Hoàn thiện công tác thông tin, tuyên truyền cho người nộp thuế

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 104)

Quản lý thuế vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Chi cục thuế, cán bộ thuế phải hết sức coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền nhằm:

- Đưa Luật, chếđộ, chính sách đến dân, làm cho NNT thông hiểu cặn kẽ quyền lợi, nghĩa vụ của mình.

- Người nộp thuế cần phải biết rõ điều cần làm, được làm, điều cấm kỵ không được phép…

- Đảm bảo để NNT được tư vấn, hỗ trợ, mỗi NNT là một tuyên truyền viên lan toả ra xã hội, tạo sựđồng thuận của xã hội.

- Phải có biện pháp phổ biến pháp luật, tập huấn, đào tạo để các NNT thông hiểu, làm theo pháp luật.

- Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế tại Chi cục thuế. Giải đáp thắc mắc của các đối tượng nộp thuế có thể là ở tại đội tuyên truyền hỗ trợ và trực tiếp tại các trung tâm giao dịch một cửa, hoặc qua điện thoại, fax, mạng máy tính…

- Cần đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế, chính sách thuế khi có thay đổi. Đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ vừa có kỹ năng sư phạm để nâng cao chất lượng công tác tập huấn cho hộ KD cá thể.

- Cung cấp dịch vụ thuế gồm nhiều nội dung như:

+ Hướng dẫn, giải thích nội dung các Luật thuế, giúp các NNT cập nhật nhanh những thay đổi bổ sung trong Luật để thực hiện cho đúng.

+ Hướng dẫn về cách tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế.

+ Giải đáp những thắc mắc của NNT xung quanh việc thực hiện Luật thuế như: cách sử dụng hóa đơn chứng từ, cách ghi chép số sách kế toán liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ về thuế phát sinh...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

+ Cung cấp những thông tin liên quan như: những hộ KD cá thể không có thật, những hộ KD cá thể ngừng KD,…

+ Cung cấp một số dịch vụ tư vấn khác về thuế và liên quan đến thuế. Chúng ta có thể thấy rằng, nếu quy định của Luật thuế quá phức tạp hoặc thay đổi thường xuyên thì khối lượng công việc của cơ quan Thuế sẽ rất lớn, điều này sẽ chiếm một khối lượng lớn về thời gian và nhân lực của cơ quan Thuế. Vì vậy, để giảm bớt gánh nặng này cần có sự phối hợp giữa Nhà nước và tư nhân, nên khuyến khích loại hình KD mới là làm dịch vụ tư vấn pháp luật về thuế và các vấn đề có liên quan được phép thực hiện. Khi đó cơ quan Thuế có điều kiện để tập trung vào việc biên soạn các tài liệu giải thích, hướng dẫn về nghĩa vụ nộp thuế một cách chi tiết và cụ thể, đồng thời tổng kết những vướng mắc của đối tượng nộp thuế, định hướng các nội dung cần hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế.

Về lĩnh vực tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế cần đào tạo, tập huấn theo quy trình, Tổng cục Thuế còn tổ chức đào tạo kỹ năng viết tin, bài phục vụ cho công tác tuyên truyền; kỹ năng giao tiếp, ứng xử với NNT tới các cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ của Cục Thuế và Chi cục Thuế. Nhờđó, chất lượng tuyên truyền và hỗ trợđược nâng lên một bước. ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người dân nói chung và NNT nói riêng ngày càng được nâng cao.

- Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ cho các NNT như trả lời điện thoại, qua thưđiện tử, tiếp xúc trực tiếp, trả lời bằng văn bản.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối thoại để kịp thời lắng nghe, nắm bắt các ý kiến phản ánh, các vướng mắc của NNT để có biện pháp tháo gỡ, xử lý ngay. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, cá nhân phát triển SXKD và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT; kịp thời biểu dương và nhân rộng điển hình những tập thể và cá nhân trong và ngoài ngành thuế làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợđối tượng nộp thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96

PHẦN V. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Quản lý thuế giá trị gia tăng là một tất yếu khách quan, nó ảnh hưởng lớn nguồn thu của NSNN và sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương. Thuế giá trị gia tăng được coi là phương pháp thu tiến bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn của chính sách thuế, như tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung lập…Tuy nhiên, trong thời gian đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc và Nhà nước ta đã và đang từng bước tháo gỡ những khó khăn đó trong quá trình thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng. Trong phạm vi nghiên cứu tác giả luận văn không tham vọng trình bầy hết được các nội dụng trong công tác quản lý mà chỉ tập trung phân tích, luận giải một số vấn đề và đưa ra những quan điểm cơ bản những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác “Quản lý nhà nước thuế GTGT trên địa bàn quận Cầu Giấy” hiện nay.

Bám sát mục tiêu nghiên cứu. Đề tài đã làm rõ những nội dung cơ bản sau 1/ Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế GTGT, phân tích đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT ở quận Cầu Giấy khi thực hiện Luật thuế GTGT

2/ Phân tích, đánh giá quá trình áp dụng thuế GTGT ở quận Cầu Giấy giai đoạn 2009-2013 sau khi thực hiện Luật thuế GTGT; làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém, đồng thời nêu rõ những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.

3/ Trên cơ sở đó với những thách thức và thời cơ cần tiếp tục tăng cường thực hiện Luật thuế GTGT. Luận văn đề xuất một số biện pháp và các kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý thuế GTGT trong giai đoạn tới.

4/ Việc áp dụng đồng bộ và triệt để các biện pháp và kiến nghị của Luận văn chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của sắc thuế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97

quan trọng này, hạn chế sự không tuân thủ trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong quản lý thuế.

5/ Thuế GTGT là sắc thuế có phạm vi điều chỉnh rộng, phức tạp. Do vậy việc áp dụng, thực hiện và quản lý thuế GTGT luôn là chủđề phức tạp và cần có sự quan tâm của các cấp các ngành trong xã hội. Theo xu thế phát triển của thời đại, việc quản lý thuế GTGT ngày càng phải được nâng cao và hiện đại hóa, song bên cạnh đó đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong các biện pháp quản lý của cơ quan thuế

6/ Việc thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kinh mong các Thầy, Cô giáo góp ý giúp đỡ và tôi rất hy vọng với các quan điểm, định hướng, biện pháp về Quản lý thuế GTGT trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong luận văn nếu được thực hiện sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc thực hiện thắng lợi chính sách thuế của Nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng như trên cả nước.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Kiến ngh vi các nhà làm chính sách

- Về cơ chế chính sách thuế: Hoàn thiện lại các chính sách thuế đã qua nhiều lần sửa đổi một cách đầy đủ, đồng bộ, khi ban hành chính sách phải sớm cách xa thời hiệu thi hành tránh gây khó khăn cho không chỉ người nộp thuế mà cả cơ quan thuế khi thực thi.

- Về quy trình nghiệp vụ: Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy trình quản lý thuế đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế.

5.2.2. Kiến ngh UBND Qun Cu Giy

- Chỉđạo các ban ngành tại địa phương phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế tại địa bàn, nhằm phát hiện, đưa vào quản lý kịp thời các nguồn thu mới phát sinh tại địa bàn như thuê nhà, thuê địa điểm, xây dựng tư nhân và đặc biệt đấu tranh hiện tượng buôn hóa đơn sử dụng bất hợp pháp. Đồng thời, quận cần tạo môi trường tốt để thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98

hiện luật thuế GTGT. Mối quan hệ hợp tác, cộng tác của các cơ quan thuế với các ngành hữu quan gắn bó tin tưởng, tạo điều kiện cho nhau vì nhiệm vụ chung sẽ quyết định các biện pháp tương ứng.

- Chỉ đạo các ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương hàng tháng phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với cơ quan thuế để phân tích, đánh giá tình hình SXKD, thị trường và tiến độ thu ngân sách trên từng địa bàn, đồng thời đề ra các giải pháp, chỉ đạo các đơn vị của thành phố có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ NNT (lãnh đạo UBND quận, lãnh đạo các phòng ban phải làm việc trực tiếp với DN để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ vốn, mặt bằng sản xuất cho DN…

- Chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các phường tăng cường phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế, coi công tác quản lý thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại địa phương, đặc biệt quan tâm đến công tác UNT thuế, từ việc lựa chọn cán bộ, kiểm tra, giám sát, đôn đốc UNT thực hiện nhiệm vụ thu thuế tại địa bàn.

- Chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền tăng cường các biện pháp để hạn chế tình trạng sản xuất hàng giả, hàng rởm, đánh lộn thương hiệu bản quyền, mua bán không sử dụng hoá đơn hoặc mua bán hoá đơn kiếm lời, tình trạng chuyển giá, mua bán bằng tiền mặt quá nhiều…Những mặt trái này gây ra khó khăn cho quản lý thuế.

- Cấp uỷ, chính quyền cần quan tâm để ngày càng thực hiện việc hiện đại hoá các công cụ, phương tiện hành nghề, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ như: phương tiện thông tin, cung cấp dữ liệu, dự báo, số liệu kiểm tra, cập nhật tiến độ, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng…để giúp cho cơ quan thuế có căn cứ xác định mức độ GTGT từđó có biện pháp tương thích.

- Thường xuyên nghe báo cáo của Chi cục về tiến độ thực hiện kế hoạch thu thuế, những thuận lợi, vướng mắc, giải quyết kịp thời những đề xuất, kiến nghị của Chi cục thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99

quận với thành phố, giữa quận với Cục thuế, hỗ trợ giúp Chi cục thuế hoàn thành nhiệm vụ.

- Chăm lo cùng với Cục thuế thành phố củng cố tổ chức của Chi cục, quan tâm đến cơ sở vật chất, môi trường làm việc của Chi cục thuế.

- Xem xét, xử lý hành chính, xử lý pháp luật trước những sai phạm của NNT và cả cơ quan thuế.

- Tích cực đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế xã hội của quận trong khuôn khổ thể chế cho phép.

- Giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý thuế giữa quận với các đơn vị trong ngành thuế.

- Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cơ sở SXKD dịch vụ và giải quyết triệt để những yêu cầu chính đáng.

- Duy trì phong trào thi đua trong quận, tôn vinh đề cao những điển hình tốt.

5.2.3. Kiến ngh Cc thuế thành ph Hà Ni

- Còn một số ứng dụng phức tạp, thường xuyên xảy ra lỗi liên tục hệ thống kê khai qua mạng (ihtkk) và thường xuyên bị nghẽn mạng gây khó khăn cho người nộp thuế khi nộp hồ sơ khai thuế và cán bộ thuế trong quản lý thuế GTGT cần phải khắc phục hoàn thiện hơn nữa để phục vụ công tác thuế được tốt hơn.

- Khi thi hành Luật thuế GTGT và các văn bản pháp quy có liên quan còn gặp nhiều khó khăn do hiểu chưa đúng hoặc chưa rõ ràng. Vì vậy, khi hướng dẫn các Chi cục và đơn vị cấp dưới, đề nghị Cục cần phải bám sát tinh thần, lời văn của luật và giải thích cụ thể, rõ ràng thì mới có căn cứđể các chi cục thực hiện.

- Trong quá trình duyệt, thẩm định kế hoạch thu thuế hàng năm, chế độ điều tiết thụ hưởng ngân sách các cấp cần sát với tình hình kinh tế của các quận để có khả năng hoàn thành kế hoạch vì, thực ra nhiệm vụ thu hay mức độ điều tiết chỉ gây ra những áp lực thực hiện. Tuy nhiên, nếu nhiệm vụ quá nặng dễ xuất hiện những biện pháp cứng, mức thụ hưởng kích thích mức hăng say, sự quan tâm nhiều ít khi tổ chức thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100

- Cục thuế cần giành quỹ thời gian thích đáng, lập lịch thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành. Có thể tiến hành: Thanh tra, kiểm tra toàn diện; thanh tra, kiểm tra chuyên đề; thanh tra, kiểm tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; thanh tra, kiểm tra chéo giữa các Chi cục trong ngành.

- Cục thuế cần phải trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật như: trụ sở làm việc, máy tính, đặc biệt là công nghệ thông tin, và tạo ra những điều kiện tốt phục vụ cho công tác quản lý. Một hệ thống chính sách thuế tiên tiến không thể vận hành tốt nếu không có những điều kiện hiện đại về cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống hành thu phù hợp. Trong tương lai, một hệ thống mạng máy tính toàn quốc có khả năng xử lý thông tin về thuế chính xác, kịp thời, đối chiếu kiểm tra thực hiện, trao đổi và chia sẻ thông tin với các nước trên thế giới và khu vực một cách hữu hiệu rất được cần đến như một phương tiện quản lý quan trọng thực thi chính sách thuế trong điều kiện cải cách và hội nhập kinh tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Ban chấp hành TW Đảng (2011). Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc khoá XI , Hà Nội.

2.Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào (2002). Giáo trình thuế, NXB Thống Kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Hà Nội.

3.Bộ tài chính (2011). Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính Phủ, Hà Nội.

4.Chi cục thuế quận Cầu Giấy (2014). Báo cáo thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác Thuế quận Cầu Giấy, năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, tài liệu không xuất bản.

5.Chi cục thuế quận Thanh Xuân (2014). báo cáo thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác Thuế quận Thanh Xuân, năm 2013, tài liệu không xuất bản. 6.Chi cục Thuế thành phố Bắc Ninh (2013). báo cáo thực hiện nhiệm vụ quản

lý công tác Thuế thành phố Bắc Ninh, năm 2012 – 2013; tài liệu không xuất bản.

7.Cục thống kê thành phố Hà Nôi (2013). Niên giám Thống kê thành phố Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê (chi tiết quận Thanh Xuân, quận Cầu

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)