Tiềm năng sử dụng t− liệu và công nghệ không gian trong quản lý tổng hợp đới bờ biển ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn Hệ thống thông tin Địa lý (Trang 117 - 120)

- O S: WINDOWS

4.Tiềm năng sử dụng t− liệu và công nghệ không gian trong quản lý tổng hợp đới bờ biển ở Việt Nam

biển ở Việt Nam

4.1. Viễn thám và GIS sẽ là công cụ mạnh phục vụ lập kế hoạch QLTHĐB

Ngày nay hệ thống quan trắc trái đất bằng vệ tinh và máy bay ngày càng đ−ợc cải tiến. Độ phân giải ngày càng cao và số kênh phổ càng nhiều và chi tiết, chẳng hạn độ phân giải đạt d−ới 1m và số kênh phổ có đến trên 10. Việc xử lý dữ liệu cũng đạt đ−ợc tiến bộ to lớn, trong đó có cả hệ thống siêu máy tính tốc độ cao và khả năng l−u trữ dữ liệu khổng lồ cùng với những phần mềm xử lý mạnh. Khả năng thông tin và trao đổi dữ liệu cũng nh− kinh nghiệm càng đ−ợc mở rộng và nhanh chóng thông qua hệ thống Internet. Tất cả những điều kiện thuận lợi trên tạo ra khả năng ứng dụng rộng rãi và ngày càng nhiều của viễn thám và công nghệ không gian vào nhiều lĩnh vực trên trái đất, đặc biệt trong nghiên cứu triển khai trong phạm vi biển và đại d−ơng, nơi mà con ng−ời gặp khó khăn trong thu thập t− liệu và liên kết thông tin ở phạm vi rộng.

Đối với đới bờ biển Việt Nam, công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý phối hợp với nhau có thể góp phần ngày càng nhiều vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên và môi tr−ờng, lập mô hình dự báo các tai biến môi tr−ờng và mô hình sử dụng lâu bền và quản lý tài nguyên đới bờ biển. Đặc biệt trong hệ thống quản lý tổng hợp tài nguyên đới bờ biển, điều phối lại việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên là một trong những hành động thiết yếu. Do vậy giám sát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết ở tất cả các cấp. May thay, kể từ nay, nhiều nội dung trong quá trình giám sát này có thể đ−ợc giải quyết nhờ những ứng dụng của viễn thám và GIS. Ví dụ, nh− có thể thực hiện việc đánh giá biến động quĩ đất và các hệ sinh thái, sau đó lập mô hình dự báo biến động của các loại tài nguyên đó và hoạch định chính sách ứng phó nhanh chóng. Có thể lấy một ví dụ khác là trong quản lý và bảo vệ môi tr−ờng đới bờ biển, viễn thám và GIS phối hợp có thể giúp chúng ta phát hiện và dự báo sự gia tăng của các tai biến môi tr−ờng nh− lũ lụt, tràn dầu, xói lở và sa bồi, thuỷ triều đỏ, v.v. sau đó xây dựng các mô hình dự báo và ứng phó. Trong t−ơng lai viễn thám và GIS có thể đ−ợc ứng dụng trong giám sát môi tr−ờng đới bờ biển. Tất cả những thông tin thu đ−ợc từ việc xử lý và phân tích t− liệu viễn thám đều đ−ợc lồng ghép vào các hồ sơ môi tr−ờng mà là một trong những bộ tài liệu rất cần thiết trong quá trình thực hiện kế hoạch QLTHĐB. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc trang bị đồng bộ các phần cứng, phần mềm cũng nh− đào tạo nhân lực cho những ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu triển khai ở lĩnh vực biển là vấn đề cần hết sức chú ý. Hơn nữa, ảnh vệ tinh là t− liệu đầu vào cho các ứng

dụng này th−ờng đắt, đặc biệt là ảnh cập nhật. Tuy nhiên xét về lâu dài thì những ứng dụng viễn thám và GIS lại là ph−ơng pháp rẻ và hiệu quả trong nghiên cứu biển và đại d−ơng. Trong nghiên cứu ứng dụng liên quan đến hàng loạt các ảnh vệ tinh phục vụ đánh giá biến động tài nguyên thiên nhiên theo thời gian chẳng hạn, ph−ơng pháp phối hợp viễn thám và GIS rất hiệu quả, đặc biệt khi biết sử dụng những kinh nghiệm kết hợp hàng loạt dữ liệu có đ−ợc từ tr−ớc đến nay của các nhà chuyên môn.

4.2. Lồng ghép t liệu viễn thám và GIS vào các bớc QLTHĐB

Về cơ bản việc lập kế hoạch cho một hệ thống QLTHĐB trải qua 8 b−ớc: 1) khởi thảo, 2) phân tích, 3) hình thành, 4) ra quyết định, 5) phê duyệt, 6) thực hiện, 7) giám sát và đánh giá, 8) tổng hợp kế hoạch. Trong đó ba b−ớc đầu tiên rất cần cơ sở dữ liệu nh− cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá nhanh môi tr−ờng đới bờ biển, ở b−ớc thứ bảy, những thông tin thu đ−ợc từ cơ sở dữ liệu phục vụ QLTHĐB là đầu vào cốt yếu. Để có đ−ợc quá trình hoạch định chính sách đúng đắn, các nhà hoạch định chính sách và lập kế hoạch cần tất cả các thông tin phải ở dạng dễ hiểu và rõ ràng. Công nghệ GIS thực hiện việc này rất hiệu quả, đặc biệt trong ba b−ớc đầu khi lập kế hoạch cho một hệ thống QLTHĐB ở một khu vực. Đối với b−ớc thứ bảy, t− liệu viễn thám sẽ là những đầu vào rất có lợi và hiệu quả. Những t− liệu này cho thấy những biến đổi chung trong vùng dự án cũng nh− những thay đổi cụ thể tại những khu vực thuộc phạm vi dự án một cách định kỳ. Kỹ thuật xử lý t− liệu viễn thám và hiển thị chúng theo các dạng khác nhau đ−ợc thực hiện trên hệ thống máy tính mạnh với các phần mềm viễn thám và GIS. ở Việt Nam, viễn thám và GIS đã b−ớc đầu đ−ợc sử dụng và lồng ghép trong quá trình triển khai 3 b−ớc đầu của việc lập kế hoạch QLTHĐB.

Kết luận

Sự lồng ghép hai loại CSDL không gian và phi không gian để phục vụ cho mục tiêu QLTHĐB đã giúp cho việc xây dựng các ứng dụng nh− các loại bản đồ, các mô hình dự báo, v.v. nhanh chóng hơn. Đồng thời việc cập nhật, quản lý, bảo trì các CSDL cũng dễ dàng hơn do chỉ thực hiện trên từng CSDL riêng biệt.

Những ứng dụng rộng rãi của t− liệu viễn thám và công nghệ không gian thực sự phát triển mạnh trong thập kỷ 90 khi mà công nghệ thông tin đ−ợc đ−a và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Khoảng 5 năm trở lại đây, viễn thám và hệ thông tin địa lý đã đ−ợc đ−a vào sử dụng trong các lĩnh vực biển. Sự kết hợp viễn thám và hệ thông tin địa lý đã bổ trợ ngày càng nhiều vào lĩnh vực nghiên cứu động lực đới bờ, tài nguyên đới bờ và tai biến ở đới bờ. T− liệu viễn thám và kỹ thuật GIS gần đây đã đ−ợc áp dụng để xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ mục tiêu quản lý tổng hợp đới bờ biển. Trong số các cơ sở dữ liệu đó, các CSDL do Phân viện Hải d−ơng học tại Hải Phòng xây dựng đề gồm hai tập: Tập CSDL GIS - xây dựng trong MAPINFO hoặc ARCVIEW và tập CSDL thuộc tính - th−ờng đ−ợc xây dựng tron MS ACCESS.

Tài liệu tham khảo

1. Aronoff, Stan. 1995. Geograhic information Systems: A Management Perspective. WDL Publications, Ottawa, Canada. 291p.

2. Chua Thia-Eng, Huming Yu & Chen Guoqiang. 1997. From Sectoral to Integrated Coastal Management: a Case in Xiamen, China. Ocean & Coastal Management, Vol. 37, No.2, pp. 233-251.

3. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Thị Loan, 1998. Đánh giá nhanh môi tr−ờng và dự án. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi tr−ờng Ninh Thuận. 206 trang.

4. Nguyễn Đình Hoè, 1999. Viễn thám: Ph−ơng pháp giải đoán bằng mắt th−ờng. ứng dụng Viễn thám và Hệ thông tin địa lý trong qui hoạch môi tr−ờng. Viện địa lý, Khoa sinh thái

nhân văn, Đại học Tự do, Bỉ và khoa Môi tr−ờng, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội 10/1999. Trang 174-182.

5. ITTXDP, 1996. The Coastal Environmental Profile of Xiamen. MPP-EAS Technical Report No.6, 110 p. GEF/UNDP/IMO Regional Programme for the Prevention and Management of Marine Pollution in the East Asian Seas, Quezon City, Philippines.

6. Jan C. Post and Carl G. Lundin, Editors, 1996. Environmentally Sustainable Development Studies and Monographs Series No.9. The World Bank, Washington D.C. 7. Trần Đình Lân, 1999. Nội dung cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá nhanh môi tr−ờng đới bờ

biển Việt Nam. Tài nguyên và môi tr−ờng biển, Tập VI. NXB Khoa Học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Hoàng Ngọc Liên, 1998. ACCESS thiết kế và xây dựng ứng dụng cơ sở dữ liệu. NXB Giao thông vận tải, 956 trang.

9. Trần Minh, 1999. Hệ thông tin địa lý - Phần cơ sở. Viện Địa lý, Khoa sinh thái nhân văn, Đại học Tự do, Bỉ và khoa Môi tr−ờng, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội 10/1999. Trang 183-210.

10.Nguyễn Hồng Ph−ơng, 1998. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho khu vực vịnh Văn Phong (Khánh Hoà) phục vụ quản lý tài nguyên và môi tr−ờng dải ven biển. Kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ biển toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội, 12-13 tháng 11 - 1998.

11. Raghu Ramakrishnan, 1998. Database Management Systems. WCB/McGaw-Hill, USA. 727 p.

12.Nguyễn Ngọc Thạch, Bùi Công Quế, Ngô Bích Trâm, Trịnh Hoài Thu, 1999. áp dụng Viễn thám và Hệ thông tin địa lý để nghiên cứu quản lý tổng hợp vịnh Văn Phong, tỉnh Khánh Hoà. Viện Địa lý, Khoa sinh thái nhân văn, Đại học Tự do, Bỉ và khoa Môi tr−ờng, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội 10/1999. Trang 308-314. 13. Nguyễn Tiến, Đặng Xuân H−ờng, Nguyễn Văn Hoài, 1998. H−ớng dẫn lập trình

Microsoft Access 97 từ A đến Z. Tập 1 và 2. NXB Giáo Dục.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn Hệ thống thông tin Địa lý (Trang 117 - 120)