Đối với huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 111 - 113)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Đối với huyện Phú Bình

- Đề nghị huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho giáo dục đào tạo, trong đó bao gồm trường lớp học, trang thiết bị dạy và học từ các cấp học phổ thông và các cơ sở dạy nghề. Cơ chế chính sách và biện pháp tăng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các trường dạy nghề, cùng với việc huy động vốn liên kết của các doanh nghiệp, vốn ODA và nguồn vốn thông qua xã hội hoá.

- Đề nghị huyện Phú Bình tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho màng lưới y tế huyện, tập trung vào hiện đại hoá trang thiết bị y tế, phát triển thêm trạm y tế ở vùng sâu, vùng sa, vùng đồng bào dân tộc, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, tạo điều kiện có nguồn nhân lực có thế lực tốt hơn cho tương lai.

- Đề nghị huyện cần có biện pháp đãi ngộ và trọng dụng nhân tài để có thể tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với mục tiêu là đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Với ý nghĩa đó đề nghị huyện có cơ chế đột phá bao gồm ; có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức cho phù hợp với thực tiễn địa phương và chính sách bố trí và sử dụng cán bộ trẻ vào vị trí lãnh đạo quản lý.

- Đề nghị UBND huyện Phú Bình điều tra đánh giá lại chất lượng nguồn nhân lực ở 3 khu vực: Quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và trong nông nghiệp, nông thôn để làm cơ sở cho việc phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực huyện có hiệu quả và bền vững./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi Quốc gia, là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nói chung và huyện Phú Bình nói riêng khi chuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế. Đảng Cộng sản Việt nam đã khẳng định : con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi bổ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực to lớn là nhân tố quyết định thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hiện nay nguồn nhân lực ở nước ta nói chung, ở huyện Phú Bình nói riêng, bên cạnh ưu thế như: lực lượng lao động dồi dào tính cần cù thông minh sáng tạo còn có những hạn chế không nhỏ, đó là chất lượng nguồn nhân lực chưa cao thể hiện lực lượng lao động đã qua đào tạo thấp, kỹ năng lao động thể lực còn nhiều hạn chế, chưa quen tác phong văn minh công nghiệp.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình trong điều kiện hội nhập Quốc tê và khu vực, cần nhanh chóng thực hiện hàng loạt các giải pháp : thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, tập trung cao độ trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trường học và y tế, cải thiện môi trường sống cho con người, nâng cao chất lượng dân số, giải quyết việc làm cho người lao động, xây dựng môi trường xã hội thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Luận văn đã đề cập được những bất cập thực tế về nguồn nhân lực tại huyện Phú Bình tỉnh Thái nguyên đó là, hiện tại nguồn nhân lực của huyện còn yếu cả về thể lực, trí lực và tâm lực. Số nguồn nhân lực đã qua đào tạo rất thấp trên tất cả các lĩnh vực, cơ quan nhà nước, nông nghiệp, Doanh nghiệp.v..v. nguồn nhân lực đã qua đào tạo sử dụng còn lãng phí ở một số lĩnh vực. Cơ sở vật chất của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu cho giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân ở địa phương. Từ đó luận văn đã đưa gia được một số giải pháp chủ yếu để giải quyết những khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực của huyện trong giai đoạn tói.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các giải pháp trên có tính khả thi cao, nhưng chỉ có thể thực hiện được, nếu các cấp, các ngành nhận thức sâu sắc vai trò của nguồn nhân lực trên cơ sở nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ mọi chủ trương đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh (1995), "Nguồn lực con người - nhân tố quyết định của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa", Nghiên cứu lý luận.

2. Hoàng Chi Bảo (2000), Lý luận và phương pháp nghiên cứu về con người

3. Các Mác, F.Ăngghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994.

4. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2003), Giáo trình Kinh tế lao động, Đại học

Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động-xã hội, Hà Nội.

5. Cơ quan báo cáo phát triển của con người Liên Hợp Quốc, chỉ tiêu và chỉ số

phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội 1990

6. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo nhanh kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn 2010

7. Tạ Đức Khánh (2012), Bài giảng Kinh tế học nhân lực, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên (2005), Đề án thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã tỉnh

Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015

9. Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Thái Nguyên (2010) đề án phát triển giáo dục đào tạo

giai đoạn 2010-2015

10. Trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực. NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Trường đại học Kinh tế quốc dân (1998), Giáo trình kinh tế học Davidbegg, tập 1,2.

12.Liên giám thống kê huyện Phú bình tỉnh Thái Nguyên

13. Báo cáo số liệu từ năm 2009 – 2013 của Phòng Nông nghiệp PTNT huyện Phú bình; phòng Kinh tế hạ tầng huyện; phòng Giáo dục & ĐT huyện; phòng Ytế; TT Dân số KHH gia đình; phòng Tài chính KH; phòng Nội vụ huyện Phú Bình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)