5. Kết cấu luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu của luận văn đƣợc trích và tổng hợp từ niên giám thống kê, số liệu báo cáo từ website của NHNN, báo cáo thƣờng niên, kế hoạch hàng năm của BIDV Thái Nguyên. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số tài liệu tham khảo gồm sách, báo, bài nghiên cứu trên các tạp chí và các tài liệu giảng dạy chuyên ngành.
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Trong luận văn phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn các doanh nghiệp đang là khách hàng thực hiện việc mua bán ngoại tệ với ngân hàng.
2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin đƣợc tổng hợp, chọn lọc từ các nguồn nhƣ báo cáo thƣờng niên của hệ thống ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển, niên giám thống kê, website của NHNN và các ngân hàng TMCP… sau đó đƣợc phân tích, so sánh để thấy đƣợc những tác động cũng nhƣ ảnh hƣởng đến nhu cầu mua bán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngoại tệ để từ đó rút ra nhận xét về ảnh hƣởng đến việc kinh doanh ngoại tệ.
2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin
Đề tài kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích nhƣ: phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: sử dụng để mô tả đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm đặc biệt sẽ sử dụng đồ thị để miêu tả sự phát triển của số liệu theo thời gian, đề tài sử dụng phƣơng pháp này trong chƣơng 3 nhằm đánh giá thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại BIDV Thái Nguyên để thấy đƣợc doanh số mua bán ngoại tệ thay đổi theo các năm.
- Phƣơng pháp thống kê so sánh: Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phƣơng pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đƣợc lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tƣơng đối hoặc số bình quân. Đề tài dự kiến sẽ so sánh các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhƣ doanh số mua kỳ hạn, mua giao ngay, mua hoán đổi qua các năm, sau đó so sánh theo thời gian và so sánh giữa các ngân hàng với nhau để thấy đƣợc thực trạng kinh doanh ngoại tệ của BIDV Thái Nguyên
- Phƣơng pháp dự báo: Là việc dự đoán sự việc sẽ xảy ra trong tƣơng lai trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập đƣợc. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hƣớng vận động và phát triển trong tƣơng lai, cụ thể trong luận văn phƣơng pháp dự báo sẽ dùng để dự báo những thuận lợi cũng nhƣ khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV Thái Nguyên trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong phƣơng pháp dự báo chủ yếu sử dụng phƣơng pháp chuỗi thời gian và phƣơng pháp nhân quả.
2.2.6. Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng việc chọn mẫu theo phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng. Đầu tiên tiến hành lựa chọn các khách hàng tại các phòng Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân từ đó chọn ngẫu nhiên các cá nhân và doanh nghiệp để đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng đến mua bán ngoại tệ của chi nhánh.
Dựa vào điều kiện khách hàng của các phòng tôi tiến hành chọn ra 100 khách hàng trong đó có những khách hàng là thƣờng xuyên giao dịch về ngoại tệ và có cả những khách hàng vãng lai.
Trong những khách hàng thƣờng xuyên giao dịch về ngoại tệ có những khách hàng có quan hệ mua bán ngoại tệ khác ngoài BIDV Thái Nguyên và khách hàng chỉ có quan hệ mua bán ngoại tệ với BIDV Thái Nguyên
Bên cạnh đó cũng tiến hành phỏng vấn 3 Phòng giao dịch thực hiện nghiệp vụ mua ngoại tệ tiền mặt của khách hàng cá nhân.
Phòng giao dịch Hoàng Văn Thụ: Địa điểm: Khách sạn Thái Nguyên- Đóng tại vị trí trung tâm thành phố, với quy mô 8 nhân viên thƣờng xuyên có khách hàng cá nhân mua bán ngoại tệ phục vụ cho mục đích du học, du lịch… Phòng giao dịch Gang thép: Địa điểm gần chợ Gang thép với quy mô 7 nhân viên có hoạt động mua bán ngoại tệ với khách hàng cá nhân ở mức trung bình.
Phòng giao dịch Đồng Hỷ: Đóng tại Bƣu điện Đồng Hỷ với quy mô 2 nhân viên chƣa phát sinh giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng cá nhân.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
2.3.1.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu chính
* Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Doanh số mua bán giao ngay, doanh số mua bán kỳ hạn.
- Tính đa dạng trong các loại nghiệp vụ mua bán ngoại tệ của ngân hàng - Tỷ lệ mua (bán) của khách hàng tổ chức/tổng doanh số mua(bán). - Tỷ lệ mua (bán) của khách hàng cá nhân/tổng doanh số mua (bán) - Doanh số mua (bán) USD/tổng doanh số mua (bán)
- Quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ mua bán ngoại tệ so với các dịch vụ khác trong ngân hàng
- Thị phần cung cấp dịch vụ mua bán ngoại tệ so với thị trƣờng
2.3.1.2. Các chỉ tiêu liên quan
* Các chỉ tiêu phản ánh quy mô của ngân
- Chỉ tiêu về huy động vốn - Chỉ tiêu về tín dụng
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
- Chênh lệch thu chi đƣợc tính bằng lợi nhuận trƣớc thuế + trích dự phòng rủi ro
- Lợi nhuận trƣớc thuế đƣợc tạo nên từ các cấu phần cho vay, huy động vốn, thu dịch vụ ròng…
- Chỉ tiêu thu dịch vụ ròng: Là thu nhập ròng từ các mảng dịch vụ khác nhau của ngân hàng nhƣ bảo lãnh, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền…
- Thu nợ hạch toán ngoại bảng: Là chỉ tiêu theo dõi việc thu các món nợ đã đƣợc đƣa ra ngoại bảng nay xử lý thu hồi đƣợc.
2.3.2. Các chỉ tiêu định tính
- Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ kinh doanh ngoại tệ của NH Chất lƣợng dịch vụ kinh doanh ngoại tệ có thể đƣợc đánh giá qua: + Thái độ phục vụ
+ Thời gian cung ứng của dịch vụ kinh doanh ngoại tệ so với các ngân hàng khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Mức độ đơn giản hay phức tạp của quy trình cung ứng sản phẩm + Số lƣợng khách hàng quay lƣng lại với ngân hàng
- Sự hoàn hảo của dịch vụ: Đƣợc hiểu là đƣợc giảm tối thiểu các lỗi khi giao dịch với khách hàng, tối thiểu hóa những lời phàn nàn, khiếu nại từ phía ngƣời sử dụng đối với ngân hàng đồng thời những rủi ro kinh doanh dịch vụ của ngân hàng ngày càng phải giảm đi.
- Thƣơng hiệu của ngân hàng trong việc kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Uy tín của ngân hàng cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến mức doanh thu vì khách hàng sẽ thƣờng tìm đến những ngân hàng nào có uy tín để sử dụng các sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ kinh doanh ngoại tệ nói riêng của ngân hàng đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát về BIDV Thái Nguyên
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Thái Nguyên
3.1.1.1 Thông tin chung
Tên đơn vị: Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên.
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi ban đầu là Phòng cấp phát vốn Kiến thiết cơ bản trực thuộc Ty Tài chính Bắc Thái, tiền thân của Ngân hàng Kiến thiết Bắc Thái. Ðến năm 1996, tách Ngân hàng ÐT&PT Bắc Thái thành 02 chi nhánh cấp I là Thái Nguyên và Bắc Kạn. Chi nhánh Ngân hàng ÐT&PT Thái Nguyên chính thức đƣợc thành lập theo quyết định số 267/QÐ - TCCB ngày 20/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ÐT&PT Việt Nam.
Trụ BIDV Thái Nguyên: Số 653 đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, phƣờng Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
Cơ quan chủ quản: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Điện thoại: 0280.3851389 Fax: 0280.375363
Email: thainguyen@bidv.com.vn Website: bidv.com.v Tổng số CBCNV đến 31/12/2013: 123 ngƣời
3.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu
Nhiệm vụ đƣợc giao: Là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam, có con dấu riêng, đƣợc tổ chức hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam.
Đặc điểm hoạt động của đơn vị: Là một Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần đóng trên địa bàn, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, thanh toán. Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là huy động vốn, cung ứng vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trên cơ sở chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng, của ngành trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
từng giai đoạn.
Mục tiêu phƣơng châm kinh doanh: “Chất lƣợng - tăng trƣởng bền
vững - hiệu quả - an toàn”
Là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng TMCP đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo ở trình độ cao với tác phong làm việc chuyên nghiệp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, BIDV Thái Nguyên luôn mang đến cho khách hàng các những sản phẩm dịch vụ trọn gói, chất lƣợng và cạnh tranh.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và kết quả kinh doanh của BIDV Thái Nguyên
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Thái Nguyên đƣợc đổi mới theo mô hình TA2 của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và chính thức đi vào vận hành từ ngày 01/10/2008. Mô hình mới này có sự thay đổi căn bản so với mô hình cũ đặc biệt là ở khối tín dụng. Theo mô hình này dƣới Ban Giám đốc có các khối: Khách hàng (Chính là các phòng tín dụng cũ nay chuyển thành các phòng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp), Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Tƣơng ứng với từng khối là các phòng, ban bộ phận nghiệp vụ liên quan. Ta có sơ đồ mô hình tổ chức của chi nhánh nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(Nguồn: Báo cáo phòng tổ chức hành chính năm 2011)
Khối khách hàng gồm 03 phòng: Khách hàng doanh nghiệp 01, 02 và phòng Khách hàng cá nhân làm nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm, thực hiện việc kiểm tra các điều kiện và đề xuất tín dụng để cho vay với khách hàng. Theo mô hình cũ đây chính là các phòng tín dụng.
Khối quản lý rủi ro gồm 01 Phòng Quản lý rủi ro thực hiện việc thẩm định các dự án lớn, quyết định phê duyệt cho vay đối với các khách hàng lớn hoặc trình Hội đồng tín dụng với những trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền. Phối kết hợp với các phòng Quan hệ khách hàng trong việc đánh giá tài sản bảo đảm của khách hàng.
Khối tác nghiệp gồm: 01 Phòng Quản trị tín dụng thực hiện việc vào máy, giải ngân các hợp đồng tín dụng sau khi đã qua các bƣớc xét duyệt tại các phòng Khách hàng và quản lý rủi ro. 02 phòng Giao dịch khách hàng thực hiện các dịch vụ nhƣ thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, mở tài khoản, nhận tiền gửi…nói chung là hầu hết các dịch vụ ngoài tín dụng. Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kho quỹ, kiểm đếm tiền mặt và cất giữ các loại giấy tờ tài sản đảm bảo của khách hàng.
Khối Quản lý nội bộ gồm: Phòng Tài chính Kế toán thực hiện việc hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh, quản lý thu chi nội bộ. Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện việc quản lý, bố trí, sắp xếp nhân sự và các công tác hậu cần phục vụ hoạt động của Chi nhánh. Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Thực hiện việc tổng hợp các số liệu tổng quát, làm các loại báo cáo tổng kết, báo cáo định kỳ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với khách hàng và với Hội sở chính của Ngân hàng TMCP ĐT& PT Việt Nam. Trong phòng Kế hoạch Tổng hợp có Bộ phận điện toán chuyên trách mảng công nghệ thông tin, mạng, phần mềm và tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến công nghệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhận tiền gửi, phát hành thẻ, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
3.1.2.2. Tình hình kinh doanh của BIDV Thái Nguyên trong thời gian qua * Hoạt động huy động vốn
Là một ngân hàng lớn và có uy tín lâu năm trên địa bàn BIDV Thái Nguyên luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Công tác huy động vốn tại chỗ từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cƣ, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức trên địa bàn luôn đƣợc chú trọng. Nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Thời gian gần đây đặc biệt là từ cuối năm khi trên địa bàn có thêm nhiều Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần (TMCP) mở chi nhánh và phòng giao dịch tại Thái Nguyên. Công tác huy động vốn của Chi nhánh đã gặp phải nhiều khó khăn do các Ngân hàng TMCP liên tục áp dụng các biện pháp lôi kéo khách hàng bằng lãi suất, các hình thức tặng quà khuyến mại. Mặc dù vậy xong Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc giữ vững nền khách hàng và nguồn vốn hiện có, giúp cho nguồn vốn trong năm vẫn có sự tăng trƣởng tƣơng đối tốt.
Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt đƣợc những kết quả cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.1: Huy động vốn của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 so với 2011(%) 2013 so với 2012(%) 1.Tổng nguồn vốn huy động 2,532 2,978 3,464 18% 16% * Phân theo thành phần
- Tiền gửi dân cƣ 1,869 2,816 2,399 51% -15% - Tiền gửi TCKT 663 162 1,065 -76% 557% * Phân theo thời gian
- Nguồn vốn ngắn hạn 1,664 2,034 2,023 22% -1% - Nguồn vốn trung dài hạn 868 944 1,441 9% 53% * Phân theo loại tiền
-VNĐ 2,336 2,861 3,313 22% 16%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2. Huy động vốn bình quân 2,268 2,930 2,948 29% 1%
(Nguồn: Báo cáo cuối năm BIDV Thái Nguyên)
Tổng nguồn vốn có sự tăng trƣởng tốt, năm 2012 nguồn vốn huy động là 2,978 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2011. Trong tổng nguồn huy động tiền gửi dân cƣ chiếm tỷ trọng lớn, là nguồn vốn tƣơng đối ổn định nhƣng tốc độ tăng trƣởng có sự giảm sút qua các năm. Năm 2012 tiền gửi dân cƣ chỉ tăng 51% so với năm 2011 và đến năm 2013 nguồn vốn huy động từ dân cƣ bị giảm 15% so với 2012. Trong khi đó tiền gửi tổ chức kinh tế tuy không ổn định bằng tiền gửi dân cƣ xong có thời điểm lại có mức độ tăng rất cao: 557% vào năm 2013.
Cơ cấu nguồn vốn huy động cũng có sự chuyển, năm 2012 nguồn vốn