Thực trạng phân bổ và sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 67 - 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Thực trạng phân bổ và sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật

Hiện nay ở huyện Phú Bình đang hình thành hai loại hình nhân lực: Nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Như đã phân tích ở trên, trong số hơn 98 nghìn lao động ở huyện Phú Bình thì chỉ có khoảng 3884 lao động đã qua đào tạo, trong đó có 1371 lao động có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước cấp. Có thể thấy được cơ cấu loại hình nhân lực đó sau đây:

Bảng 3.14. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật

Bậc học 2009 2010 2011 2012 2013 SL % SL % SL % SL % SL % 1. Tiến sỹ 0 0 0 0 2 0,06 2 0,05 2. Thạc sỹ 10 0,4 15 0,57 20 0,69 30 0,87 40 1,02 3.Đại học, cao đẳng 150 6,07 180 6,79 215 7,49 232 6,72 20 0,49 4. Cao đẳng 720 29,15 815 30,74 1030 35,80 1235 35,75 1457 37,51 5. Có chứng chỉ nghề 700 28,34 726 27,38 850 29,61 935 27,07 995 25,61 6. Không có chứng chỉ nghề 890 36,03 915 34,51 945 32,93 1020 29,53 1158 29,81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng số 2470 100 2651 100 2870 100 3454 100 3884 100

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Phú Bình cung cấp

Qua biểu số 13 cho thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động huyện Phú Bình đã tăng nhanh qua các năm cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ huyện chưa có một tiến sĩ nào thì đến năm 2012 đã có 2 tiến sĩ, chiếm 0,05% tổng số lao động đã qua đào tạo. Số lao động đạt trình độ thạc sĩ tăng với tốc độ nhanh, bình quân 6,5%/năm, từ chỗ chỉ có 10 người năm 2009 (chiếm 0,45) đã tăng lên 40 người năm 2013 (chiếm 1,03%), là một trong các huyện dẫn đầu, người lao động đạt trình độ thạc sỹ cao nhất. Số người lao động có bằng đại học, cao đẳng có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, số người có bằng đại học từ 150 người năm 2009 (chiếm 0,67% tổng số lao động được đào tạo) tăng lên 252 người năm 2013 (chiếm 6,49%), tương tự số người có bằng cao đẳng tăng từ 720 người năm 2009 (chiếm 29,15%) lên 147 người năm 2013 (chiếm 37,51%). Hình thức đào tạo chuyên môn kỹ thuật có chứng chỉ và không có chứng chỉ cũng đã phát triển mạnh trong những năm qua ở huyện Phú Bình, với số lượng tăng nhanh qua các năm. Đối với người lao động được cấp chứng chỉ nghề tăng từ 700 người năm 2009 lên 995 người năm 2013, chiếm tỷ trọng từ 25 - 29,61% tổng lao động đã qua đào tạo và đây là hình thức đào tạo có xu hướng phát triển trong tương lai.

Tóm lại trong những năm qua huyện Phú Bình đã quan tâm phát triển nhiều

nhân lực có chất lượng cao. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn để sử dụng nhằm đáp ứng chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.

Để thấy rõ tình hình sử dụng nguồn nhân lực nêu trên có thể phân ra thành 3 loại: - Nguồn nhân lực làm công tác quản lý Nhà nước

- Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn.

* Nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp ở huyện Phú Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý Nhà nước là những công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau. Hiện ở huyện Phú Bình có khoảng 2010 cán bộ công chức, viên chức, trong đó có 72 công chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn và 1944 viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đó thể hiện qua biểu dưới đây:

Bảng 3.15. Số lƣợng và cơ cấu chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức huyên Phú Bình

Tên cơ quan, đơn vị

TS công chức, viên chức Trong đó

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng

SL % SL % SL % SL %

I. Cơ quan chuyên môn 72 0 - 9 12,5 46 63,89 17 23,61

1.Văn phòng HĐND và UBND huyện 12 0 - 2 16,67 6 50,0 4 23,33 2. Phòng nội vụ 9 2 22,22 5 55,55 2 22,22 3. Phòng Tài nguyên và môi trường 6 0 2 5 83,33 1 16,67 4. Phòng NN và PTNT 6 - - 2 73,33 4 66,67 1 0 5. Phòng kinh tế và hạ tầng 3 - - - 3 100 - 0 6. Phòng y tế 2 - - - 2 100 100 -

7. Thanh tra huyện 4 3 75.0 1 25

8. Phòng LĐ - TB và xã hội 5 1 20 3 60 1 20 9. Phòng tư pháp 3 - - - 3 100 - 0 10. Phòng Tài chính và KH 7 1 4 57,14 3 42,86 11. Phòng Giáo dục và đào tạo 9 2 22,22 4 44,44 3 33,34 12. Phòng văn hoá và thông tin 3 - - 3 100 - 0 13. Phòng dân tộc 3 1 33,33 2 66,67

II. Đơn vị sự nghiệp 1940 2 0,1 107 5,51 627 32,32 1204 62,06

1. Sự nghiệp giáo dục và

đào tạo 1982 1 100 581 1200

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3. Đài truyền thanh -

truyền hình. 5 3 60 2 40

4. Trung tâm dạy nghề 9 0 0 6 100 -

5. Trạm khuyến nông 32 0 25 78,12 7 21,88 6. Ban giải phóng mặt bằng 2 2 100 7. VPĐK quyền sử dụng đất 4 4 100 8. Quản lý dụ án QSDĐ 3 3 100 9. Dịch vụ cấp nước và môi trường. 1 1 100

Nguồn: Phòng nội vụ cung cấp

Nhìn chung nguồn nhân lực phân bố vào các phòng, ban, ngành ở huyện Phú Bình đều đạt chất lượng cao, có trình độ từ cao đẳng trở lên. Trong tổng số 72 cán bộ công chức chuyên môn quản lý Nhà nước thì số người có bằng thạc sĩ chiếm 12,5%, có bằng đại học chiếm 63,85% và có bằng cao đẳng chiếm 23,61%. Tương tự trong tổng số 1940 cán bộ công chức, viên chức thuộc khối sự nghiệp thì có 2 tiến sĩ, chiếm 0,1%, có trình độ thạc sĩ chiếm 5,51%, có bằng đại học chiếm 32,32% và có bằng cao đẳng chiếm 62,06%. Điều đó đã khẳng định huyện Phú Bình đã quan tâm phát triển nguồn nhân lực, với đội ngũ trí thức chất lượng cao.

Qua khảo sát nghiên cứu tình hình phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực làm chức năng quản lý Nhà nước có thể rút ra đánh giá sau :

* Những kết quả đạt được:

- Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đạt chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao, là nguồn lực quan trọng đáp ứng chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.

- Nhìn chung đội ngũ công chức, viên chức đều có ý thức vươn lên trong học tập, công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong học tập thường nâng cao kiến thức, tự học tập để không ngừng đáp ứng nhiệm vụ, đặc biệt là nâng cao kiến thức từ thực tế sản xuất để trên cơ sở đó đề xuất chính sách và giải pháp khả thi phát triển kinh tế - xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức quản lý Nhà nước của huyện thường xuyên chủ động cải cách hành chính, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng công tác về năng lực và phẩm chất chính trị.

* Những tồn tại hạn chế

- Tuy nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý Nhà nước đạt chất lượng cao về mặt bằng cấp, nhưng nhìn chung chưa được qui hoạch, khai thác và sử dụng có hiệu quả, cụ thể là thiếu chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và nâng cấp có bài bản để phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách hiệu quả và bền vững.

- Một bộ phận nguồn nhân lực sử dụng còn lãng phí, sử dụng chưa đúng ngành đào tạo và từng chức danh, dẫn đến sử dụng hiệu quả không cao. Một số công chức, viên chức làm việc trong các công quyền ở huyện Phú Bình còn hạn chế về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ không ít cơ quan phải đào tạo lại.

- Ý thức làm việc của đội ngũ công chức, viên chức nhìn chung là tốt, tuy nhiên một số bộ phận nhỏ thiếu ý thức kỷ luật, làm việc thiếu trách nhiệm trong công việc, tình trạng lãng phí, tham những vẫn còn đã hạn chế đến phát huy hiệu quả nguồn nhân lực.

* Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp

Đây là khu vực có số lượng nhân lực dồi dào bao gồm : các nhà quản trị kinh doanh, nguồn nhân lực từ công nhân.

- Đối với nguồn nhân lực từ quản trị kinh doanh : Đây là loại nhân lực đặc

biệt, giữ vai trò quyết định về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ

nhất, họ là người chủ động áp dụng các qui trình công nghệ mới vào sản xuất và mô

hình quản lý tiên tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Thứ hai, họ là những

người tổ chức, chỉ đạo, triển khai, nghiên cứu và phát triển phương pháp quản lý mới trong các doanh nghiệp. Từ vai trò nêu trên, yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp là phải có kiến thức, kỹ năng kinh doanh hiện đại, kỹ năng đổi mới, sáng tạo. Đây là chìa khoá mở ra cánh cửa thành công của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nguồn nhân lực công nhân : Đây là nguồn nhân lực quan trọng trong các doanh nghiệp, nó có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, huyện Phú Bình đã phát triển nhanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã tạo điều kiện cho nguồn nhân lực từ công nhân phát triển. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2013 số lượng công nhân trong các doanh nghiệp có khoảng 2115 người, tập trung trong ngành nghề : có khí, xây dựng, chế biến, điện tử trong đó có tới 60% làm việc trong các ngành công nghiệp nhẹ và chế biến thực phẩm.

Khảo sát, điều tra, ngẫu nhiên 500 cán bộ, công nhân ở 10 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình cho thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.16. Trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các doanh nghiệp ở huyện Phú Bình

Cán bộ quản trị doanh nghiệp

Công nhân trong các doanh nghiệp Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số 50 100 450 100 1. Tiến sĩ - - - - 2. Thạc sĩ 3 6,0 - - 3. Đại học 40 80,0 - - 4. Cao đẳng 7 14,0 2 0,44 5. Có chứng chỉ nghề - - 350 77,78

6. Đã qua đào tạo chư có chứng chỉ nghề - - 50 11,11

7. Chưa qua đào tạo - - 48 10,67

Nguồn: Điều tra 10 doanh nghiệp ở huyện Phú Bình

Từ kết quả khảo sát, điều tra cho thấy nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở huyện Phú Bình đều đạt chất lượng cao. Đối với cán bộ quản trị doanh nghiệp: Điều tra 50 người thì có 40 người, chiếm 80% có bằng cấp đại học, 7 người, chiếm 14% có bằng cấp cao đẳng, đặc biệt có 3 người chiếm 6% có bằng thạc sĩ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với công nhân, qua điều tra 450 người thì có tới 350 người, chiếm 77,78% đạt được chứng chỉ nghề, có 50 người, chiếm 11,71% đã qua đào tạo, nhưng chưa có chứng chỉ nghề, chủ yếu đào tạo bằng tập huấn hoặc cầm tay chỉ việc. Số còn lại 48 người, chiếm 10,67% là công nhân chưa qua đào tạo, chủ yếu sử dụng vào lao động phổ thông làm việc chân tay.

* Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp cho thấy các mặt sau đây:

* Những kết quả đạt được

- Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp rất đa dạng về mặt trình độ, bằng cấp, chuyên môn nghề nghiệp khác nhau. Bên cạnh các nhà quản trị doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ công nhân đông đảo được đào tạo nghề nghiệp cơ bản, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, không ngừng nâng cao ý thức kỷ luật trong sản xuất kinh doanh.

- Trong các doanh nghiệp, nguồn nhân lực khoa học công nghệ được quan tâm phát triển. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật thường xuyên nâng cao về trình độ chuyên môn, bằng các giải pháp kỹ thuật đã đóng góp tích cực vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính trong môi trường doanh nghiệp mới có nhiều cơ hội để ứng dụng khoa học công nghệ và chính khoa học công nghệ được ứng dụng lại tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cùng góp phần nâng cao hiệu quả và năng suất lao động của nguồn nhân lực.

- Nguồn nhân lực công nhân là đội ngũ người lao động đông đảo, hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, thuộc mọi thành phần kinh tế đang ngày càng lớn mạnh về qui mô, trình độ, chất lượng người lao động và tinh thần nghề nghiệp. Người lao động trong các doanh nghiệp ở huyện Phú Bình đã thể hiện được vai trò trong việc tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ mới, thực hiện sáng tạo và đổi mới sản phẩm.

* Những tồn tại và hạn chế.

- Chất lượng nguồn nhân lực công nhân trong các doanh nghiệp ở huyện Phú Bình chưa cao. Tuy đã có sự lớn mạnh về qui mô, trình độ chuyên môn tay nghề, cũng như ý thức lao động, những vẫn còn bộ phận không nhỏ người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, mà nguyên nhân chủ yếu là chưa được đào tạo cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bản, nhiều lao động chỉ mới đào tạo theo phương thức "chỉ tay cầm việc" nên kỹ năng lao động thấp.

- Năng suất lao động của người lao động trong các doanh nghiệp đạt ở trình độ thấp, mà nguyên nhân chủ yếu là năng lực tiếp thu công nghệ mới của người lao động thấp. Qua đó, có thể khẳng định, cải thiện chất lượng lao động và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ là hai hoạt động chủ đạo có tác động làm tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp ở huyện Phú Bình.

- Thu nhập và đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp ở huyện Phú Bình đạt ở mức độ thấp. Do thu nhập và đời sống thấp đã tác động làm giảm chất lượng nguồn lao động. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập thấp và điều đó đã ảnh hưởng đến đảm bảo đời sống và sức khoẻ, cũng như tinh thần của người lao động.

* Nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn cả nước nói chung và ở huyện Phú Bình nói riêng chủ yếu là nguồn nhân lực từ nông dân, chiếm khoảng 70 - 80% lực lượng lao động toàn huyện, chủ yếu là lao động nông nghiệp, ngoài ra còn có lao động làng nghề, nghề phụ và dịch vụ buôn bán. Tuy nhiên nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn Phú Bình vẫn chưa được khai thác, chưa được tổ chức đầy đủ, bởi vì sản xuất lâu nay vẫn mang tính chất truyền thống, với những cây con truyền thống, tự cung, tự cấp, năng suất hiệu quả kinh tế thấp. Người nông dân thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, không được hướng dẫn vẫn có thể canh tác bình thường.

Để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi không thể chấp nhận kiểu canh tác truyền thống đó mà phải ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì vậy cần

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 67 - 76)