Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 108 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3.Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo

Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục còn eo hẹp và việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đào tạo là vấn đề quan trọng và cấp thiết, xã hội hoá giáo dục đào tạo nhằm thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo và là sức mạnh tổng hợp phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.

Trong nhiều năm gần đây, huyện Phú Bình đã đa dạng hoá các hình thức giáo dục đào tạo trên cơ sở xã hội hoá nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế như: xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học, cao đẳng, xã hội hoá đào tạo nhân lực trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, xã hội hoá giáo dục bậc phổ thông. Để tiếp tục thúc đẩy việc xã hội hoá giáo dục đào tạo trong thời gian sắp tới phải tiến hành các giải pháp sau:

- Bên cạnh khuyến khích con em huyện Phú Bình thi vào các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Thái nguyên, Hà nội cần phát triển các hình thức đào tạo khác như: đào tạo không tập trung tại địa bàn huyện, đào tạo theo hợp đồng giữa các trường đại học, cao đẳng với trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện, cũng như các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế trên địa bàn huyện. Thông qua đào tạo theo các hình thức trên sẽ nhằm đáp ứng yêu cầu học tập để nâng cao trình độ, chuyển đổi nghề nghiệp, tiêu chuẩn hoá cán bộ. Đây là các hình thức phù hợp với hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cảnh cán bộ hiện nay đang đảm nhiệm công việc kết hợp vừa học, vừa làm, vừa có nguồn kinh phí đóng góp của người học, vừa tạo điều kiện để người học nâng cao trình độ chuyên môn quản lý và kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện.

- Trong những năm sắp tới huyện phú Bình có nhu cầu lớn nguồn nhân lực về chuyên môn kỹ thuật với chất lượng cao, vì hiện nay đã và đang hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với ngành nghề khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu này việc xã hội hoá đào tạo bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở huyện Phú Bình có tầm quan trọng đặc biệt, việc xã hội hoá đào tạo bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có thể thực hiện dưới hình thức : Đào tạo nghề trong các doanh nghiệp theo cách "cầm tay chỉ việc" hoặc là khuyến khích các cơ sở dạy nghề tư nhân đào tạo ngắn hạn và phổ cập nghề, mở các trung tâm dạy nghề và trung tâm xúc tiến việc làm ở huyện để trang bị kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp phổ thông để người học tự giải quyết công ăn việc làm đẻ mưu sinh cuộc sống của mình.

- Một trong những giải pháp pháp triển nguồn nhân lực lâu dài là thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Một thực trạng hiện nay là nguồn nhân lực đào tạo mất cân đối giữa lực lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng so với lực lượng lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ".

Mặt khác theo các cơ sở đào tạo nghề, hiện nay vẫn còn tình trạng mất cân đối về ngành nghề đào tạo, hầu hết học sinh học các ngành kế toán, kinh tế quốc dân, y dược, luật....vv, còn những ngành công nghiệp nặng ít học sinh theo học như: điện, điện tử, cơ khí, xây dựng. Tình trạng đó dẫn đến ngành thì thiếu nhân lực, ngành thì thừa nhân lực, nhiều người làm việc trái ngành, trái nghề, thậm chí phải làm những công việc chân tay đơn giản. Thực trạng gây nên lãng phí lớn về tiền của cho cả Nhà nước và người học.

Để từng bước giải quyết tình trạng trên, cần phải làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh với những biện pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Cung cấp cho học sinh phổ thông những thông tin về những ngành nghề đào tạo, trong đó làm rõ nhu cầu lao động của xã hội, những ngành nghề thị trường lao động cả nước, trong tỉnh và huyện có nhu cầu lao động trước mắt, 8 năm đến 10 năm tiếp theo. Từ những thông tin về nhu cầu lao động của xã hội sẽ tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn ngành nghề ngay trong những năm học ở những cấp học cơ sở để lựa chọn hướng đi cho bản thân hoặc có thể học tiếp cấp trung học phổ thông hoặc có thể vào học các trường đào tạo nghề.

+ Các trường trung học phổ thông trong huyện Phú Bình cần thành lập trung tâm hỗ trợ hướng nghiệp cho học sinh. Trung tâm hướng nghiệp sẽ cung cấp các dịch vụ giúp học sinh giúp ngắn khoảng cách giữa kiến thức được học với nghề nghiệp tương lai của mình. Nếu làm tốt công tác hướng nghiệp, định nghiệp cho học sinh phổ thông sẽ dần khắc phục sự bất cập trên sẽ dần dần thay đổi được quan niệm " trọng thầy hơn trọng thợ" và khắc phục được tình trạng " thừa thầy, thiếu thợ " đã và đang diễn ra ở Việt nam nói chung và ở huyện Phú Bình nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 108 - 110)