Kinh nghiệm các nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 26 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm các nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong xã hội hiện đại, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển bất cứ của quốc gia nào, bởi vì phải có những con người có đủ khả năng, đủ trình độ mới có thể khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực khác. Trong những năm qua, đã có nhiều nước thành công trong sự phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. sau đây là kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

a. Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước đi đầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhật Bản tự nhận thấy là một nước nghèo tại nguyên thiên nhiên, để phát triển chỉ có một con đường trông chờ vào chính người dân Nhật Bản và vì vậy Chính phủ nước này đặc biệt quan tâm đến giáo dục - đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu. Một trong những chiến lược phục hồi Nhật Bản là cải cách hệ thống giáo dục để đào tạo lực lượng lao động không chỉ có năng lực tiếp thu thành tựu khoa học của thế giới mà còn có khả năng phát triển, khả năng ứng dụng sáng tạo vào thực tế. Năm 1947 Luật giáo dục đã được ban hành chỉ rõ giáo dục được coi là nhiệm vụ của Quốc gia và là quyền cơ bản của người dân Nhật Bản. Nền giáo dục được thể chế hoá theo hướng dân chủ hơn nhằm phục vụ một xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển thái bình, dân chủ. Theo đó, chương trình giáo dục đối cấp tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi được miễn học phí. Kết quả là tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng nước này ngày càng nhiều. Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Nhật bản tiến hành các biện pháp sử dụng và quản lý nhân lực theo hướng khuyến khích người lao động, tăng cường học tập, nâng cao kỹ năng tay nghề, theo đó nước này thực hiện trả lương và tiền thưởng theo thâm niên. Nếu như ở các nước phương Tây, chế độ này chủ yếu dựa nào năng lực và thành tích cá nhân thì ở Nhật Bản hầu như không có trường hợp cán bộ trẻ nào, ít tuổi nghề lại có chức vụ và tiền lương cao hơn người làm lâu năm.

b. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc.

Chính sách giáo dục được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Đây là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia này. Năm 1950 Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chủ trương xoá nạn mù chữ, kết quả là đã thanh toán xong nạn mù chữ. Tiếp theo những năm sau này hệ thống giáo dục đều được đẩy mạnh như : Phát triển giáo dục hướng nghiệp trong các trường học, các trường dạy nghề kỹ thuật (1970), đẩy mạnh hoá hoạt động nghiên cứu và giáo dục trên lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và học suốt đời. Năm 1992, Hàn Quốc thực hiện cải cách giáo dục với mục tiêu tái cấu trúc hệ thống giáo dục hiện có thành một hệ thống giáo dục hiện có thành một hệ thống giáo dục kiểu mới, đảm bảo cho người dân được học suốt đời. Tháng 12 năm 2001, chính phủ Hàn Quốc công bố chiến lược Quốc gia lần thứ nhất về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2001 - 2005, tiếp đó từ năm 2006 -2010 Quốc gia này thực hiện Quốc gia theo hướng nâng cao hiệu quả. Nội dung chính của các chiến lược này là tập trung đề cập với sự tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp, trường đại học và các cơ sở nghiên cứu trong việc nâng cao trình độ sử dụng và quản lý chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong khu vực công nghiệp, xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiến thức chuyên môn, kỹ năng công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, thông tin cho việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển thị trường tri thức.

c. Kinh nghiệm từ Singapore

Singapore là một Quốc gia ở Đông Nam Á được coi như là hình mẫu để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Là một Quốc gia nhỏ bé, nhưng đã thành công trong việc xây dựng một đất nước có trình độ dân trí cao và một hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu ở Châu Á. Hệ thống giáo dục của Singapore luôn hướng đến khả năng, sở thích, cũng như năng khiếu của từng học sinh, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng của mình. Ông Lý Quang Diệu đã đề ra mục tiêu "Biến Singapore thành một xã hội học vấn cao, giáo dục chính là chìa khoá để nâng cao đời sống và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển". Chính vì vậy, giáo dục - đào tạo ở Singapore được ưu tiên toàn diện. Ngân sách được ưu tiên, đào tạo toàn diện kết hợp với khoa học kỹ thuật và văn hoá truyền thống, trường học được mở rộng với tất cả những ai có điều kiện học tập. Do vậy, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu có mật độ cao trong một quốc gia nhỏ bé, trong đó một số trường trở nên nổi tiếng trong khu vực.

* Những kinh nghiệm rút ra từ các nước có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trên thế giới đã có nhiều quốc gia đạt được thành công trong tăng trưởng và phát triển kinh tế nhờ vào chú trọng phất triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển con người. Do vậy việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước cho phép chúng ta rút ra những bài học bổ ích có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể của huyện Phú Bình trong thời gian sắp tới như sau :

- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi Quốc gia, sự đóng góp

của các nguồn lực vật chất vô cùng quan trọng, song nguồn nhân lực chất lượng cao mới là yếu tố quyết định, giữ vai trò then chốt, trong việc nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh Quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Kinh nghiệm của các nước thành công trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho thấy chính sách phát triển nguồn nhân lực luôn phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của mỗi nước.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là quá trình chuyển đổi căn bản từ lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến nhằm tạo ra năng suất lao động cao.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc khảo cứu đó là :

Qua nghiên cứu kinh nghiệm từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore..vv cho thấy các nước đều có chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lược cao, tức là một nguồn nhân lực có trình độ học vấn và kỹ thuật nghề nghiệp cao, có sức khoẻ tốt. Nội dung quan trọng của chiến lược này là đầu tư, cải cách hệ thống giáo dục, từ đó tạo ra nền móng nguồn lao động có chất lượng cao.

Để thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đó, các nước đã đề ra một hệ thống chính sách, hệ thống pháp luật nhằm can thiệp của Nhà nước. Thông thường các chính sách, pháp luật đó lồng ghép vào các chính sách xã hội như: chính sách việc làm, chính sách tiền lương, chính sách có liên quan đến phúc lợi xã hội, chính sách khuyến khích giáo dục đào tạo.

- Điểm chung nhất của các nước thực hiện thành công chiến lược nguồn nhân lực chất lượng cao là xây dựng đội ngũ trí thức lớn có khả năng và tiếp thu áp dụng thành công vốn tri thức mới và công nghệ tiên tiến, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống, thực hiện thành công CNH, HĐH để từng bước biến quốc gia của mình thành một xã hội có học vấn cao.

- Một kinh nghiệm của các nước có chiến lược nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao là kinh nghiệm thu hút nhân tài. Có nhiều cách thu hút nhân tài khác nhau, nhưng chung lại các nước khác nhau đều thực hiện hỗ trợ chính sách học bổng, khuyến khích làm việc, trả lương cao, hình thành cơ chế hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực như: Thành lập trung tâm tìm người tài, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viên, thực hiện liên kết giữa các trường đào tạo với doanh nghiệp, cũng như xây dựng trung tâm phát triển tài năng.

- Đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, từng bước thực hiện chiến lược nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, các nược thực hiện chính sách đầu tư phổ cập giáo dục toàn dân, tạo mọi cơ hội cho mọi người thể hiện những năng lực của mình. Nhà nước thực hiện cung cấp ngân sách cho các trường công để đảm bảo sự bình đẳng cơ hội học tập của mọi người như : giảm học phí đối với người nghèo, trợ cấp tài chính cho các đối tượng học sinh nghèo. Nguồn ngân sách Nhà nước còn tập tung đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật nhằm khuyến khích phát triển và nâng cao chất lược nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)