh doanh, bẽn

nhượng quyền và bên nhận quyền đều có lợi, rủi ro được giảm thiểu, nhưng làm t h ế nào để bên nhượng quyển kiểm soát được hết các hoạt động của bên nhận quyền sao cho đúng như cam kết, nhằm bảo vệ thương hiệu là một bài toán khó.

M ộ t chuyên viên tư vấn về nhượng quyền thương mại và sở hữu trí tuệ cho rằng nếu chọn phương thức kinh doanh nhượng quyển thương mại, doanh nghiệp phải "bươn chải" rất nhiều, vì sẽ nảy sinh nhiều rắc rối, nhất là về các ràng buộc pháp lý liên quan đến bảo vệ thương hiệu và phân chia lợi nhuận. Cho nên, trước khi tính đến chuyện vươn ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng thị trường nội địa trước để tạo nền tảng, đồng thời củng cố tiềm lực, khi đã thừa sức thì mới nên vươn ra "biển" lớn.

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động nhượng quyền thương mại đối với việc thâm nhập thị trường quốc tế (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)