Kinh nghiệm về quản lý thuế giá trị gia tăng ởm ột sốn ước

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 26 - 30)

Thập kỷ vừa qua được coi là thập kỷ năng động của cải cách thuế trong số chính sách thuê đã có những bước thay đổi đáng kể điển hình là Thuế GTGT đã được thay đổi cho thuế doanh thu để hạn chế tính trùng lắp, không khuyến khích đầu tư (trong thập kỷ 1980 chỉ có 8 nước thì thập kỷ 1990 đã có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17

119 nước có thuế GTGT). Dù cải cách thuế có diễn ra một cách triệt để hay được tiến hành theo từng bước thì nội dung chính của cải cách thuế chủ yếu là nhằm mục đích tăng số thu để hạn chế thâm hụt NSNN, khuyến khích đầu tư và lao động để từđó kích thích tiêu dùng. Mặt khác, nội dung và kinh nghiệm cải cách thuế GTGT ở một số nước có điều kiện và hoàn cảnh tương tự Việt Nam mà qua đó Việt Nam có thể tham khảo để vận dụng vào phương hướng hoàn thiện hệ thống thuế của mình.

Trong những năm gần đây, hòa mình với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng cải cách hệ thống thuế của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế cao hơn nữa và vươn mình mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ở mỗi nước cũng có những nội dung cải cách theo xu hướng khác nhau tùy đặc điểm chính trị - kinh tế - xã hội ở mỗi nước.

2.2.1.1 Cải cách thuếở Trung Quốc

Cải cách thuế ở Trung Quốc được thực hiện cơ bản vào những năm 1993-1994 với kết quả chính là mở rộng diện áp dụng thuế GTGT, thống nhất giữa thuế TNDN và thuế TNCN giữa trong nước và nước ngoài. Cơ cấu số thu của Trung Quốc chủ yếu vẫn là thuế gián thu (thuế GTGT chiếm 36%, thuế TNDN chiếm 9,6%, thuế TTĐB chiếm 7,7% và thuế TNCN chiếm 3,9%). Ngày 12/11/2001, WTO đã quyết định kết nạp Trung Quốc làm thành viên, điều đó đã mở cho Trung Quốc một không gian rộng lớn và những điều kiện thuận lợi để tham gia hoạt động thương mại quốc tế, đồng thời cũng đặt Trung Quốc trước những thách thức mới. Do vậy, đây được coi là động lực đẩy mạnh cải cách thuế của Trung Quốc vào thời điểm cuối năm 2001 này. Bước cải cách thuế mới của Trung Quốc bao gồm :

Từng bước hạ thấp mức thuế tổng thể và tiến hành điều chỉnh một cách hợp lý cơ cấu thuế suất. Mức thuế nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm từ 17% (năm 2001) xuống còn 17% (năm 2005). Giảm thuế KD đối với DN bảo hiểm và tài chính từ 8% xuống còn 7% năm 2001, 6% năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

2002 và 5% năm 2003 ; thuế KD đối với dịch vụ giải trí cao cấp (hộp đêm, sàn nhảy, săn bắn…) là 20%.

Tiếp tục thanh lý và quy phạm chính sách miễn, giảm thuế. Ngoài việc bảo lưu những chính sách miễn, giảm thuế phù hợp với quy phạm quốc tế, còn triệt để thanh lý những chính sách miễn, giảm thuế, điều chỉnh chính sách ưu đãi về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo phương thức mậu dịch biên giới và hàng hóa nhập khẩu của một bộ phận những người đi nước ngoài trở về.

Quy định một cách hợp lý việc quản lý phương thức mậu dịch gia công. Với sự phát triển của phương thức mậu dịch gia công và trình độ quản lý trước đây của Trung Quốc, mô thực này rất khó quản lý, giám sát. Do đó, trong cải cách thuế này đã đề xuất việc các đơn vị gia công hàng xuất khẩu cần có tài khoản bảo đảm tại ngân hàng, từng bước tập trung việc gia công hàng xuất khẩu vào các “khu bão thuế” và “khu chế xuất”.

Đối với những hàng hóa được gia công ở các cơ sở sản xuất ngoài “khu bão thuế”, “khu chế xuất”, nếu phù hợp với các điều kiện quy định thì thực hiện chế độ quản lý đối với “nhà máy bão thuế”, “kho hàng bão thuế” ; nếu không phù hợp với điều kiện quy định thì phải có sự bảo đảm về mặt kinh tế hoặc áp dụng biện pháp thu thuế trước, hoàn thuế sau.

Một là, Xây dựng và hoàn thiện quy định về thuế chống khuynh tiêu, thuế chống trợ giá.

Hai là, Xây dựng “Luật thuế quan khẩn cấp”, nhằm tạo căn cứ pháp luật cho việc bảo hộ các ngành kinh tế trong nước trong trường hợp cần thiết, phù hợp với quy định của WTO. Đồng thời căn cứ vào quy định của WTO về nguyên tắc phân biệt đối xử và thông qua đàm phán yêu cầu những nước đang thi hành chính sách thuế quan hoặc phi thuế quan mang tính chất phân biệt đối xử nhằm vào Trung Quốc xóa bỏ những chính sách đó.

Ba là, Tăng cường công tác thu thuế và công tác quản lý của hệ thống hải quan.

Bốn là, Tận dụng điều khoản của WTO về việc cho phép hoàn thuế xuất khẩu, hoàn thiện chính sách hoàn thuế GTGT, thuế xuất khẩu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

Năm là, Mở rộng phạm vi các loại thuế liên quan đến xuất khẩu được hưởng chính sách hoàn thuế. Ngoài thuế GTGT và thuế tiêu dùng, đã đưa thuế KD vào phạm vi hoàn thuế và cũng có thểđưa thuế duy trì, xây dựng đô thị, tiền phụ thu về giáo dục là hai loại thuế đang cùng thu một lúc với thuế GTGT vào phạm vi hoàn thuế.

Sáu là, Sử dụng chính sách thuếđể bảo vệ tài nguyên hiếm có vật tư khan hiếm.

Bảy là,Từng bước hủy bỏ biện pháp tài trợ thuế xuất khẩu mà WTO ngăn cấm.

Tám là, Thống nhất thuế lợi nhuận đối với DN trong nước và DN có vốn nước ngoài.

Chín là, Từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa các DN trong nước và DN có vốn nước ngoài, giữa người Trung Quốc và người nước ngoài ở Trung Quốc trong việc áp dụng các loại thuế khác.

Mười là, Từng bước xóa bỏ sự đối xử bất bình đẳng về chính sách thuế nhập khẩu đối với DN trong nước và DN có vốn nước ngoài.

Ban hành một số loại thuế mới như thuế an ninh xã hội, thuế thừa kế.

2.2.1.2 Cải cách thuếở Indonexia

Hệ thống thuế được cải cách từ năm 1994. Mục tiêu của cải cách này là tăng số thu về thuếđể bảo đảm yêu cầu chi tiêu của Ngân sách. Hệ thống thuế mới gồm thuế chủ yếu là thuế thu nhập, thuế GTGT. Điểm mới là gộp thuế TNCN và thuế thu nhập công ty thành một loại thuế suất đơn giản chỉ có ba thuế suất theo lũy tiến từng phần: 15% ; 25% ; 35% (Trong Luật thuế cũ, thuế TNCN gồm 58 thuế suất với mức từ 10% đến 50%, thuế thu nhập công ty gồm 10 mức thuế suất từ 20% đến 45%).

Năm 2001 Indonexia tiếp tục một giai đoạn cải cách mới với nội dung chủ yếu là :

Về thuế GTGT: Thuế GTGT được mở rộng diện chịu thuế và hiện có một mức thuế suất là 10% ; dự kiến sẽ tăng thuế suất lên 12,5%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

thường trú phù hợp với thông lệ quốc tế ; Mở rộng diện chịu thuế; Thuế suất lũy tiến từng phần 10%, 20% và 35%; Cơ quan thuế và đối tượng chịu thuế có thể ký thỏa thuận trước về giá đối với các giao dịch quốc tế để quản lý và chuyển giá; Ưu đãi thuếđối với đầu tư (chỉ áp dụng đối với những vùng kém phát triển, hoặc sử dụng công nghệ cao) bằng cách giảm 30% thuế TNDN, cho khấu hao nhanh gấp hai lần, cho chuyển lỗ qua các năm sau.

Về thuế TNCN: Mở rộng diện thu nhập chịu thuế; Thuế suất lũy tiến là 10%, 20% và 35%; Cho phép chiết trừ gia cảnh (vợ, con) khi tính thu nhập chịu thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả của cải cách thuế trên đã làm tăng tỷ lệ động viên từ thuế trong GDP từ 15,2% lên 18%, số thu chủ yếu từ thuế gián thu (thuế GTGT chiếm 28,6% ; thuế nhập khẩu chiếm 6,1% ; thuế TTĐB 5,7%).

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 26 - 30)