Đánh giá chung về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nguồn nhân lực của huyện Phú Bình khá dồi dào, ngày một tăng lên cùng

với tốc độ gia tăng dân số, trong đó bao gồm nguồn lao động trong độ tuổi đã và chưa tham gia vào các ngành, lĩnh vực quản lý Nhà nước và sản xuất kinh doanh, lực lượng học sinh, sinh viên đại học đã và chưa tốt nghiệp và học sinh các trường dạy nghề ...vv. Nguồn nhân lực đó là nhân tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Cơ cấu nguồn nhân lực ở huyện Phú Bình đang chuyển dịch theo hướng tích cực, đảm bảo phân bố hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực giữa các vùng trên địa bàn huyện, đảm bảo hài hoà, cân đối trình độ theo bậc học, giữa đào tạo bậc đại học, cao đẳng với đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Nhìn chung trình độ văn hoá của người lao động đã được nâng lên, từng bước,xoá nạn mù chữ, nâng dần tỷ lệ bậc học cao hơn cho người lao động. Nhận thức của người lao động, đặc biệt là người lao động là nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc về học văn hoá, đã được nâng lên rõ rệt.

- Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, tỷ trọng lao động đã qua đào tạo từ 1,5% tổng số lao động năm 2009 đã tăng lên 3,2% tổng số lao động vào năm 2013, tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm từ 98% xuống xuống 96,8% vào năm 2013. Điều đó phản ánh chất lượng nguồn nhân lực đã được cải thiện tích cực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Tình trạng sức khoẻ và chất lượng

+ Tình trạng sức khoẻ và thể lực người lao động nói riêng và nhân dân ở huyện Phú Bình nói chung đã được nâng lên do phát triển của kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã đề ra hàng loạt các chính sách hỗ trợ cải thiện chăm sóc và sức khoẻ cho mọi tầng lớp nhân dân như : chính sách bảo hiểm y tế, chính sách dịch vụ y tế, hỗ trợ tiêm chủng ..vv. Chính vì thế các chính sách đó đã tác động nâng cao sức khoẻ và thể lực người lao động, các tác động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Về tiềm lực: Nhìn chung mọi người lao động có ý thức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, có ý chí vươn lên trong học tập công tác, năng động và sáng tạo trong học tập, tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ.

* Những hạn chế yếu kém

- Nguồn nhân lực của huyện Phú Bình tuy khá dối dào, nhưng hầu hết là lao động thủ công, chưa quan đào tạo nghề. Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động nông nghiệp chiếm trên dưới 98% mà chủ yếu chưa qua đào tạo. Điều đó đặt ra thách thức đối với huyện Phú Bình trong công tác đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Tuy đã đạt được một số kết quả trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, hạn chế những bệnh nam y, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao thể lực, trí lực cho nguồn nhân lực, nhưng huyện Phú Bình phải đang đối diện với những vấn đề sức khoẻ cộng đồng mới, đó là: các bệnh phát sinh ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, các bệnh do không đảm vảo an toàn vệ sinh thực phẩm, một số bệnh liên quan đến lối sống, các bệnh tim mạch và tai nạn, chấn thương ngộ độc.

- Mặc dù mặt bằng trình độ văn hoá và dân trí ở huyện Phú Bình đã được nâng lên, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế về tổ chức hệ thống giáo dục có hiệu quả để huy động toàn dân nâng cao trình độ văn hoá, về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, về nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt đối với vùng miền núi, dân tộc, vung sâu, vùng xa.

- Mặc dù trong những năm qua Phú Bình đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng tỷ lệ người lao động đào tạo còn thấp (mới đạt trên 3%), vẫn còn 90% người lao động chưa được đào tạo. Đây là thách thức lớn đối với huyện Phú Bình trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Mặc dù đã có sự chuyển biến trong nhận thức về vai trò, tác dụng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn, nhưng về cơ bản nền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nông nghiệp huyện Phú Bình vẫn là nền nông nghiệp truyền thống, lao động được đào tạo còn thấp nên việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế.

- Nguồn nhân lực của huyện Phú Bình sử dụng còn lãng phí, trong đó tình trạng người lao động thiếu việc làm có xu hướng gia tăng, chưa có chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài, chưa chú trọng bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp với năng lực cá nhân nhằm phát huy tối đa sở trường của người lao động.

* Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém

- Nguyên nhân khách quan:

+ Nền kinh tế huyện Phú Bình xuất phát điểm thấp, có cấu kinh tế chuyển dịch chậm, trong đó nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu lại là nền nông nghiệp truyền thống, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập và đời sống của nông dân thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến trì trệ, kìm hãm phát triển nguồn nhân lực, bởi vì với nền kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lạc hậu như vậy lẽ tất nhiên không cần nguồn nhân lực có chất lượng cao làm gì. Một khi cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhu cầu khách quan.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chưa sâu sắc. Đây là nguyên nhân dẫn đến người dân không chủ động tham gia, đóng góp vào công tác phát triển đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một khi chưa nhận thức đúng và sâu sắc thì hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động sẽ rất thấp, cũng như thiếu các chính sách khả thi để thúc đẩy phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Công tác tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là nguyên nhân dẫn đến chưa chú trọng công tác dạy nghề, hướng nghiệp cho người lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Việc cụ thể hóa các đường lối chính sách của Đảng và nhà nước còn chậm, chưa quan tâm đến việc đầu tư vào nguồn nhân lực, chưa có cơ chế chính sách khuyến khích cho đào tạo nguồn nhân lục. Việc đầu tư vào cơ sở vật chất còn chậm, chưa quan tâm nhiều đến chất lượng y tế, giáo dục, văn hóa thể thao…

3.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

3.2.5.1. Nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Mặc dù điều kiện không thuận lợi. GDP tăng trưởng liên tục ở mức khá. năm 2013, theo ước tính sơ bộ của phòng thống kê huyện tổng sản phẩm năm 2013 tăng 10,3% so với năm 2012. Trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,6%, khu vực dịch vụ tăng 12,7%.

Những thành tựu kinh tế đạt được trên có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực như tạo việc làm, tăng thu nhập để cải thiện đời sống nhân dân. Điều kiện sống ở các vùng nông thôn tiến bộ rõ rệt: điện lưới đạt 89,4%; tỷ lệ thôn, bản có đường ô tô là 81,6%; số lượng xã có tường tiểu học và trạm y tế là 99%. Đặc biệt sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ cùng với việc tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý là một sức ép lớn đòi hỏi người lao động phải tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn để thích nghi với điều kiện làm việc mới. Đồng thời để tăng năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng chú trọng đầu tư vào chất lượng lao động thông qua đào tạo và đào tạo lại.

Thứ nhất tình trạng thiếu việc làm và dư thừa lao động đang ngày càng trở

nên bức xúc, nhất là ở khu vực nông thôn. Từ năm 1990 trở lại đây khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng 16%, những lực lượng lao động trong nông thôn chỉ giảm 4%. Phần lớn lực lượng lao động chỉ ở trong nông nghiệp, chiếm khoảng 65% nhưng thời gian lao động chỉ sử dụng khoảng 65 -75%, còn lại 25 -35% là thiếu việc làm. Đặc biệt, việc mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tiến bộ khoa học kỹ thuật có những bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc đã tạo ra những biến đổi lớn trong cơ cấu việc làm khiến bộ phận người lao động không thích nghi kịp sẽ thiếu việc làm, không có thu nhập. Số liệu thống kê lao động việc làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm 2010 cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp toàn phần và trá hình của lao động đã qua đào tạo ở một số ngành có tỷ lệ khá cao, trên 10%.

Thứ hai, do tác động của giá công lao động, chính sách tiền lương và lênh lệch mức sống đã tạo ra một sự dịch chuyển lao động khá lớn giữa các ngành, thành phân vùng kinh tế dẫn đến mất cân đối nghiêm trọng trên nhiều mặt. Nhiều ngành nghề cần lao động có trình độ chuyên môn cao như khu vực quản lý Nhà nước thì số người đáp ứng ngày một giảm dần để chuyển sang khu vực có tiền công cao hơn. Sự di cư ồ ạt lao động từ nông thôn vào thành thị cũng là một thách thức lớn.

Thứ ba, cơ chế kinh tế thị trường và nhiều thay đổi trong chính sách của Nhà

nước so với trước thời kỳ "đổi mới" làm phân hoá hoàn cảnh và mức sống khiến cho bất bình đẳng về mặt xã hội tăng lên đặc biệt trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Chẳng hạn trong lĩnh vực giáo dục, việc tiếp tục theo học ở những bậc trên tiểu học ngày càng phụ thuộc nhiều điều kiện tài chính của cha mẹ. Những biến đổi này càng làm cho sự khác biệt thành thị - nông thôn và vùng địa lý càng thêm đậm nét.

Thứ tư, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình đô

thị hoá, ô nhiễm môi trường và thay đổi lối sống gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động như tỷ lệ tai nạn giao thông tăng nhanh, mắc các bệnh về đường hô hấp trên rất phổ biến.

3.2.5.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của nguồn nhânlực

Ngoài những yếu tố như thu nhập, dinh dưỡng, điều kiện sống, trình độ văn hoá và lối sống tác động đến tình trạng sức khoẻ hiện nay đã được trình bày ở phần trên, thì những thay đổi chính sách của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, luận văn sẽ tập trung phân tích ở khía cạnh này.

Trong công cuộc đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng khoá VI, về chính trị ngoại giao Việt nam từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền do dân, vì dân, mở rộng thiết chế dân chủ, ổn định chính trị. Chính sách ngoại giao mở cửa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là những tiền đề lớn cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Nhà nước đã chú ý đầu tư phát triển văn hoá xã hội, đặc biệt là giáo dục nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống thục hiện công bằng giữa các vùng, trong tầng lớp nhân dân. Trong lĩnh vực kinh tế, chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển. Quá trình đổi mới đã mang lại những bước tiến mạnh mẽ đã cải thiện đáng kể mức sống của nhân dân, phát triển con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong bối cảnh đó, Nhà nước ban hành nhiều chính sách mới trong lĩnh vực y tế nhằm đạt được mục tiêu tổng quát là nâng cao điều kiện chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Những thay đổi đó là:

* Chính sách thu một phần viện phí . Chính sách này đã tác động một phần đáng kể

đến ngành y tế, tăng nguồn ngân sách cho hoạt động của các bệnh viện. góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tinh thần tham gia trong cộng đồng. Bên cạnh những mặt đạt được, việc thu một phần viện phí tạo nên sự mất công bằng trong chăm sóc sức khoẻ sẽ được làm rõ ở nội dung tiếp theo.

* Chính sách hành nghề y dược tư nhân. Dưới tác động của chính sách, các loại hình dịch vụ tư nhân đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. hàng loạt các phòng khám tư, bệnh viên tư, bệnh viện liên doanh, nhà thuốc tư nhân đã ra đời, tích cực tham gia vào công tác sức khoẻ, đặc biệt là cung cấp dịch vụ cơ bản tại cơ sở. Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích kinh tế dịch vụ y tế tư nhân cũng có mặt trái đáng phải quan tâm.

* Chính sách bảo hiểm y tê. Bảo hiểm y té chính thức bắt đầu năm 1993 với hai

hình thức; (i) bảo hiểm bắt buộc đối với tất cả cán bộ, công nhân viên Nhà nước đương chức cũng như nghỉ hưu, (ii) bảo hiểm tự nguyện nhằm vào các đối tượng còn lại như nông dân, học sinh phổ thông và người nhà của các đối tượng có bảo hiểm bắt buộc. bảo hiểm y tế ra đời có nhiều ý nghĩa tích cực nhưng cũng đang ồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết để hoàn thiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Chính sách củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Đây cũng là một thay đổi lớn trong ngành y tế. Năm 1994, khi nhận ra các trạm y tế xã có nguy cơ sụp đỡ hoàn toàn do sự tan rã của các hợp tác xã, nơi cung cấp tài chính cho hoạt động của các trạm y tế tại cơ sở, Chính phủ đã nhận trách nhiệm trả lương cho các nhân viên y tế xã bằng nguồn ngân sách dành cho tỉnh. Nghị định năm 1998 về hệ thống tổ chức y tế địa phương đã xác định rõ vai trò nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của y tế cơ sở cũng như của cán bộ đã góp phần làm phục hồi và củng cố lại hệ thống này.

Những thay đổi chính sách trên đã tác động đến hệ thống y tế trên nhiều mặt, cụ thể là:

* Tác động trong cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế

- Ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, số lượng trạm y tế ở huyện Phú Bình không nhiều cán bộ y tế xã giảm đáng kể do không đảm bảo được quyền lợi. Đến nay 100% số xã ở các vùng nông thôn có trạm y tế. Song song với phát triển mạng lưới y tế cơ sở, trang thiết bị trong các cơ sở y tế những năm gần đây

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)