Bao bì là tất cả các vật dụng dùng để đóng gói sản phẩm. Bao bì được chia làm 2 loại:
Bao bì trực tiếp: là các bao bì chứa đựng trực tiếp sản phẩm như: lọ chứa sản phẩm, bao PE, v.v...
Bao bì gián tiếp: là các bao bì không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm như: thùng carton, nhãn, băng keo, v.v...
3.1. Yêu cầu bao bì khi chứa đựng trực tiếp mắm tôm chua
- Bao bì chứa mắm tôm chua phải bền chắc
- Không độc, không gỉ, mặt nhẵn, không bị ăn mòn - Không làm ảnh hưởng đến chất lượng mắm tôm chua
- Bao bì đạt tiêu chuẩn về vệ sinh bao bì thực phẩm do Bộ Y tế quy định.
3.2. Các loại bao bì dùng trong chế biến mắm tôm chua
3.2.1. Lọ chứa sản phẩm
Lọ dùng trong đóng gói mắm tôm chua có thể sử dụng lọ thủy tinh (hình 3.2.36) hoặc lọ nhựa (hình 3.2.37).
Hình 3.2.36. Lọ thủy tinh và nắp
* Yêu cầu của lọ chứa sản phẩm:
- Lọ chứa sản phẩm không bám tạp chất, bền chắc, không độc, không gỉ, bề mặt nhẵn, không bị ăn mòn, không làm ảnh hưởng đến chất lượng mắm tôm chua.
- Đối với lọ thủy tinh và lọ nhựa PET phải trong suốt, không có cặn, không bị rỗ khí bề mặt.
- Kích thước, thể tích lọ phải đúng theo kích thước, thể tích yêu cầu (200ml, 350ml, 500ml,...).
- Bao bì trước khi chiết rót phải sạch và khô ráo, chỉ tiến hành chiết rót mắm tôm chua khi bao bì sạch và khô;
- Bao bì cần phải xúc rửa, phơi hoặc sấy trước khi dùng.
* Chuẩn bị lọ
Việc chuẩn bị lọ chứa sản phẩm thường theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn kích thước và m u lọ sản phẩm
Hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu lọ chứa sản phẩm với nhiều kích thước khác nhau (hình 3.2.38).
Tùy theo khối lượng sản phẩm cần chứa mà tiến hành chọn lọ có kích thước phù hợp;
Hình 3.2.38. Một số m u lọ chứa sản phẩm Bước 2: Đặt hàng với nhà sản xuất lọ
Sau khi chọn được mẫu lọ và kích thước tiến hành đặt hàng với nhà sản xuất.
Yêu cầu nhà sản xuất lọ phải sản xuất đúng số lượng, mẫu và kích thước yêu cầu.
Bước 5: Nhận và bảo quản lọ chứa sản phẩm
kho bao bì với các yêu cầu sau:
- Nhận đúng số lượng và mẫu lọ theo đúng yêu cầu.
- Lọ chứa sản phẩm được bảo quản ở nơi riêng biệt, sạch sẽ, khô ráo, tránh bị mưa tạt.
3.2.2. Thùng carton (hình 3.2.39)
- Dùng để đóng thùng mắm tôm chua thành phẩm;
- Đóng sản phẩm vào thùng carton tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển, bảo quản và phân phối sản phẩm.
- Thùng carton khi chưa sử dụng thường dạng phẳng để thuận lợi cho
quá trình vận chuyển và lưu trữ; Hình 3.2.39. Thùng carton - Khi sử dụng cần tiến hành xếp thành thùng carton.
- Chọn kích thước thùng carton chứa sản phẩm phù hợp với kích thước và số lượng lọ sản phẩm cần đóng thùng;
- Bảo quản thùng carton nơi kho bao bì, sạch sẽ, thoáng, khô ráo, tránh bị ẩm ướt và tránh bị mưa tạt.
3.2.3. Băng keo (hình 3.2.40)
- Dùng để dán kín miệng thùng carton;
- Băng keo có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau;
- Nên chọn băng keo bảng lớn để dán kín miệng thùng carton.
3.2.4. Bao PE (hình 3.2.41)
- Một số cơ sở chế biến dùng bao PE để bao bọc bên ngoài lọ sản phẩm; - Nên chọn bao PE có kích thước phù hợp với lọ sản phẩm;
3.2.5. Màng co
- Màng co dùng để bọc lên sản phẩm giúp sản phẩm kín, đồng thời đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
- Màng co nắp: Dùng để bọc lên nắp sản phẩm sau khi đậy nắp (hình 3.2.42).
- Màng co lốc: Dùng để bọc bên ngoài lốc sản phẩm hoặc thùng sản phẩm (hình 3.2.43).
Màng co sau khi được bọc lên sản phẩm thùng sử dụng mấy sấy màng co hoặc máy bọc màng co để giúp màng co bọc kín, chắc lên sản phẩm.
Hình 3.2.42. Màng co nắp Hình 3.2.43. Màng co lốc/thùng