5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Thực trạng thể lực, trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của
nhân lực lao động ở huyện Phú Bình
3.2.2.1. Thực trạng về thể lực
Tình trạng sức khoẻ của nhân dân nói chung và người lao động nói riêng trên địa bàn huyện Phú Bình nhìn chung còn thấp. Điều đó nói lên thể lực của người lao động còn nhiều hạn chế, thể hiện ở những mặt sau :
- Thể trạng của người Việt nam nói chung và ở huyện Phú Bình nói riêng còn hạn chế. Theo điều tra mức sống dân cư Việt nam năm 2000 về tình trạng dinh dưỡng của người lớn thông qua chỉ số BMT cho thấy : Người bình thường chiếm 48,2%, người quá gầy chiếm 3,5%, người gầy chiếm 18,5%, người hơi gầy chiếm 24,1%, và người béo chỉ chiếm có 5,7%.
Tuy nhiên cho đến nay chỉ số đó cải thiện đáng kể do số người bình thường và người béo có xu hướng tăng lên.
- Sự không đảm bảo về dinh dưỡng, điều kiện sống thiếu thốn đã dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em mắc bệnh truyền nhiễm còn cao, đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cả trong hiện tại lẫn tương lai.
Biểu 3.8. Tình hình sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em Đối tƣợng Tỷ lệ thiếu cân
(%) Tỷ lệ thiếu chiều cao (%) Tỷ lệ tử vong (Trên 1000 ca) - Trẻ số sinh 17 31 - Trẻ dưới 5 tuổi 39 34 40 - Bà mẹ sinh con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Số liệu trên là do UNDP điều tra năm 2001 về tình hình sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Việt nam. Mặc dù các chỉ số này đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây, nhưng tình trạng suy dinh dưỡng vẫn là vấn đề nổi cộm ở Việt nam chưa có số liệu chính thức về tình hình sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ở huyện Phú Bình , nhưng theo đánh giá của cơ quan quản lý y tế huyện thì tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao, khoảng trên dưới 20%, đang phấn đấu giảm tỷ lệ này xuống 17% vào năm 2015.
- Trong thời gian gần đây, khi mức sống đã được cải thiện thì lại xuất hiện một số bệnh gắn liền với thay đổi lối sống như : bệnh tai biến tim mạch, cao huyết áp, suy tim....vv. Các căn bệnh đó có chiều hướng gia tăng trong lực lượng lao động trẻ,, khoẻ và nếu không có sự thay đổi trong lối sống phù hợp thì ảnh hưởng hạn chế đến sức khoẻ nguồn nhân lực cả trong hiện tại và tương lai.
- Sự biến đổi khí hậu, cùng với sự tác động trực tiếp của môi trường sống bị ô nhiễm như : thiếu nguồn nước sạch , ô nhiễm không khí, ô nhiễm hoá chất độc hại và điều kiện ăn ở chật hẹp, khó khăn, đặc biệt ở khu vực gần các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các vùng nông thôn, vùng núi còn nghèo, đã làm cho sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng, bệnh tật có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Điều đó đã làm hạn chế đến năng lực làm việc và nâng cao hiệu suất công việc của người lao động. một vấn đề nữa trong bảo vê sức khoẻ người lao động là làm sao giảm thiểu tai nạn giao thông. Trong những năm gần đây tai nạn giao thông thường xuyên sẩy ra, gây nên tử vong chấn thương làm giảm năng lực làm việc của người lao động. Ngoài tai nạn giao thông còn có hàng loạt các tai nạn khác do nguyên nhân khác nhau như: tai nạn nghề nghiệp, cháy nổ ...vv. cũng ảnh hưởng khả năng lao động của người lao động.
Để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và người lao động, huyện Phú Bình đã quan tâm đến củng cố hệ thống y tế. Cho đến nay hệ thống y tế đã có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế, 1 trung tâm dân số và kế hoạch hoá gia đình, 3 phòng khám khu vực, 21 trạm xá xã, 26 cơ sở y dược tư nhân và trên 300 y tế thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bản. Nguồn nhân lực cũng không ngừng phát triển với 51 bác sỹ, 38 y sỹ, 85 điều dưỡng viên, 25 dược sỹ cao cấp, y sỹ học cổ truyền và hàng trăm y tế thôn bản.
Từ thực trạng sức khoẻ nhân dân, hệ thống cơ sở y tế của huyện có rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế sau:
- Công tác chăm lo sức khoẻ cho nhân dân và người lao động được huyện quan tâm sát sao, trong đó đào tạo nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống y tế là quan trọng nhất.
- Công tác dân số và nâng cao chất lượng dân số đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, cung cấp dịch vụ y tế, giảm thiểu suy dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm trú trọng đặc biệt.
- Công tác xã hội hoá y tế không ngừng phát triển với các hình thức đa dạng (phòng khám y tế tư nhân) đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân dân.
Tuy nhiên vẫn còn hạn chế là:
- Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, bệnh truyền nhiểm chiếm tỷ lệ cao đã và đang tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực.
- Các yếu tố ngoại cảnh như: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, trật tự giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm..vv đang có xu hướng gia tăng, đã làm suy giảm chất lượng nguồn nhân lực trong huyện.
Tóm lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải không ngừng nâng cao
thể chất cho người dân vì đó là tiền đề để nâng cao dân trí, trình độ văn hoá chuyên môn của người lao động.
3.2.2.2. Thực trạng về trình độ văn hoá
Trong những năm qua, công tác Giáo dục - Đào tạo ở huyện Phú Bình đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có lực lượng lao động trực tiếp tham gia các lĩnh vực, các ngành kinh tế quốc dân. Điều đó thể hiện qua trình độ văn hoá của nguồn lao động Phú Bình sau đây:
Bảng 3.9. Trình độ văn hoá của ngƣời lao động phân theo vùng năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) I. Nguồn lao động phân
theo trình độ văn hoá 97.858 100 44.188 100 37.314 100 16.395 100
- Chưa đi học 519 0,53 120 0,27 149 1,4 250 1,52 - Học học hết cấp I 6624 6,77 2209 5,0 2612 7,0 1803 11 - Đã tốt nghiệp cấp I (tiểu học) 18.640 19,04 6628 15,0 7462 20,0 4590 28 - Đã tốt nghiệp cấp II (THCS) 52.710 53,85 26.512 60,0 18,657 50,0 7541 46 - Đã tốt nghiệp cấp III (THPT) 19.365 19,81 8710 19,7 8434 14,6 2211 13,48
Nguồn: Phòng lao động thương bình xã hội huyện Phú Bình
Qua biểu số 8 cho thấy trình độ văn hoá của nguồn lao động được phân thành 5 cấp đó là: chưa đi học (mù chữ), chưa học hết cấp I (đã xoá nạn mù chữ), đã tốt nghiệp cấp I (tiểu học), đã tốt nghiệp cấp II (PTCS) và đã tốt nghiệp cấp III (THPT). Nhìn chung cách phân loại trình độ văn hoá trên là rất phù hợp với thực tế hiện nay, trong đó làm rõ người mù chữ, người chưa học hết tiểu học với người đã có trình độ học vấn từ cấp I đến cấp III được công nhận về mặt bằng cấp.
Nhìn chung trình độ văn hoá của người lao động theo 5 cấp độ trên là chưa cao. Đại đa số người lao động chỉ mới tốt nghiệp cấp II, chiếm bình quân 53,85%, trong khi đó vẫn còn 0,53% người lao lao động mù chữ, 6,67% người lao động chưa học hết cấp I, số người lao động tốt nghiệp cấp III (THPT) chiếm tỷ lệ còn thấp, với 19,81%.
Trình độ văn hoá của người lao động giữa các vùng còn có sự chênh lệch. Vùng I là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thì mặt bằng văn hoá cao hơn vùng II và vùng III. Số người lao động chưa biết chữ ở vùng I chiếm tỷ lệ 0,27%, trong khi ở vùng II, vùng III cùng tiêu chí đó chiếm 1,4% và 1,52%, tương tự tỷ lệ số người lao động đã tốt nghiệp cấp II (THCS) vùng I chiếm tới 53,85%, trong khi vùng II chỉ chiếm tỷ lệ 50% và vùng III là 46%, một chỉ tiêu cần quan tâm hơn là tỷ lệ người lao động đã tốt nghiệp cấp III (THPT), vùng I đạt khá cao với 19,71% trong khi vùng II chỉ chiếm 14,6% và vùng III là 13,46% .
Để phân tích làm rõ hơn trình độ văn hoá của người lao động ở huyện Phú Bình, đề tài đã thực hiện điều tra, khảo sát ở 10 xã thuộc 3 vùng: (vùng I, vùng II.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vùng III) đại diện, với mỗi xã điều ta 150 lao động theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. Cụ thể:
- Vùng I : chọn 4 xã, bao gồm : Bàn Đạt, Đồng Liên, Tân khánh, Đào Xá. - Vùng II : chọn 3 xã, bao gồm: Tân Đức, TT Hương Sơn, Xuân Phương - Vùng II : chọn 3 xã, bao gồm: Thượng Đình, Điềm Thuỵ, Úc Kỳ.
Để đánh giá đúng thực trạng trình độ văn hoá của người lao động chúng tôi tiến hành điều tra về trình độ học vấn và phỏng vấn người lao động về những thuận lợi, khó khăn cụ thẻ là:
- Trình độ học vấn của người lao động đạt cấp độ nào ? Theo đó các cấp độ chia làm 5 mức : chưa đi học, chưa học hết cấp I, đã tốt nghiệp cấp I (tiểu học), đã tốt nghiệp cấp II (trung học cơ sở), đã tốt nghiệp cấp III (trung học phổ thông).
- Những thuận lợi và khó khăn, hạn chế trong việc nâng cao trình độ văn hoá của người lao động.
Bảng 3.10. Trình độ văn hoá của ngƣời lao động qua điều tra ở huyện Phú Bình
STT xã, Thị trấn TS lao động điều tra Tỷ lệ % chƣa biết chữ chƣa học hết cấp I Đã tốt nghiệp cấp I Đã tốt nghiệp cấp II Đã tốt nghiệp cấp III ● Vùng I 600 0,83 2,0 32,59 46,17 17,49 1 xã Bàn Đạt 150 0,67 1,33 33,34 45,99 18,67 2 xã Đồng Liên 150 0,67 2,67 32,03 46,03 18,63 3 xã Tân Khánh 150 1,33 2,67 31,99 46,67 17,34 4 xã Đào xá 150 0,67 1,33 38,0 48,66 15,34 ● Vùng II 450 1,78 3,78 30,44 47,56 16,44 5 xã Tân Đức 150 1,33 3,33 28,67 50,68 15,99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 TT Hương Sơn 150 2,0 4,0 29,33 48,01 16,67 7 xã Xuân Phương 150 2,0 4,0 33,33 44,00 16,67 ● Vùng III 450 3,11 6,67 41,05 36,94 12,22 8 xã Thượng Đình 150 3,33 6,67 40,05 36,83 12,67 9 xã Điềm Thuỵ 150 3,33 6,67 41,33 36,0 12,67 10 xã Úc Kỳ 150 2,67 6,67 41,33 38.0 11,33 Tổng số 1500 1,91 4,15 34,69 43,56 15,69
Nguồn : Điều tra trình độ văn hoá người lao động của tác giả đề tài.
Kết quả điều tra về trình độ văn hoá của 1500 người lao động cho thấy không có sự khác nhau nhiều so với thông tin do phòng lao động - TBXH cung cấp về tỷ lệ các cấp bậc theo 5 mức đã phân tích ở trên. Qua điều tra 1500 người lao động có tới 1,91% số người chưa biết chữ, 4,15% số người chưa học hết tiểu học (cấp I), số lao động đã tốt nghiệp cấp I chiếm 34,69%, đã tốt nghiệp cấp II chiếm 43,56% và 15,09% là số lao động đã tốt nghiệp cấp III. Có thể nói trình độ văn hoá của người lao động đã được nâng lên với tỷ lệ số người lao động biết chiếm tới 98,09%. Các số liệu của những năm trước đây (cụ thể là năm 2000 tỷ lệ số người biết chữ chỉ chiếm có 95,54%) cho thấy trình độ văn hoá của người lao động có xu hướng tăng lên.
Qua điều tra ở 10 xã thuộc 3 vùng kinh tế - xã hội (vùng I, vùng II, vùng III) cho thấy còn có sự chênh lệch về trình độ văn hoá giữa các vùng. Vùng I là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi có tỷ lệ số người biết chữ chiếm tới 99,17%, trong khi số người biết chữ vùng II chỉ chiếm 98,22% và vùng III là 96,89% là những vùng điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung qua số liệu điều tra, cũng rất phù hợp với số liệu do phòng lao động - TBXH cung cấp cho thấy đại đa số người lao động mới tốt nghiệp cấp II, chiếm tới 43,56% , tốt nghiệp cấp I chiếm tới 34,69% .Tỷ lệ số người lao động cấp III quá thấp, chỉ chiếm có 15,69%, trong đó vùng I chiếm 17,49%, vùng II : 16,44% và thấp nhất là vùng III chỉ chiếm có 11,33%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Những thuận lợi và khó khăn qua phỏng vấn của người lao động về việc nâng cao trình độ văn hoá của người lao động được rút ra sau đây :
* Về thuận lợi:
- Trong những năm qua, mạng lưới giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện Phú Bình đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất. Đến nay, tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong huyện đều có cơ sở vật chất riêng biệt. các trường không còn tình trạng học 2 ca, thay vào đó các trường tổ chức học 2 buổi/ngày.
- Trang thiết bị phục vụ dạy và học được trang bị khá đầy đủ, đặc biệt các trang thiết bị hiện đại như : máy tính, phương tiện nghe nhìn.... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện.
- Trên địa bàn huyện đã có Trung tâm giáo dục thường xuyên làm chức năng,
nhiệm vụ dạy bổ túc văn hoá cho các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông, nhằm nâng cao trình độ văn hoá cho người lao động.
- Đội ngũ giáo viên các cấp đủ về mặt số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao học vấn cho người lao động.
* Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù trong những năm gần đây đã được chính quyền các cấp của huyện quan tâm phát triển màng lưới trường học, nhất là quan tâm đến xây dựng trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Phú Bình, nhưng so với yêu cầu nâng cao trình độ văn hoá cho người lao động để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH thì vẫn còn nhiều hạn chế.
- Trước hết về cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục, trong đó trung tâm giáo dục thường xuyên còn sơ sài, phòng học, chức năng trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, trường học và bàn ghế thiếu và xuống cấp nghiêm trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Màng lưới trung tâm, giáo dục thường xuyên chưa được mở rộng xuống các địa bàn khắp huyện, nhất là ở địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa thị trấn, trung tâm đô thị. Điều đó đã ảnh hưởng đến học tập của người lao động do phải đi xa, mất thời gian, không kết hợp được lao động sản xuất với học tập văn hoá.
- Nhận thức của người lao động nâng cao trình độ văn hoá cho bản thân còn hạn chế, nhất là các đồng bào dân tộc ít người. Họ cho rằng học văn hoá không để làm gì, sản xuất nông nghiệp truyền thống không cần đến trình độ văn hoá, vì vậy học chỉ quan tâm đến mùa màng được mùa hay thất bát, thu nhập một mùa được bao nhiêu. Đây là một hạn chế của người nông dân thiếu học vấn để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp.
- Hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay cũng đã hạn chế đến học tập nâng cao trình độ văn hoá của người lao động. Thực tế cho thấy có một số người nhận thức được vai trò và tác dụng của việc học tập văn hoá, nhưng do khó khăn về kinh tế,