Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng mô hình này.

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động nhượng quyền thương mại đối với việc thâm nhập thị trường quốc tế (Trang 43 - 46)

- Nhiều doanh nghiệp chưa có khả năng hoặc chưa hoạch định được cho mình chiến lược xây dựng một thương hiệu mạnh, có chỗ đứng trong lòng

người tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Doanh nghiệp Việt Nam còn rảt yếu về năng lực quản lý m à đây lại là một yêu cầu vô cùng quan trọng, không thể thiếu k h i xây dựng hệ thống

nhượng quyền. Đặc biệt khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu nhanh chóng khách trương thương hiệu, phát triển hệ thống nhượng quyền rộng khắp thì càng đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân lực quản lý mạnh, chuyên nghiệp và xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn quản lý chặt chẽ đối với

thương hiệu của mình.

- Hoạch định chiến lược marketing dài hạn và hiệu quả cũng là một đòi hỏi không thể thiếu cho hệ thống nhượng quyền, nhưng doanh nghiệp Việt

Đăm Thi Thanh Huyền - Nhát 2K41 - KTNT

Nam chưa làm được điều này. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã có một thời gian hoạt động khá lâu nhưng vẫn chưa từng nghĩ đến việc xây dựng những chiến lược marketing ngắn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Franchising mới du nhập vào Việt Nam nên phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chưa có hiểu biết sâu sắc về phương thịc này, chưa đủ khả năng xây dựng được một m ô hình nhượng quyền chuyên nghiệp để thành công.

- Sự hiểu biết, tuân thủ cũng như vận dụng quy định pháp luật vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu, trong k h i đó thâm nhập thị trường nước ngoài bằng con đường íranchising cũng giống như bất cị con đường nào khác, đều đòi hỏi một sự hiểu biết sâu và tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật thường rất chặt chẽ của nước sở tại.

- Thiếu đội ngũ nhân lực có chuyên m ô n về nhượng quyền thương mại do đó đòi hỏi sự đầu tư đáng kể của các doanh nghiệp cho vấn đề nhân lực nếu

muốn áp dụng phương thịc kinh doanh này.

3. Cơ hội đôi với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

* Xét trên bình diên quốc gia

- Việt Nam có môi trường đầu tư an toàn, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, những chính sách về luật pháp cũng đang dần được cải thiện, đời sống xã hội ngày một nâng cao kéo theo thị trường bán lẻ và các ngành dịch vụ phát triển sôi động. Điều này dẫn đến hai hệ quả tích cực.

> Thứ nhất, đây là thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam để thực hành nhượng quyền và phát triển thương hiệu ở ngay thị trường nội địa, nâng cao năng lực, sịc cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ cùa doanh nghiệp và

> Thứ hai, thị trường Việt Nam trở thành điểm ngắm của các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng trên t h ế giới vốn dĩ trước đây còn khá e ngại đặt chân vào Việt Nam. Việc mua các thương hiệu nước ngoài cũng có

thể coi là một cơ hội thâm nhập thị trường thế giới. Trước hết vì nó đem lại nguồn lợi kinh tế cho Việt Nam và biến Việt Nam thành một môi trường giao lưu kinh tế quốc tế với sỗ có mặt của các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam có thể thòng qua các hệ thống nhượng quyền đó để xuất khẩu tại chỗ những mặt hàng và dịch vụ của mình. Thêm nữa, việc thâm nhập của các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng vào Việt Nam giúp các doanh nghiệp trong nước học hỏi được kinh nghiệm phát triển m ô hình kinh doanh, phong cách quản lý chuyên nghiệp, cách thức hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn,....để thành công với nhượng quyền thương mại.

- Trước làn sóng íranchising lan mạnh tại các quốc gia châu Á và cũng

đang biến thành cơn lốc trên thị trường Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách kinh tế của quốc gia và một bộ phận lớn doanh nghiệp chưa từng biết đến nhượng quyền thương mại đều không thể làm ngơ. Sức ép đó khiến cho thị trường nhượng quyền Việt Nam đang ngày một nóng lên. Chắc chấn trong thời gian tới đây, giới doanh nghiệp Việt Nam có quyền hi vọng vào những chiến lược vĩ m ô hiệu quả sẽ được hoạch định để thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp, song song với đó là những chính sách thúc đẩy và các hiệp hội hỗ trợ íranchising như Hiệp hội nhượng quyền thương mại, các hội trợ triển lãm về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.. .Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đang chuẩn bị gấp rút để vào cuộc.

* ỵẻt trên bình diên guốc tế

- Việt Nam sau quá trình dài đàm phán, đã chính thức được kết nạp làm thành viên của tổ chức thương mại t h ế giới WTO. Đây là một thuận lợi rất lớn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được đối xử bình đẳng khi tham

Đăm Thi Thanh Huyền - Nhát 2K41 - KTNT

gia vào thị trường quốc tế cũng như tranh thủ được những hiệp đinh tự do hoa thương mại m à các thành viên của WTO dành cho nhau để vươn vai ra các thị trường nước ngoài hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển.

- Môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng gay gắt là cơ hội thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam không ngửng phát triển nội lực, tìm k i ế m các phương thức kinh doanh hiệu quả và tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, cho doanh nghiệp.

- Nhiều quốc gia đang mở rộng cánh cửa thu hút nhượng quyền thương mại tử các thương hiệu nước ngoài như Trung Quốc, Ân Độ, các nước Đông Nam Á... là những thị trường tiềm năng m à doanh nghiệp Việt Nam có thể hướng tới trong tương lai gần:

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động nhượng quyền thương mại đối với việc thâm nhập thị trường quốc tế (Trang 43 - 46)