Nhóm giải pháp nâng cao thể lực sức khoẻ, nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 101 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1.Nhóm giải pháp nâng cao thể lực sức khoẻ, nâng cao chất lượng

cải thiện môi trường sống cho con người

Cùng với việc nâng cao các mặt đời sống vật chất, tinh thần cho con người thì việc nâng cao tình trạng sức khoẻ, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho người dân là tiền đề quan trọng, là bước có tính đột phá cho vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện Phú Bình. Bởi vì không có sức khoẻ thì con người không trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội được.

Trong những năm qua, huyện Phú Bình đã đạt được một số kết quả trong phát triển con người và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tuy nhiên nhìn chung tình hình sức khoẻ của người dân Phú Bình vẫn ở mức trung bình, đặc biệt tỷ lệ người có sức khoẻ yếu còn cao, trẻ em suy dinh dưỡng cũng còn quá nhiều. Nguồn nhân lực Phú Bình kém cả về tầm vóc và thể lực. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên có nhiều, nhưng nguyên nhân căn bản là do tình hình chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong những năm qua chưa thực sự tốt, mặt khác do kinh tế chưa phát triển, thu nhập và đời sống của nhân dân thấp, môi trường sống bị ô nhiễm, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khoẻ của nhân dân chưa cao, trình độ phát triển y tế và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ còn thấp. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực nhất là lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện Phú Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước mắt và lâu dài huyện Phú Bình phải không ngừng chăm lo sức khoẻ cho người dân, đặc biệt chăm lo cho thế hệ trẻ từ tuổi mầm non, nâng cao chất lượng dân số bằng các biện pháp sau :

* Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về sức khoẻ và dinh dưỡng cho mọi người dân.

Cùng với việc tăng cường khám và chữa bệnh thì việc nâng cao sức khoẻ cho người dân thông qua cung cấp tri thức bằng các chương trình truyền thông đại chúng là rất cần thiết. Các nghiên cứu đánh giá cho thấy ở Việt Nam những chương trình như vậy không đem lại kết quả như mong muốn, do vậy việc vận dụng những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này là điều cần xem xét. Ở huyện Phú Bình cũng nằm trong tình trạng đó, nghĩa là hệ thống thông tin tuyên truyền giáo dục sức khoẻ và dinh dưỡng chưa được quan tâm chú ý. Vì vậy trong thời gian sắp tới cần được ủng hộ nhu cầu, tạo được điều kiện để nhân dân có được thông tin chính xác, thiết thực để nhân dân tự họ kiểm soát phần nào đó cuộc sống và sức khoẻ của bản thân.

* Mở rộng màng lưới y tế dự phòng, tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Tình trạng tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng ở Phú Bình vẫn còn cao. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 5 tuổi giảm xuống từ 15% như hiện nay xuống còn 10% vào năm 2015. Phấn đấu đưa chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,6m trở lên, từng bước chuẩn hoá công tác đào tạo các loại cán bộ y tế và chính sách ưu đãi thu hút nhân lực y tế để trên địa bàn huyện Phú Bình có 10 Bác sĩ, 15 thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa cấp I trên 100.000 dân. Phấn đấu đến năm 2020, mức dinh dưỡng bình quân 1 người đạt 3000kcalo/ngày. Đến năm 2020 cả huyện sẽ có 45 giường bệnh/10.000 dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 101 - 102)