Quá trình hình thành hoạt động KDNT của NHTM

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên (Trang 35)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Quá trình hình thành hoạt động KDNT của NHTM

Khi mới hình thành, các ngân hàng còn ở dƣới dạng sơ khai, chủ yếu làm nhiệm vụ cầm giữ tài sản của các thƣơng nhân và thực hiện động kinh doanh của nó đã đƣợc hình thành rất lâu đời và phát triển từ những bƣớc thô sơ nhất. Chính hoạt động thƣơng mại và nhu cầu của xã hội đã thúc đẩy việc hình thành và thanh toán hộ với tiền lãi chính là mức phí cầm giữ và thanh toán hộ. Sau đó, khi giao thƣơng ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng vốn ngày càng phát sinh nhiều, các ngân hàng nhận thấy rằng hình thức cho vay vốn đem lại cho họ rất nhiều lợi nhuận. Lúc này thay vì thu phí khoản tiền gửi, họ quay sang trả phí cho những ngƣời gửi tiền đồng thời đem nguồn vốn đó đi cho vay. Tiếp đến, khi thƣơng mại giữa các vùng lãnh địa và giữa các quốc gia ngày một phát triển lại này sinh thêm một nhu cầu khác của xã hội. Nhƣ chúng ta cũng đã biết, mỗi lãnh thổ và quốc gia lƣu hành và sử dụng một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

loại đồng tiền tệ riêng. Do đó, khi phát sinh nhu cầu mua bán, thanh toán giữa các quốc gia với nhau này sinh nhiều khó khăn từ vấn đề chuyển đổi và bảo quan các loại ngoại tệ. Chính điều này đã thúc đẩy sự ra đời của những tổ chức chuyên nghiệp thực hiện chức năng riêng biệt do việc lƣu thông tiền tệ đòi hỏi nhƣ nhận đổi tiền và giữ tiền... Lúc đầu, các nghiệp vụ này không nhằm mục đích tạo lợi nhuận mà chỉ có mục đích đơn thuần là vì nhu cầu có một loại tiền này hay một loại tiền khác để giao dịch cho tiện lợi. Nhƣng dần dần về sau, ngƣời ta ý thức đƣợc nhiều vấn đề phức tạp hơn có liên quan đến mục tiêu bảo vệ giá trị tài sản hoặc mục tiêu kiếm lời. Chính từ đó mới phát sinh những nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để kiếm lời, còn gọi là kinh doanh ngoại tệ (KDNT).

Hiện nay, với sự phát triển của hoạt động ngoại thƣơng cùng với hệ thống ngân hàng, hoạt động KDNT ngày một phát triển đa dạng và phong phú hơn. Hoạt động ngoại thƣơng phát triển đã thúc đẩy hình thành các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế cũng nhƣ thúc đẩy sự phát triển của hoạt động KDNT. Hoạt động ngoại thƣơng bao gồm rất nhiều những hoạt động nhƣ hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tƣ quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thƣơng mại... Việc thanh toán giao dịch giữa hai đối tác của hai nƣớc khác nhau gần nhƣ bắt buộc dẫn đến một nghiệp vụ hối đoái thông qua hệ thống ngân hàng, một trong hai bên phải đổi đồng tiền nƣớc mình thành ngoại tệ hoặc ngƣợc lại. Hoặc việc chuyển tiền từ nƣớc này sang nƣớc kia gần nhƣ hoàn toàn phải thông qua hệ thống ngân hàng... Các hoạt động này sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc, thúc đẩy hoạt động của thị trƣờng ngoại hối nói chung và hoạt động KDNT của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) nói riêng.

Nói tóm lại, hầu hết buôn bán quốc tế đều kéo theo các giao dịch tiền tệ và ngƣợc lại, rất nhiều sự kiện liên quan đến tiền tệ đều có tác động đến thƣơng mại. Các giao dịch tiền tệ quốc tế đƣợc thực hiện thông qua ngân hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và vì thế, hoạt động KDNT của ngân hàng chính là chất xúc tác, là điều kiện đảm bảo an toàn cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ tài trợ cho họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2.2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM

Theo điều 20 luật NHTM và các tổ chức tín dụng ngày 12/11/1997: NHTM là một loại hình tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Đặc trƣng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

- Kinh doanh ngoại tệ là kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro. Các loại rủi ro thƣờng gặp trong kinh doanh ngoại tệ là: rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lãi suất, rủi ro trong thanh toán...

- Do các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM nƣớc ta còn đơn giản (chủ yếu là nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi ít sử dụng, nghiệp vụ quyền chọn hầu nhƣ không có) nên ảnh hƣởng chƣa rõ nét.

- Kinh doanh ngoại tệ là hoạt động phức tạp, là hoạt động đặc trƣng trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại. Vì vậy, để thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ thì yêu cầu phải có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại .

- Kinh doanh ngoại tệ là hoạt động có mức rủi ro cao, một lĩnh vực kinh doanh rất khắt khe, đòi hỏi nhà kinh doanh phải có đủ chuyên môn về nhiều lĩnh vực, có kỹ năng giao dịch, có trình độ quản lí và khả năng nắm bắt thị trƣờng một cách linh hoạt. Nhà kinh doanh phải có trí tuệ cao cùng với những nỗ lực thƣờng xuyên để xác định những gì xảy ra trên thị trƣờng và dự đoán những gì xảy ra trong tƣơng lai.

Với những diễn biến của thị trƣờng, sự thay đổi tỷ giá liên tục đòi hỏi nhà kinh doanh ngoại tệ phải có tâm lý vững vàng, trí tuệ tốt và tự tin. Những năng lực về kỹ thuật, công nghệ thông tin, chuyên môn, kinh nghiệm luôn đƣợc xem là những nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại trong kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh trên thị trƣờng hối đoái.

1.2.3. Các rủi ro mà NHTM gặp phải trong kinh doanh ngoại tệ

Trong hoạt động ngoại hối, do sự khác biệt về tiền tệ dẫn đến sự khác biệt về tỷ giá, lãi suất và cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng cũng nhƣ ảnh hƣởng trực tiếp tới trạng thái ngoại tệ của một NHTM. Bất cứ một thành viên nào tham gia vào thị trƣờng hối đoái cũng phải gánh chịu một số rủi ro. Giữa rủi ro và lợi nhuận luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, rủi ro càng cao thì lợi nhuận thu đƣợc càng lớn và ngƣợc lại.

Trạng thái ngoại hối của một ngân hàng phản ánh bốn hoạt động của ngân hàng trên thị trƣờng ngoại hối là:

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán các hợp đồng ngoại thƣơng;

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm mục đích thực hiện đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp hay gián tiếp;

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền đó để giảm rủi ro ngoại hối;

- Mua và bán ngoại tệ mhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến động của tỷ giá;

Hai hoạt động đầu, ngân hàng thƣờng thực hiện cho khách hàng để thu phí, và do đó, rủi ro ngoại hối ngân hàng không phải gánh chịu. Hoạt động thứ 3, ngân hàng tiến hành nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối, tức là làm giảm rủi ro. Nhƣ vậy, rủi ro ngoại hối thực chất chỉ liên quan đến trạng thái ngoại hối mở đối với những hoạt động mua bán mang tính đầu cơ, tức là hoạt động 4. Trạng thái ngoại hối mở thƣờng đƣợc thực hiện trong các giao dịch giữa các ngân hàng với nhau trên thị trƣờng ngoại hối và đặc biệt là đối với những NHTM và NH đầu tƣ lớn là những ngân hàng tạo thị trƣờng bằng cách yết tỷ giá mua bán hai chiều (Bid-Ask) đối với các ngoại tệ giao dịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Rủi ro do biến động tỷ giá:

Trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế quốc tế, đặc trƣng bởi sự thả nổi của các đồng ngoại tệ và luôn có sự biến động lớn về tỷ giá hối đoái thì việc quản lý, kiểm soát rủi ro hối đoái càng trở nên cần thiết hơn. Sự quản lý này có mục đích hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra khi biến động tỷ giá hối đoái ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập bằng ngoại tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình giao dịch hối đoái rủi ro tỷ giá xuất hiện dƣới hai dạng:

Trong trạng thái hối đoái thực: xảy ra khi duy trì trạng thái hối đoái thực của một đồng tiền nhất định. Nếu nhƣ trạng thái hối đoái thực là dƣ thừa đồng tiền đó hay mua vào nhiều bán ra mà đồng tiền đó bị giảm giá thì chắc chắn bị rủi ro thua lỗ. Mặt khác nếu đồng tiền đó lên giá, sẽ thu đƣợc lợi nhuận bằng cánh chuyển đổi tỷ giá.

Trạng thái ngoại hối ròng của một ngoại tệ đƣợc tính nhƣ sau:

Trạng thái ngoại hối ròng = (tài sản có ngoại tệ i – tài sản nợ ngoại tệ i) + (doanh số mua vào i - doanh số bán ra i) = (trạng thái ngoại hối tài sản có ròng i + trạng thái ngoại hối mua vào ròng i).

Trong đó: i là thứ tự ngoại tệ.

Do vậy, rủi ro ngoại hối còn phụ thuộc vào hƣớng và mức độ biến động của tỷ giá hối đoái, tức là:

Lãi/lỗ đối với ngoại tệ i = (trạng thái ngoại hối ròng của ngoại tệ i) x (mức biến động của tỷ giá ngoại tệ i).

Nếu ngân hàng duy trì một trạng thái ngoại hối ròng với bất kỳ ngoại tệ nào thì khi tỷ giá của nó biến động càng lớn thì khả năng thu đƣợc lợi nhuận (hay lỗ) cũng càng lớn.

Từ công thức trên ta thấy, đối với một ngân hàng, để tránh đƣợc rủi ro ngoại hối có thể làm bằng cách cân xứng giữa doanh số mua vào và doanh số bán ra đối với từng loại ngoại tệ. Hoặc là, làm đảm cho trạng thái ngoại hối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ròng của tài sản có và trạng thái ngoại hối ròng của ngoại tệ mua vào có dấu ngƣợc nhau đối với từng loại ngoại tệ. Các tỷ giá và các lãi suất giữa các quốc gia (giữa các đồng tiền) có mối tƣơng quan không chặt chẽ với nhau, do vậy, ngân hàng có thể tận dụng đặc điểm này bằng cách đa dạng hoá cơ cấu tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ nhằm giảm rủi ro ngoại hối.

Trong trạng thái Swap hoặc các kỳ hạn không tƣơng ứng: rủi ro xảy ra khi có sự mất cân đối về kỳ hạn. Vì lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn nên ngƣời ta thƣờng vay ngắn hạn để cho vay dài hạn nhằm tìm lãi chênh lệch. Tuy nhiên, khi có sự khủng hoảng về tiền gửi của khách hàng hay các khoản vay ngắn hạn đồng loạt đến hạn trả thì ngân hàng không có đủ nguồn để đảm bảo.

* Rủi ro tín dụng

Rủi ro đầu tiên là rủi ro phát sinh khi các bên tham gia gặp khó khăn về tài chính, sự thua lỗ của các bên đối tác có thể xảy ra trong thời hạn hợp đồng ít nguy hiểm hơn là rủi ro xảy ra vào ngày tới hạn. Rủi ro tín dụng nghiêm trọng hơn là trong trƣờng hợp bên tham gia hợp đồng cũng là ngân hàng phá sản vào ngày thanh toán và sau khi các bƣớc giao dịch đầu tiên kết thúc.

Rủi ro này sẽ đƣợc hạn chế khi tìm hiểu kỹ khả năng tài chính của từng khách hàng bằng cách thiết lập các điều khoản huỷ bỏ hợp đồng, cũng nhƣ đòi hỏi một khoản tiền bảo hiểm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định tuỳ theo mức độ tín nhiệm.

* Rủi ro thanh toán

Các NHTM thƣờng gặp phải rủi ro này khi đến hạn thanh toán các hợp đồng mà các bên đối tác không có khả năng hoặc mất khả năng thanh toán.

Thực tiễn cho thấy, công tác quản lý rủi ro hối đoái đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. Tăng cƣờng quản lý rủi ro hối đoái sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của ngân hàng trên thị trƣờng hối đoái có hiệu quả hơn, kinh doanh có lãi, bảo toàn vốn và giảm thiểu rủi ro.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM

1.2.4.1 Những nhân tố từ nội tại ngân hàng

Mỗi ngân hàng đều có khả năng kiểm soát đƣợc những nhân tố thuộc về chủ quan của ngân hàng đó, đó là những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Các nhân tố đó là cơ sở vật chất, trình độ của cán bộ, nhân viên ngân hàng, chiến lƣợc kinh doanh, mục tiêu phát triển, uy tín của ngân hàng, mạng lƣới khách hàng và khả năng của ban lãnh đạo...

Để tiến hành kinh doanh ngoại tệ đƣợc thì đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có hệ thống mạng xử lý thông tin giao dịch. Nhờ vào hệ thống này mà các nhân viên kinh doanh ngoại tệ có thể nắm bắt đƣợc thông tin, tình hình diễn biến trên thị trƣờng, theo dõi sự thay đổi liên tục của tỷ giá trên các thị trƣờng quốc tế….Bên cạnh đó, yếu tố về nguồn nhân lực cũng không kém phần quan trọng, đòi hỏi phải có những cán bộ có kinh nghiệm vừa có nghiệp vụ chuyên môn cao, khả năng nắm bắt thị trƣờng kinh hoạt, nhạy bén đồng thời phải có nhân viên giao dịch có khả năng tƣ vấn cho khách hàng…bởi lẽ các quyết định của họ có thể làm lợi rất lớn cũng nhƣ gây thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trƣớc hết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng càng đáp ứng nhu cầu thì ngân hàng càng thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch và uy tín cùng vị thế của ngân hàng càng đƣợc nâng cao. Mặt khác, một ngân hàng mà có nhiều khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế thì ngân hàng đó càng có điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, khả năng tiếp cận với ngân hàng nƣớc ngoài rất lớn… Vì vậy, xây dựng một chiến lƣợc khách hàng đúng đắn và hợp lý là công tác không thể thiếu đối với bất kỳ một ngân hàng nào.

1.2.4.2. Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia

Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia là những quy định pháp lý, những thể lệ của Nhà nƣớc trong vấn đề quản lý ngoại tệ, vàng bạc, đã quý và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các giấy tờ có giá trị ghi bằng ngoại tệ trong việc trao đổi, sử dụng, mua bán trên thị trƣờng nội địa và quan hệ thanh toán tín dụng với nƣớc ngoài.

Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận động ngoại hối từ nƣớc ngoài vào trong nƣớc là ngƣợc lại. Đồng thời chính sách quản lý ngoại hối cũng kiểm soát sự lƣu thông và sử dụng ngoại tệ trong phạm vi mỗi quôc gia. Tuỳ theo đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi quôc gia mà quốc gia đó quản lý ngoại hối của nƣớc mình theo một chính sách riêng. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu và quản lý sắp xếp chính sách quản lý ngoại hối theo các loại:

- Chính sách Nhà nƣớc độc quyền quản lý ngoại thƣơng, ngoại hối: Với chính sách này, toàn bộ quan hệ kinh tế đối ngoại do Nhà nƣớc nắm giữ. Việc xuất nhập khẩu hàng hoá hay vay mƣợn nƣớc ngoài đều tập trung trong tay Nhà nƣớc và đƣợc thống nhất quản lý. Việc chuyển đổi ngoại tệ ra nội tệ do xuất khẩu đều đƣợc thực hiện qua tỷ giá do Nhà nƣớc ấn định mang tính chất áp đặt chủ quan. Trong xã hội, nghiêm cấm mọi hành vi mua bán, kinh doanh, tàng trữ ngoại hối.

- Chính sách thắt chặt quản lý ngoại thƣơng, ngoại hối: đặc trƣng của chính sách này là Nhà nƣớc không nắm giữ độc quyền trong kinh tế đối ngoại, song Nhà nƣớc quản lý gắt gao đối với toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá cũng nhƣ xuất nhập khẩu tƣ bản, thực hiện việc xây dựng hàng rào thuế quan, quản lý chặt chẽ các luồng vận động ngoại hối. Trong cơ chế này, toàn bộ ngoại hối của bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân có đƣợc từ bất kể nguồn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)