Quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 56 - 61)

a. Quản lý căn cứ tính thuế: Đối với NNT là công việc rất quan trọng và cần thiết bởi các căn cứ tính thuếảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải nộp, nó sẽ quyết định số thuế thu nhiều hay ít, phù hợp hay chưa phù hợp... Nếu không quản lý tốt căn cứ tính thuế, doanh thu tính thuế sẽ dẫn đến làm thất thu thuế. Chính vì vậy, chúng ta cần xem xét tình hình quản lý các căn cứ tính thuế của Chi cục thuế Cầu Giấy.

Nhiệm vụ của công tác quản lý doanh thu tính thuế là tìm mọi biện pháp để người nộp thuế kê khai đúng doanh thu kinh doanh hoặc xác định đúng doanh thu thực tế kinh doanh của người nộp thuế. Điều này có nghĩa là, khi tình hình kinh doanh của người nộp thuế phát triển thì doanh thu tính thuế phải tăng lên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Với sự cố gắng của cán bộ thuế trong công tác kê khai, quản lý doanh sốđối với NNT thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, do đó doanh số kê khai đã tăng lên phù hợp với sự phát triển và quy mô kinh doanh của các hộ. Hàng tháng, cán bộ thuế đã kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT của NNT, phát hiện những DN có kinh doanh cùng ngành nghề kê khai doanh thu thấp để yêu cầu điều chỉnh, tránh bỏ sót doanh thu. Đồng thời, doanh số tính thuế tăng lên là do Chi cục thuếđã tăng cường công tác rà soát, kiểm tra lại doanh số kê khai và đưa các hộ mới vào quản lý. Mặt khác, với phương pháp nộp thuế theo kê khai, khoán doanh thu nên việc tính thuế và xác định doanh số là tương đối sát với tình hình thực tế phát sinh, do vậy, phần nào hạn chếđược việc các hộ kê khai thiếu doanh số.

- Đối với hàng hoá gia công

Bản chất của sản xuất gia công là một bên giao nguyên liệu (bên A), có thể là nguyên liệu thô, bán thành phẩm…cho cơ sở sản xuất khác (bên B) làm những phần việc nào đó theo yêu cầu của bên A. Khi hoàn thành thì bên nhận gia công (bên B) trả sản phẩm cho bên A và nhận được khoản thù lao (tiền công). Trường hợp này bên B không có GTGT nhưng bên A thì xuất hiện GTGT và phải chịu thuế GTGT. Do vậy, phải có biện pháp quản lý phân biệt, rõ ràng.

- Đối với cơ sở lưu thông nhận bán hàng theo chuỗi bán lẻ được nhận chiết khấu (số tiền để trang trải chi phí: chọn lọc, đóng gói, bao bì, tiếp thị, đại lý, bán hàng…) có xuất hiện GTGT.

- Đối với hàng hoá trước khi bán hàng được định giá bằng cách tính cộng chi phí (gọi là thặng số) cũng xuất hiện GTGT. Cần có biện pháp quản lý thích hợp.

- Đối với hàng hoá đã chịu thuế TTĐB (sản xuất thuốc lá, rượu, bia…) thì cơ sở sản xuất phải nộp thuế TTĐB nhưng qua các chuỗi bán hàng tiếp theo cho đến người sử dụng sẽ không phải nộp thuế TTĐB mà có thuế GTGT. Do đó, phải có biện pháp quản lý tốt ở các khâu sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

- Đối với trường hợp thanh lý tài sản, bán DN do giải thể sẽ xử lý theo quy định riêng.

- Đại bộ phận hàng hoá khác có xuất hiện GTGT ở tất cả các khâu. Để không tính trùng thuế GTGT, luật cho phép thuế GTGT được khấu trừ. Trên các hoá đơn bán hàng đều có dòng “giá bán”, giá bán chưa có thuế GTGT, dòng “giá thanh toán” là giá người mua phải trả cho người bán. Giá thanh toán = giá bán + thuế GTGT. Do đó, phải quản lý tốt hoá đơn làm căn cứ tính thuế GTGT và để khấu trừ hoặc thoái thuế, hoàn thuế GTGT.

Hàng hoá mua gom từ nông, hải sản, lâm sản chỉ cần lập bảng kê mua có tên người bán, địa chỉ, số lượng, đơn giá…Người mua không phải nộp thuế GTGT nhưng giai đoạn tiếp theo thì có thuế GTGT. Do đó, cần quản lý rõ ràng từng giai đoạn.

Từ những nội dung kể trên, nội dung các biện pháp quản lý thuế GTGT cần tập trung là:

Thứ nhất, phải có biện pháp quản lý bao trùm, không để sót hoặc trùng lặp các đối tượng chịu thuế và NNT. Ở các địa bàn phức tạp, đan xen, giáp ranh phải có sổ bộ lên danh bạ đối chiếu với hộ khẩu, quản lý hành chính để quản lý chặt chẽ.

Thứ hai, nhận dạng đầy đủ tính chất luân chuyển, xuất xứ, đường đi của sản phẩm hàng hoá. Phải tìm hiểu để nắm chắc nội dung, hình thức, bản chất SXKD dịch vụ của các đơn vị, gắn với sản phẩm hàng hoá để có biện pháp quản lý thuế GTGT thích hợp.

Thứ ba, phải có biện pháp xác định rõ lượng GTGT xuất hiện ở từng khâu. Đây là căn cứ quan trọng nhất bởi thuế GTGT = GTGT x thuế suất. Lượng GTGT có các cách xác định:

- Tính trừ lùi: từ giá bán ra trừ (-) giá mua vào – lãi định mức.

- Tính từ yếu tốđầu vào cộng (+) các chi phí sản xuất trực tiếp, gián tiếp để có giá bán ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

là do cơ quan thuế điều tra khảo sát, so sánh với các hàng hoá tương tựđã có GTGT được hạch toán khách quan có căn cứ.

- Những trường hợp khác được ấn định mức thuế GTGT cụ thể, là số tuyệt đối thuế GTGT. Quy ngược lại để áp vào khuôn tỷ suất thuế GTGT theo luật.

Mặt khác, việc sử dụng hoá đơn của NNT cũng khó quản lý trên các ngành nghề kinh doanh, do đó, đểđảm bảo thu đúng, đủ, chi cục cũng có các biện pháp, trước hết là tuyên truyền thuế, sau là sử dụng mức doanh số ấn định theo quy định để thu thuế.

Theo kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của cán bộ thuế về công tác quản lý căn cứ tính thuế của cơ quan thuế đối với NNT cho thấy: có 30/30 ý kiến cho rằng rất khó khăn, bởi: người dân không có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ; người bán hàng không muốn xuất hóa đơn để trốn doanh thu, trốn thuế, thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7 Tổng hợp kết quảđánh giá của cán bộ thuế về công tác quản lý căn cứ tính thuế

Đơn vị tính: %

Nội dung đánh giá Cán b(n=30) ộ thuế

Quản lý căn cứ tính thuế hiện nay có khó khăn không - Có khó khăn

- Không có khó khăn

100 - Những khó khăn hiện nay trong quản lý căn cứ thính thuế GTGT

- Người dân không có thói quen không lấy hóa đơn khi mua hàng hóa dịch vụ

- Người bán hàng không xuất hóa đơn để trốn doanh thu, trốn thuế

- Ý kiến khác

100 100 -

(Nguồn phiếu điều tra)

b. Quản lý việc áp dụng thuế suất và tỷ lệ giá trị gia tăng

Hiện tại Chi cục thuếđã chỉđạo và thực hiện đúng theo quy định về thuế suất thuế GTGT đối với các ngành hàng, các hộ kinh doanh cá thể.

Đây là công tác quan trọng đảm bảo áp dụng đúng tỷ lệ GTGT và thuế suất với từng ngành hàng, mặt hàng nhằm đảm bảo tính thuế suất, đúng thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

tế. Trong những năm qua, ngành thuếđã có các văn bản mới, sửa đổi về tỷ lệ (%) GTGT để phù hợp với tình hình thực tế.

- Đối với các hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chếđộ kế toán hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật sẽ phải nộp thuế theo tỷ lệ % GTGT do Bộ Tài chính quy định.

Thực tế, do trình độ nắm bắt thông tin, sự hiểu biết về pháp luật thuế của NNT còn chậm và hạn chế, do đó không tránh khỏi việc kê khai các mặt hàng thuộc các danh mục hàng hoá chịu đúng mức thuế suất còn sai lệch dẫn đến việc tăng giảm số thuế đúng theo vốn có của mặt hàng đó, làm cho công tác quản lý thuế càng phức tạp cả về việc truy thu (có thể có DN khai tăng hoặc giảm thuế suất so với thực tế).

Theo kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của NNT và cán bộ thuế quy định về thuế suất thuế GTGT hiện nay cho thấy: có 70/100 ý kiến NNT cho rằng thuế suất thuế GTGT chưa phù hợp vì còn quá cao, 30/100 ý kiến của NNT cho phù hợp; Có 27/30 ý kiến cán bộ thuế cho rằng thuế suất thuế GTGT là phù hợp, Có 3/30 không có ý kiến được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8 Tổng hợp kết quảđánh giá của NNT và cán bộ thuế về quy định thuế suất GTGT hiện nay Đơn vị tính: % Nội dung đánh giá Người nộp thuế (n=100) Cán bộ thuế (n=30)

Quy định về thuế suất thuế GTGT hiện nay có phù hợp không - Phù hợp - Chưa phù hợp - Không ý kiến 30 70 - 90 - 10 Điểm chưa phù hợp của thuế suất thuế GTGT - Quá cao - Chưa rõ ràng - Khác 70 - - - - -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)