Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Bình là một huyện Trung du thuộc tỉnh Thái Nguyên, có toạ độ địa lý ở 21o 23 33' - 21o 35 22 vĩ độ Bắc và 105o 51 - 106o 02' kinh độ Đông. Huyện Phú Bình tiếp giáp với các địa phương như sau :

- Phía Bắc giáp huyện Đông Hỷ - Thái Nguyên

- Phía Tây giáp huyện Phổ Yên Thành phố Thái Nguyên

- Phía Đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (bao gồm các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên và Yên Thế).

Với vị trí đó, huyện Phú Bình nằm về phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, từ Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên khoảng 26 km, cách Thủ đô Hà Nội khoảng hơn 100 km và thành phố Bắc Ninh khoảng 50 km. Có thể khẳng định với vị trí đó Phú Bình rất thuận lợi về cơ sở hạ tầng giao thông, có lợi thế trong giao lưu thương mại, đi lại của nhân dân, tiếp cận khoa học công nghệ cũng như phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Địa hình huyện Phú Bình là địa hình Trung Du bán sơn địa, bên cạnh đồng bằng xen lẫn địa hình gò đồi. nếu phân loại có thể chia thành 3 nhóm địa hình như sau:

- Nhóm địa hình đồng bằng: theo kiểu đồng bằng a lu vi, nằm ở rìa Đồng Bằng Bắc Bộ với cao độ địa hình từ 10 - 15m.

- Nhóm địa hình đồng bằng xen lẫn: Với đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ, có

độ cao địa hình vào khoảng 20 - 30m.

- Nhóm địa hình gò đồi : thuộc kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng

bát úp với độ cao tuyết đối 50 -70m.

Tóm lại địa hình huyện Phú Bình là địa hình bán sơn địa, xen lẫn đồng bằng

với đồi núi thấp. rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, trong nông nghiệp có lợi thế phát triển hệ thống cây trồng đa dạng. Tuy nhiên với địa hình đó còn có những hạn chế trong canh tác cây trồng do đồng ruộng manh mún (nhiều thửa), bậc thang, gây khó khăn trong tưới tiêu cây trồng, khó hình thành cánh đồng mẫu lớn, hạn chế đến hiệu quả cây trồng.

3.1.1.3. Khí hậu và thuỷ văn

Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu miền núi Trung Du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.

Theo số liệu của Tổng cục khí tượng thuỷ văn, nhiệt độ Trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1o - 24,4o C. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 - 28,9o C) và tháng lạnh nhất (tháng 1-15,2o C). Tổng tích ôn hơn 8.000o C. Tổng giờ nắng giao động từ 1.206 - 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155Kcal/cm2.

Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 - 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81 - 82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6,7,8 và thấp nhất vào tháng 11,12.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có thể nói điều kiện khí hậu - thuỷ văn của Phú Bình khá thuận thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê do Phòng Thống kê huyện Phú Bình cung cấp, năm 2013 Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.936 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 13.570 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp 6.218 ha (chiếm 25%), đất nuôi trồng thuỷ sản 431 ha (chiếm 1,7%); đất phi nông nghiệp 4.606 ha (chiếm 18,5%) và đất chưa sử dụng 111 ha (chiếm 0,5%). Như vậy trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đất lâm nghiệp chỉ chiếm 25%. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện.

Trong diện tích đất lâm nghiệp của huyện không còn rừng tự nhiên. Toàn bộ diện tích 6.218 ha rừng của huyện là rừng trồng, chủ yếu là cây keo.

Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện trong thời gian qua tuy có giảm nhưng không biến động lớn. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều.

3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Chủ yếu là nguồn cát, đá sỏi ở sông cầu, đây là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện.

3.1.1.6. Tài nguyên nước

Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình khá phong phú, chủ yếu của sông cầu và các suối, hồ đập.. Sông Cầu là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Phú Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Cầu còn là đường giao thông thuỷ quan trọng.

Phú Bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Hệ thống kênh đào cung cấp nước tưới cho các xã nó đi qua. Ngoài ra Phú Bình còn có hệ thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 38)