Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 101)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã

huyện Phú Bình đến năm 2020

Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển đồng bộ các vấn đề xã hội từ dân số, lao động, việc làm, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và chăm lo sức khoẻ, cũng như văn hoá thể thao v.v…là yêu cầu củng cố nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy đầu tư cho phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện phú Bình. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cụ thể đối với huyện Phú Bình tập trung vào những vấn đề sau:

4.1.2.1. Tập trung cao độ trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân

Qua phân tích thực trạng và nguyên nhân tác động cho thấy các vấn đề đối với sức khoẻ của nhân dân và hệ thống y tế huyện Phú Bình còn nhiều hạn chế. Do vậy phương hướng trong giai đoạn tới là khắc phục những hạn chế, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể có những định hướng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một là: Để phát triển và nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công

nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Phú Bình thì việc nâng cao sức khoẻ cho nhân dân là cần thiết và cấp bách,, trong đó cải thiện dinh dưỡng là biện pháp quan trọng, là nền tảng nâng cao thể lực người lao động trong tương lai. Phương pháp cải thiện dinh dưỡng trước tiên là nâng cao mức sống cho người dân trên cơ sở tăng thu nhập bằng nhiều kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu nông công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thúc đẩy xoá đói, giảm nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường.

Hai là: Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia nâng cao chất

lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, nâng cao tinh thần và trách nhiệm y đức trong ngành, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2015 xuống dưới 17%., phòng chống ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, tăng cường công tác tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống các bệnh, dịch.

Ba là: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đội

ngũ thầy thuốc. Tập trung chỉ đạo đến năm 2015 trên toàn huyện Phú Bình có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, phấn đấu giảm tỷ lệ sinh từ 1,49% năm 2013 xuống còn 1,2% vào năm 2015-2020.

Bốn là: Tăng trưởng xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho

việc khám, chữa bệnh, khuyến khích đầu tư xã hội hoá trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân để nâng cao thể chất cho nguồn nhân lực tương lai của huyện Phú Bình.

Năm là: Đổi mới hệ thống y tế của huyện Phú Bình theo hướng công bằng

và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân qua đó trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để thực hiện được định hướng đó phải triển khai đồng bộ các giải pháp từ củng cố cơ sở y tế đến ưu tiên đối tượng chính sách như : hộ nghèo người có công và đối tượng chính sách khác nhằm tạo điều kiện cho mọi người đều được hưởng chăm sóc y tế cơ bản, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bền vững cho tương lai của huyện Phú Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.1.2.2. Định hướng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động

Định hướng nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật cho nguồn nhân lực. Để khai thác tiềm năng to lớn của con người huyện Phú Bình, cần tiếp tục triển khai mạnh thực tiễn quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo, mà khâu then chốt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Vì vậy định hướng nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật cho nguồn nhân lực ở huyện Phú Bình trong thời gian sắp tới như sau:

Một là: Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông

và trường dạy nghề. Thực hiện xây dựng nền giáo dục theo hướng "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá". Từ nay đến năm 2020 tập trung phát triển qui mô các cấp học, người học đi đôi với chất lượng dạy và học. Phấn đấu giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, từng bước thực hiện phổ cập trung học phổ thông. Tăng cường xây dựng các trường chuẩn quốc gia ở các cấp học, phấn đấu đến năm 2015 có 100% số trường tiểu học, trường trung học cơ sở, 50% trường trung học phổ thông và 50% trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia.

Hai là: Cùng với việc mở mang ngành nghề thì nhu cầu đào tạo nghề để giải

quyết việc làm ngày càng lớn. Dự báo số lao động cần việc làm của huyện Phú Bình đến năm 2015 là 12.000 người. Do vậy định hướng trọng tâm vào hướng nghiệp, dạy nghề cho người lao động. Có thể nói đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo có vai trò to lớn về nhiều mặt.

+ Đó là: Đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề góp phần quan trọng tạo ra lực lượng lao động và chuyên gia giỏi về công nghệ, kỹ thuật và quản lý đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở huyện Phú Bình, phục vụ cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong huyện trong thời gian sắp tới.

+ Đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề sẽ tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ tác động đến phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

+ Đào tạo dạy nghề phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp từng bước đưa ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xuất hàng hoá. Thông qua đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân sẽ hình thành nên nguồn nhân lực có chất lượng nhằm khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực (đất đại, tiền vốn...) sản xuất ra nhiều nông sản hàng hoá đem lại thu nhập và cải thiện đời sống người nông dân.

Ba là: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học ở các trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Từ những quan điểm, định hướng nêu trên, xuất phát từ thực trạng nguồn nhân lực ở huyện Phú Bình thời gian qua xin đề xuất các nhóm giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 101)