Công tác khấu trừ thuế, hoàn thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 64 - 70)

Đây là việc thường xuyên của cơ quan thuế. Người nộp thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ phần thuế Giá trị gia tăng đã nộp trước đó. Hàng tháng, sau khi nhận được hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế đã kiểm tra bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào để phát hiện việc kê khai thuế đầu vào có sai sót như: kê trùng hóa đơn, kê khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp ở khâu nhập khẩu mà chưa nộp (dùng thông báo nộp thuế để kê khai khấu trừ). Kiểm tra việc doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (hóa đơn không mua hàng hóa của các doanh nghiệp thành lập ra để mua – bán hóa đơn khống) để giảm số thuế Giá trị gia tăng phải nộp; sử dụng hoá đơn chứng từ kê khai khấu trừ thuế không đúng qui định, bị loại trừ thuế Giá trị gia tăng hàng hoá mua vào không phục vụ kinh doanh, hoặc vừa phục vụ kinh doanh hàng hoá chịu thuế và không chịu thuế không phân bổ theo qui định, vi phạm chế độ kế toán, không thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo qui định dẫn đến cơ quan thuế phải thực hiện ấn định thuế.

Hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuế giá trị gia tăng mà người nộp thuế đã nộp cho NSNN trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể hơn hoàn thuế giá trị gia tăng là việc NSNN trả lại cho cơ sở KD, hoặc tổ chức cá nhân mua hàng hóa dịch vụ số tiền thuếđầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở KD chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức cá nhân đố không thuộc diện chịu thuế.

Trong trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu ra nhỏ hơn thuế giá trị gia tăng đầu vào thì người nộp thuế giá trị gia tăng được cơ quan thuế hoàn trả nhằm đảm bảo cho Doanh nghiệp đủ vốn hoạt động. Đối tượng nộp có thể dùng số này nộp cho lần sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Bảng 4.12 Tình hình hoàn thuế GTGT năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng TT Diễn giải 2011 2012 2013 Số hồ Số tiền thuế hoàn Số hồ Số tiền thuế hoàn Số hồ Số tiền thuế hoàn I Tổng cộng 138 200.177 100 143.294 84 209.085 1 CSKD trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết

41 62.710 32 32.562 35 127.491 2 CSKD đang trong

giai đoạn đầu tư chưa

có thuế GTGT đầu ra 22 89.370 16 63.442 13 50.288 3 CSKD có hàng hóa

dịch vụ xuất khẩu 63 47.367 44 46.680 34 30.996 4 Hoàn thuế đối với dự

án ODA (viện trợ phát triển chính thức)

12 730 8 610 2 310

5 Các trường hợp khác - - - - - -

(Nguồn: Báo cáo Chi cục Thuế quận Cầu Giấy)

Giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo đúng quy định, của Luật thuế và đảm bảo đúng quy trình và thời gian quy định. Năm 2011 giải quyết 138 hồ sơ xin hoàn thuế, số tiền được hoàn là 200.177 triệu đồng. Năm 2012, giải quyết 100 hồ sơ, hoàn thuế 143.294 triệu đồng. Năm 2013 giải quyết 84 hồ sơ, số thuế được hoàn 209.085 triệu đồng. Hồ sơ hoàn thuế được giải quyết nhanh gọn, kịp thời, đảm bảo đúng yêu cầu quy định của Nhà nước, tạo điều kiện cho NNT quyết toán công trình, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ và thực hiện hoạt động KD theo đúng lộ trình, kế hoạch.

Theo kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của NNT và cán bộ thuế quy định về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT hiện nay cho thấy: có 89/100 ý kiến NNT cho rằng phù hợp; 11/100 không có ý kiến. Có 26/30 ý kiến cán bộ thuế cho rằng chưa phù hợp, bởi quy định về thành lập doanh nghiệp quá dễ dàng, dẫn đến doanh nghiệp thành lập để mua bán hóa đơn; người nộp thuế thường gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế thông qua chứng từ hóa đơn khống, lập bảng kê thu mua hàng hóa nông, lâm, thủy sản để khấu trừ, hoàn thuế, Có (4/30) cán bộ thuế không có ý kiến được thể hiện ở bảng 4.13.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

Bảng 4.13 Tổng hợp kết quảđánh giá của NNT và cán bộ thuế về các quy định điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT hiện nay

Đơn vị tính: % Nội dung đánh giá Người nộp thuế (n=100) Cán bộ (n=30)

Quy định điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT - Phù hợp

- Chưa phù hợp bởi - Không ý kiến

+ Thành lập DN quá dễ, nhiều DN thành lập để buôn bán hóa đơn + Lập khống HĐ để khấu trừ thuế - Khác - Không ý kiến 88 - - - - - 12 - 87 13 60 27 - -

(Nguồn: Phiếu điều tra)

c. Tình hình nợ đọng, cưỡng chế thuế

Năm 2009 – 2010 chưa phân tích và theo dõi về công tác QLN thuế. Từ năm 2011, công tác QLN và cưỡng chế nợ thuếđã được duy trì và đẩy mạnh. Đã thực hiện phân loại và phân tích nguyên nhân nợđến từng NNT để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật. Các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế được chỉ đạo phối hợp và áp dụng theo đúng quy trình. Bên cạnh đó thực hiện tốt cơ chế phối hợp các ngành liên quan trong QLN và cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Bảng 4.14 Tình hình nợ thuế giai đoạn 2009 -2013 Đơn vị tính: triệu đồng Ni dung 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ khó thu - - 28.085 25.838 535.797 Nợ chờ xử lý - - 16.506 8.807 0 Nợ chờđiều chỉnh - - 437 11.546 19.133 Nợ có khả năng thu - - 478.008 996.901 993.125 Tổng số 523.036 1.042.372 1.548.055

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

Trong những năm gần đây, công tác QLN và cưỡng chế đã được đẩy mạnh và được quan tâm ngay từ những ngày đầu năm. Chi cục coi làm tốt công tác QLN là một biện pháp quan trọng trong công tác quản lý thuế của Chi cục. Đã xây dựng kế hoạch QLN, giao chỉ tiêu thu nợ đến từng Đội và từng cán bộ địa bàn. Chỉ đạo các Đội và QLN tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy trình QLN, luật quản lý thuế, xây dựng các quy chế phối hợp giữa các đội có liên quan trong công tác QLN thuế. Thực hiện phân loại và phân tích nguyên nhân nợ đến từng DN để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định. Ban hành thông báo nợ, phạt chậm nộp đối với 100% đối tượng nợ thuế mời lên làm việc thuyết phục xử phạt chậm nộp trường hợp nợ lớn chây ỳ dây dưa , phối hợp đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng ra thông báo cưỡng chế nợ tập trung thực hiện có hiệu quả biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

Bảng 4.15 Kết quả thu nợ thuế Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số tiền nợ - - 523.036 1.042.372 1.548.055 Số thu nợ trong năm - - 191.086 435.929 993.125 Tỷ lệ thu/tỷ lệ nợ có khả năng thu - - 40% 43,7% 100%

(Nguồn: Chi cục Thuế quận Cầu Giấy)

Qua biểu cho thấy tỷ lệ thu nợ trên tỷ lệ nợ có khả năng thu tăng dần. Đặc biệt năm 2013 toàn Chi cục đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế thu được 100 % tổng số nợ tính đến thời điểm 31/12/2012 số tiền đã thu là 993 tỷ 125 triệu đồng bằng các biện pháp: ban hành thông báo 07 là 52.307 lượt (trong đó hộ KD là 819 lượt) số tiền là 57,049 tỷđồng, ban hành 09 thông báo áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ của 230 DN số tiền là 272 tỷđồng đã thu vào NS là 10 tỷđồng, mời 102 DN đến lập biên bản để đôn đốc và đã thu vào NSNN là 4 tỷ 268 triệu đồng, trích tài khoản ngân hàng của 230 DN với số tiền phong tỏa là 120 tỷ 323 triệu đồng, đã thu vào NSNN

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

là 10 tỷ 927 triệu đồng. Ngoài ra điều chỉnh nợ giảm 19 tỷ 133 triệu đồng của 128 DN và 32 triệu của 15 hộ KD do nợảo sai cơ sở dữ liệu.

Tham mưu trình UBND Quận thành lập Ban chỉđạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp các khoản thu vào NSNN và thành lập 2 Đoàn Liên ngành để kiểm tra và đôn đốc thu thu hồi nợđọng. Kết quả đã ban hành 49 QĐ kiểm tra đôn đốc thu hồi nợđọng với số thuế phải đôn đốc là 731 tỷ 119 triệu đồng, đã thu được 535 tỷ 797 triệu đồng vào NSNN ( đạt 73,3 % KH đòi nợ )

Với kết quả đạt được như trên là do Lãnh đạo chi cục rất quan tâm đến công tác thu hồi nợ đọng tiền thuế như đã bố trí con người, máy tính đầy đủ, phù hợp đáp ứng với yêu cầu công tác chuyên môn. Chỉ đạo lãnh đạo đội phân công công chức QLN theo địa bàn, bám sát quy trình QLN & quy trình cưỡng chế nợ thuếđể thực hiện công việc chuyên môn đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt quy trình QLN:

- Thông báo cho 100% DN thực hiện việc đối chiếu nợ. - Ban hành thông báo nợ và tiền phạt chậm nộp

- Ban hành thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu 09/TB- CCNT đối với những DN có số thuế nợ lớn, thời gian nợ kéo dài và đủđiều kiện để cưỡng chế nợ thuế theo quy định.

Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế như :

- Về sản xuất kinh doanh của người nộp thuế: Do nền kinh tế có nhiều khó khăn các doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả thua lỗ, chưa được khách hàng thanh toán, do tập trung vốn đầu tư mở rộng sản xuất... nên không có tiền để nộp NSNN.

- Về khách quan và chủ quan của Chi cục: Công tác cưỡng chế còn nhiều bất cập, sự phối hợp các ngành còn hạn chế nhưđã có đủ hồ sơ giải quyết không đơn giản vì các đơn vị nợ lớn tiền SD đất dự án không do Chi cục Thuế Cầu Giấy quản lý. Việc áp dụng trích tài khoản khó thực hiện do không có thông tin tài khoản hoặc số dư không có tiền...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

biệt là nợ hộ cá thể ) như theo dõi tới địa bàn, cán bộ sắc thuế (PIT). * Một số nguyên nhân, hạn chế trong công tác QLN

- Về SXKD của NNT

+ SXKD của DN không có hiệu quả, thua lỗ, không có tiền để nộp NSNN

+ Nhiều DN chưa được khách hàng, NSNN thanh toán đầy đủ, kịp thời + Do đầu tư mở rộng SXKD nên gặp khó khăn về vốn: Thành phố cho mở rộng đầu tư một số dự án lớn, song khả năng tài chính có hạn nên việc giải ngân chậm, chưa thanh toán được với NSNN do đó số tiền sử dụng đất của một số dự án trọng điểm trên địa bàn quận chưa thu được.

- Yếu tố chủ quan và khách quan:

+ Cưỡng chế nợ thuế: công tác cưỡng chế nợ thuế còn rất nhiều bất cập, không thể thực hiện được, hơn nữa sự phối hợp với các ban ngành liên quan cũng còn rất hạn chế như để có đầy đủ hồ sơ giải quyết không đơn giản bởi các đơn vị nợ lớn về tiền SDĐ dự án lại không do Chi cục Thuế Cầu giấy quản lý.

+ Đối với một sốđơn vị NQD nợ lớn nhưng không thể áp dụng được các biện pháp cưỡng chế nợ thuế vì tiền gửi ngân hàng, tài sản, hàng hoá ... không có, hoặc số dư trên tài khoản tiền gửi của các đơn vị không đáng kể nên không thể áp dụng cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản (sơ đồ 1). Khó áp dụng biện pháp đình chỉ việc sử dụng hoá đơn do DN được quyền tự chủ in, phát hành, sử dụng hoá đơn.

Ứng dụng QLN còn vướng mắc, chưa thống nhất toàn diện với ứng dụng quản lý thuế (chưa cập nhật đủ các loại thuế, các khoản nợ như các loại nợ trên đất, thuế TNCN).

Ứng dụng QTN: Kết xuất và tổng hợp báo cáo cần phù hợp với hệ thống báo cáo định kỳ hàng tháng: sử dụng ứng dụng QTN chỉ lập được báo cáo BC8 còn lại các báo cáo khác không thực hiện được một cách trực tiếp mà phải thao tác thủ công nhiều.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

Theo kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của cán bộ thuế về quy trình quản lý nợ quản lý nợ đọng, cưỡng chế về thuế hiện nay cho thấy: có 27/30 ý kiến cho rằng chưa phù hợp, bởi việc cưỡng chế nợ thuế rất khó khăn do thủ tục cưỡng chế còn rườm rà, phức tạp, Có 3/30 không có ý kiến thể hiện ở bảng 4.16.

Bảng 4.16 Tổng hợp kết quảđánh giá của cán bộ thuế về quy trình quản lý nợ quản lý nợđọng, cưỡng chế nợ thuế

Đơn vị tính : %

Nội dung đánh giá Cán b(n=30) ộ

Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế thuế hiện nay - Phù hợp - Chưa phù hợp - Không ý kiến + thủ tục cưỡng chế còn rườm rà, phức tạp - 90 10 90

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)