Số lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Số lượng nguồn nhân lực

Để cho nền kinh tế huyện Phú Bình tăng trưởng nhanh và bền vững, một mặt phải không ngừng khai thác mọi nguồn lực sẵn có, mặt khác phải sử dụng một cách có hiệu quả nhất, trong đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến việc khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực khác.

Quá trình phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế. Chất lượng nguồn nhân lực là thực hiện khai thác tiềm năng, sức mạnh của con người trong hiện tại và

tương lai. Vì vậy số lượng nguồn nhân lực là qui mô và chất lượng dân số, qui mô

và chất lượng nguồn lao động, nói tóm lại số lượng nguồn nhân lực bao gồm nguồn nhân lực hiện tại và nguồn nhân lực tiềm năng.

3.2.1.1. Về phát triển dân số

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực thường phải bắt đầu từ công tác dân số. Quy mô và chất lượng dân số vừa phản ánh tiềm năng, sức mạnh của nguồn lực, vừa là tiêu chí để xác định chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương.

Trong thời gian qua, nhất là giai đoạn 2009 - 2013 dân số của huyện Phú Bình có sự tăng lên, nhưng không nhiều. Điều đó thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.4. Tình hình phát triển dân số của huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên 5 năm gần đây 2009 - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

số tính nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

1/ Dân số (người) 2009 133.733 65.872 68.061 7388 126.548 2010 134.336 66.159 68.177 7620 126.716 2011 136.883 66.321 70.562 7622 129.261 2012 137.914 66.820 71.094 7679 130.235 2013 138.819 67.258 71.561 7730 131.089 2/ Tốc độ tăng (%) 2009 100,15 100,18 100,11 99,26 100,20 2010 100,30 100,44 100,17 103,18 100,13 2011 101,90 100,24 103,50 100,03 102,01 2012 100,75 100,75 100,75 100,75 100,75 2013 100,66 100,66 100,66 100,66 100,66 3/ Có cấu (%) 2009 100 49,18 50,82 5,51 94,49 2010 100 49,25 50,75 5,67 94,33 2011 100 48,45 51,55 5,57 94,43 2012 100 48,45 51,55 5,57 94,43 2013 100 48,45 51,55 5,57 94,43

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình - Thái Nguyên

Qua biểu số 4 cho thấy dân số huyện Phú Bình trong 5 qua (2009- 2013) có sự tăng lên cả về tăng tự nhiên và tăng cơ học. năm 2009 dân số huyện Phú Bình đạt 133.933 người đã tăng lên 138.819 người vào năm 2013, tăng so với năm 2009 là 103,65% (tức tăng bình quân mỗi năm là 3,6%), trong đó tăng tự nhiên 1,47% và tăng cơ học là 2,13%.

● Về cơ học giới tính: Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính, tỷ trọng giới

tính nữ có tăng lên, nhưng không đáng kể, giao động trên dưới 51,55%. Tương ứng giới tính nam có xu hướng giảm xuống từ 49,15% năm 2009 xuống còn 48,45% năm 2011 và ổn định năm 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong những năm gần đây, thực hiện cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình, công tác dân số huyện Phú Bình đã đạt được một số kết quả nhất định: Tỷ lệ dân số nam và nữ từng bước được cân đối, tình trạng sinh con trọng nam, khinh nữ từng bước được khắc phục, sức khoẻ sau sinh nở của người mẹ và con được đảm bảo và ngày càng nâng lên. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tình trạng coi trọng sinh con trai, sinh con không theo kế hoạch dẫn đến nghèo đói ảnh hưởng đến sức khoẻ, thể lực nguồn nhân lực trong tương lai.

● Về phân bố dân số: Nếu phân dân số theo khu vực thành thị và nông thôn

thì tỷ trọng dân số nông thôn chiếm chủ yếu, bình quân 94,49%, và tỷ trọng dân số thành thị chỉ chiếm 5,51%. Như vậy qua 5 năm (2009 -2013) về cơ bản phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn tương đối ổn định, không có sự chuyển dịch nhiều. Điều đó có thể thấy nguồn nhân lực ở huyện Phú Bình chủ yếu được cung cấp từ nông thôn, nhất là trong những năm gần đây do đô thị hoá, sự xuất hiện các KCN, CCN vừa và nhỏ đã tác động dịch chuyển lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang làm công nghiệp, thương mại dịch vụ, làm cho nguồn nhân lực luôn luôn biến động liên tục.

Có thể rút ra một số nhận xét về phát triển dân số ở huyện Phú Bình trong thời gian qua như sau:

- Dân số huyện Phú Bình trong 5 năm qua có sự tăng lên, nhưng không nhiều. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên biến động từ 1,31 - 1,91%, năm 2013 đạt mức cao 1,43%. So với các địa phương trong tỉnh Thái nguyên thì tốc độ tăng đó vào loại trung bình, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Phú Bình. Đã có sự chuyển dịch về cơ học dân số từ địa phương khác đến, vào khoảng 2,13% nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn huyện.

- Sự phân bố dân cư chưa hợp lý, chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn, vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu vào ngành trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra sự phân bố dân cư còn bất hợp lý giữa các vùng, đặc biệt là vùng núi, vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, dân số còn thưa thớt. Điều đó dẫn đến nguồn nhân lực ở những vùng này thiếu và yếu.

- Công tác kế hoạch hoá dân số ở huyện Phú Bình đã đạt được một số kết quả nhất định: về sinh đẻ có kế hoạch, về bảo vệ bà mẹ và trẻ em, đảm bảo dinh dưỡng và chống còi xương, chống suy dinh dưỡng, mắc bệnh truyền nhiễm....vv. Điều đó tạo điều kiện để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai về mặt thể lực, trí lực và tâm lực.

3.2.1.2. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chung ở huyện Phú Bình

Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình trong giai đoạn trước mắt 2014 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Vì vậy xác định đúng đắn nguồn nhân lực là tiêu chí quan trọng để xác định ngành kinh tế, xã hội ưu tiên phát triển.

Nguồn nhân lực được xác định bao gồm : Lực lượng trong độ tuổi lao động hiện tại chưa và đang tham gia các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, học sinh - sinh viên đang học trong các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và các đối tượng khác (trên dưới độ tuổi lao động nhưng còn sức lao động). Cụ thể nguồn nhân lực của huyện Phú Bình từ năm 2009 - 2013 như sau:

Bảng 3.5. Nguồn nhân lực xã hội trên địa bàn huyện Phú Bình

TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013

I Dân số 133.933 134.336 136.883 137.914 139.819

II Nguồn lao động người 87.063 93.171 101.255 106.870 111.664

1 Lao động trong độ tuổi " 78.410 83.540 90.306 95.538 98.197

TĐ: Lao động có việc làm " 74.569 79.780 86.693,7 91.239 93.681,0

2 Học sinh - sinh viên " 6.985 7.551 8.963 9.122 11.337

3 Đối tượng khác " 1.668 2.080 1.986 2.120 2.130

III Tỷ lệ thất nghiệp % 2,4 4,5 4,0 4,5 4,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê huyện Phú Bình

Nguồn lao động của huyện Phú Bình tăng liên tục từ 87.063 người năm 2009 lên 111.664 người năm 2013, tức là trong vòng 5 năm tăng 24.601 người, với tốc độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng bình quân 5,65%/năm, tương ứng nguồn lao động này chiếm từ 65% - 79,86% tổng dân số. Trong tổng số nguồn lực lao động thì lao động trong độ tuổi lao động chiếm từ 87% - 90%, học sinh - sinh viên chiếm từ 8,8% - 10,15% và độ tuối khác chiếm từ 1,96% -2,23%. Sự tăng lên nguồn lực lao động, ngoài lực lượng thanh niên đến độ tuổi lao động, còn có lao động đến từ các địa phương khác tham gia vào khu công nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở huyện Phú Bình còn cao và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, từ chỗ chỉ chiếm tỷ lệ 2,4% năm 2009 đã tăng lên 4,5% (2010), 4% (2011), và đạt cao nhất 4,6% năm 2013.

Hàng năm học sinh - sinh viên đã tốt nghiệp lại bổ sung vào nguồn lao động của huyện Phú Bình với số lượng ngày càng lớn, bao gồm : đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật. Đây là một nguồn lực lớn cần được sử dụng có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, tùng bước hạn chế thiếu việc làm cho nguồn nhân lực này.

Bảng 3.6. Số lƣợng học sinh đã tốt nghiệp ở các trƣờng bậc đào tạo qua các năm

2009 2010 2011 2012 2013 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số 831 100 925 100 1007 100 1206 100 1313 100 Đại học 250 30,09 289 31,24 359 35,65 450 37,31 620 47,22 Cao đẳng 205 24,67 230 24,86 268 26,61 389 32,26 423 32,22 Trung học 256 30,80 196 21,19 182 18,07 199 16,5 120 9,14 Công nhân KT 120 14,44 210 22,71 198 19,66 168 13,93 150 11,42

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê huyện Phú Bình

Qua biểu số 6 cho thấy số lượng học sinh đã tốt nghiệp ở các cấp đào tạo qua các năm ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009 học sinh đã tốt ở các cấp đào tạo là 831 người đã tăng lên 925 người (2010); 1007 người (2011); 1206 người (2012) ; và đạt 1313 người vào năm 2013. Điều này nói lên công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giáo dục - đào tạo của huyện Phú Bình đã có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên nhìn vào nguồn nhân lực này cho thấy công tác đào tạo còn bất hợp lý, cụ thể ở chỗ. - Trong cơ cấu các cấp đào tạo thì tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng khá cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đại học qua 5 năm 2009-2013 từ 30% - 47%, tương tự cao đẳng đã tốt nghiệp từ 24,67% đến 32,26%, tổng cộng cả hai cấp đào tạo này chiếm từ 54% đến gần 80%.

- Trong khi đó đào tạo ở cấp trung học (trung cấp) và công nhân kỹ thuật (CNKT) đang có xu hướng giảm xuống. Tỷ trọng học sinh tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp qua 5 năm (2009-2013) giảm dần từ 30,8% năm 2009, xuống còn 21,19% năm 2010, 18,07% (2011), 16,5% (2012) và đạt thấp nhất vào năm 2013 chỉ chiếm 9,14%. Tương tự tỷ trọng học sinh đã tốt nghiệp công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng quá thấp chỉ chiếm từ 11% - 22,7% và đang có xu hướng giảm từ 14,4% năm 2009, giảm xuống còn 13,93% (2012) và chỉ đạt 11,42% năm 2013.

- Theo tiêu chuẩn của Quốc tế cứ 1 đại học, cao đẳng phải đi liền với đào tạo 4 trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật (1:4:10) mới là hợp lý nhất. Đem so sánh cho thấy cơ cấu lao động theo trình độ ở huyện Phú Bình chuyển dịch còn chậm, chưa hợp lý. Điều đó thể hiện qua cơ cấu trình độ lao động dưới đây :

Bảng 3.7. Cơ cấu trình độ lao động Năm Đại học - Cao đẳng Trung cấp

chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật 2009 1 0,56 0,26 2010 1 0,37 0,40 2011 1 0,29 0,32 2012 1 0,24 0,20 2013 1 0,12 0,14

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê huyện Phú Bình

Qua biểu trên cho thấy cho thấy cơ cấu lao động theo trình độ ở huyện Phú Bình còn khoảng cách quá xa so với tiêu chuẩn của thế giới. Trong khi đào tạo 1 đại học, cao đẳng đi kèm với đào tạo 10 công nhân kỹ thuật thì ở đây chỉ đạt từ 0,14 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

0,40, tương tự tỷ lệ đào tạo trung học chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn là 4 thì ở đây chỉ đạt từ 0,12 - 0,56. Chính sự bất hợp lý này đã dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", đặc biệt thiếu công nhân kỹ thuật trình độ cao. Vì vậy huyện Phú Bình cần nhanh chóng điều chỉnh lại cơ cấu này để đáp ứng yêu cầu về trình độ lao động của các ngành trong xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 53)