5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
4.2.2.1. Nâng cao nhận thức cho mọi người đào tạo nguồn nhân lực
Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Vì vậy cần phải nâng cao nhận thức cho mọi người dân là Việt nam là đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên và vì vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nhân lực hoặc là tài nguyên con người. Muốn vậy phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò và trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức và chất lượng nhân lực thành lợi thế cạnh tranh trên phương diện toàn cầu. Đây là nhận thức và cũng là nhiệm vụ của xã hội Việt nam nói chung và ở huyện Phú Bình nói riêng. Đây cũng là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, quản lý, của nhà trường, của doanh nghiệp, của gia đình cũng như bản thân mỗi người lao động. Đây chính là thể hiện quan điểm phát triển con người, phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững.
4.2.2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao
Nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao là nói đến trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo, sức khoẻ ...vv mà tất cả những yếu tố đó chỉ có thể thực hiện được thông qua giáo dục đào tạo. Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo là nhân tố đóng vai trò cơ bản trực tiếp quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Bình giai đoạn từ 2014 - 2020 thì cần phải không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học, phổ thông, THCN và dạy nghề, đại học, cao đẳng, cụ thể:
* Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo
- Nâng cao chất lượng đào tạo: Để nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Bình cần phải không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học: phổ thông, THCN và dạy nghề, đại học và cao đẳng, cụ thể là:
Hiện nay có nhiều học sinh tốt nghiệp các trường nghề, THCN, cao đẳng, đại học khó tìm được việc làm, không đáp ứng được các yêu cầu của các cơ quan tuyển dụng, không theo kịp với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý. Có doanh nghiệp tuyển lao động có trình độ vào vị trí quản lý nhưng thực tế không tuyển được, phần lớn người nộp đơn phỏng vấn là các sinh viên mới ra trường còn lao động có kinh nghiệm chỉ khoảng 1-2 hồ sơ, vì vậy doanh nghiệp đang lên phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
án tuyển lao động mới ra trường để đào tạo lại. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do nội dung và phương pháp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục và đào tạo còn lạc hậu, chưa kịp đổi mới, còn xa rời thực tế, chưa theo kịp thời đại.... Vì vậy đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Kiên quyết khắc phục phương pháp giảng dạy cũ kỹ lạc lậu, thầy giảng, trò ghi, thụ động, một chiều. Nội dung chương trình phải tinh giản nhưng hiện đại. Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất, dĩ nhất biến ứng vạn biến, và giúp người học biết nhân lên vốn trí thức cho mình, hướng dẫn người học phương pháp tiếp thu trí thức mới, bồi dưỡng cho họ những kỹ năng cần thiết, phương pháp tư duy sáng tạo, phương pháp tự đào tạo... thông qua các trường hợp điển hình để bồi dưỡng phương pháp và năng lực giải quyết vấn đề. Tăng cường sự tương tác giữa thầy và học sinh, sử dụng công nghệ mới nhất là công nghệ thông tin.
* Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Giáo viên, cán bộ giảng dạy là chủ thể của công tác giáo dục đào tạo. Chất lượng của đội ngũ giáo viên ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục và đào tạo và như vậy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực.
Trong những năm qua chất lượng giáo dục đào tạo ở huyện Phú Bình đã được nâng lên, trong đó chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên các bậc học đã không ngừng cải tiến và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế, cần tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu để khác phục, đó là :
+ Tăng cường biện pháp kết hợp đào tạo và bồi dưỡng với tuyển dụng, sàng lọc, đảm bảo đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo, vững vàng về tư tưởng chính trị và nghiệp vụ sư phạm, từng bước thay thế dần đội ngũ giáo viên năng lực chuyên môn hạn chế.
+ Coi trọng nâng cao chất lượng hệ thống giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Để khắc phục nguy cơ thiếu giáo viên giỏi cần có chính sách khuyến khích, thu hút sinh viên tốt nghiệp vào loại giỏi ở các trường đại học, cao đẳng về làm giảng viên ở các trường trên địa bàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Để nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên trong huyện, phù hợp với điều kiện công tác của giáo viên cần có chính sách khuyến khích giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng dưới các hình thức như : học tập trung, học tại chức, học từ xa....vv đáp ứng yêu cầu ngày càng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài.
+ Đến năm 2020 huyện Phú Bình phấn đấu đạt cho được một số tiêu chí là : 85% giáo viên nhà trẻ và 100% giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn đào tạo, trong đó 30% đạt trên chuẩn: 100% giáo viên tiểu học đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 40% đạt trên chuẩn, 100% giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 40% giáo viên đạt trên chuẩn và 20% giáo viên trung học phổ thông đạt trên chuẩn. Phân đấu đến cuối năm 2016 huyện Phú Bình đạt 1 giáo viên/ 15 học sinh (hiện nay 1 giáo viên đảm nhận 22 học sinh). Tất cả cán bộ quản lý giáo dục của huyện đều đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
* Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học.
Trong những năm qua, huyện Phú Bình đã đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho ngành giáo dục - đào tạo. Đến năm 2013 đã có đã có 50% số trường các bậc học phổ thông và dạy nghề đạt chuẩn quốc gia, 70% số trường đạt chuẩn về thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, thư viện của các cấp học, bậc học. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong đầu tư cho ngành giáo dục ở huyện cụ thể :
- Ngoài những khoản kinh phí chi thường xuyên cho giáo dục như : chi lương, các khoản mục theo lương, chi hoạt động bộ máy thì khoản chi cho phục vụ học tập, giảng dạy thấp dẫn tới tình trạng học chay, dạy chay, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.
- Cơ cấu vốn xây dựng cơ bản cho giáo dục - đào tạo còn mất cân đối - Cơ cấu đầu tư giáo dục các bậc học cưa tích cực.
Để khắc phục những hạn chế trên, định hướng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trong thời gian tới là :
- Tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tư liệu, giáo cụ trực quan và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập khác. Phấn đấu đến năm 2020 các cơ sở giáo dục phổ thông đầu tư vào lĩnh vực trên chiếm 30% tổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kinh phí đầu tư của trường (ngoài lương), các cơ sở giáo dục công phải đầu tư đạt tối thiểu 50% trở lên.
- Trong thời gian tới cần cân đối lại vốn xây dựng cơ bản đảm bảo cân đối giữa tỷ lệ xây lắp (trường học, cơ sở hạ tầng) và vốn thiết bị. Tỷ lệ chi phí thiết bị phải chiếm tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Làm được điều đó sẽ từng bước hiện đại hoá trong thiết bị giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo.
- Phân bổ kinh phí giáo dục, đào tạo trong những năm gần đây ở huyện Phú Bình theo hướng tích cực, nên cần duy trì trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên còn có những hạn chế. Trong thời gian sắp tới cần chú trọng cân đối nguồn lực để hỗ trợ triển khai phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa của huyện, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp để cải thiện trình độ văn hoá người lao động, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Phân bổ kinh phí cho đào tạo cần tập trung chi cho dạy nghề, vì đây là lĩnh vực đang có yêu cầu lớn trong việc mở rộng qui mô, củng cố chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật, lao động trong các làng nghề, chuyển giao tiến bộ KHCN cho người nông dân ứng dụng vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
- Thể chế hoá qui chế về các khoản thu và sử dụng các khoản đóng góp khác ngoài học phí như: Đóng góp xây dựng trường, phí hội cha mẹ học sinh, bảo hiểm và các khoản đóng góp khác do phòng giáo dục, sở giáo dục - đào tạo qui định. Thực hiện công khai hoá, minh bạch hoá nhằm đưa công tác quản lý các quỹ này đi vào nề nếp, phục vụ tích cực cho việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của các trường.
4.2.2.3. Tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - nguồn nhânlực
chuyên môn khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Như đã phân tích ở phần đánh giá thực trạng, vấn đề sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang là vấn đề nổi cộm như: Hiệu quả sử dụng thấp, tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng làm việc trái nghề, một bộ phận trong số đó thất nghiệp, dẫn đến mai một kiến thức đã học, không đáp ứng được yêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cầu của các doanh nghiệp, cơ sở tuyển dụng. Để tạo chuyển biến trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cần có những giải pháp sau : - Hiện nay phần lớn cán bộ lớn tuổi có chuyên môn kỹ thuật cao đều phát huy tốt nghề nghiệp của mình. Số còn lại chiếm phần đông, chủ yếu nguồn lực trẻ thiếu kinh nghiệm, năng lực chuyên môn yếu bất cập trước yêu cầu của các tổ chức kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước...vv về năng lực chuyên môn của họ. Mặt khác sự phát triển nhanh chóng của KHCN trên thế giới, sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường đã khiến đội ngũ nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật có những hẫng hụt nhất định. Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu đào tạo và đào tạo lại thì mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện Phú Bình trong những năm sắp tới. Vì vậy giải pháp cho những vấn đề trên là:
+ Tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở dạy nghề có chất lượng cao, khuyến khích tư nhân mở cơ sở dạy nghề trên cơ sở đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên có chất lượng. Chú trọng đầu tư đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề, có trình độ cao trở thành những chuyên gia đầu đàn trong từng lĩnh vực kinh tế và xã hội.
+ Phú Bình là một huyện có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp nên yêu cầu về cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao khá lớn. Vì vậy cần tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý đào tạo, cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động để có thông tin kịp thời về yêu cầu nghề nghiệp, chất lượng tay nghề, tăng cường sự liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Thông qua liên kết cần chú trọng thực hành trên các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Duy trì và tổ chức các hội thi tay nghề, thi nâng bậc thợ, đào tạo lại, nâng cao chuyên môn tay nghề cho công nhân.
- Hiện nay, vì nhiều lý do nên phần lớn con em của huyện Phú Bình sau đào tạo muốn làm việc tại các thành phố lớn, các trung tâm đô thị lớn dẫn đến huyện thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, phục vụ trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện, cũng như đưa cán bộ khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp về những nông thôn miền núi để quản lý và chuyển giao tiến bộ khoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
học công nghệ. Mặc dù những năm gần đây huyện Phú Bình đã đưa nhân lực trí thức trẻ về bổ sung cho lãnh đạo cấp xã với những chính sách ưu đãi, tuy nhiên vẫn còn những bất cập và khó khăn.
Vì vậy Trong thời gian sắp tới huyện Phú Bình cần bổ sung thêm một số chính sách, một số chế độ cụ thể để khuyến khích thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật về cơ sở, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Mặt khác hàng năm huyện thực hiện chính sách điều động luân phiên có thời hạn đối với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật về cơ sở, từ đó giúp cho cán bộ hiểu biết thêm thực tiễn đó cũng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài.