Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của thiết ngưng (Trang 136 - 185)

Nhà văn M.Gorki từng nhận định rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Trên thực tế trải nghiệm của các nhà văn quả thực như vậy. Ngôn ngữ là

công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ còn mang tính nghệ thuật, nó được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để mổ xẻ, khám phá, phân tích, lý giải … Các hiện tượng, sự vật, sự việc, đặc biệt là phân tích và thể hiện thế giới nội tâm của con người. Để tìm hiểu thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học thông qua ngôn ngữ, một mặt ta phải dựa vào ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật, một mặt ta phải dựa vào ngôn ngữ mô tả, ngôn ngữ trần thuật, của tác giả hoặc người kể chuyện trong tác phẩm.

Phần trên, chúng tôi trình bày về nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ qua một số tiểu thuyết của nhà văn Thiết Ngưng. Chúng ta biết, tác giả Thiết Ngưng trong xây dựng hình tượng nhân vật, bà đặc biệt chú ý vào miêu tả diễn biến tâm lý trong nội tâm của nhân vật, cho nên chúng tôi chỉ xin chú ý vào những điểm nổi bật trong một số biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật thông qua những xung đột nội tâm. Ở phần ngôn ngữ nhân vật, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu ở ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.

Khả năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Thiết Ngưng trong các tác phẩm của bà, Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc đã từng viết: “Trong nhiều năm qua, Thiết

Ngưng như một thầy phù thủy, có sức cảm thụ nhạy bén và trí tưởng tượng phong phú, khả năng khám phá sâu sắc… Hiếm thấy trên văn đàn một nhà văn cuốn hút người đọc lâu bền như thế”. Nhà văn Thiết Ngưng sử dụng ngôn ngữ không chỉ chuyển tải thông tin về nội dung mà còn là để miêu tả, để dẫn dắt người đọc khám phá nội tâm nhân vật. Ngôn ngữ mà nhà văn Thiết Ngưng sử dụng rất đa dạng phong phú : Có khi nó là ngôn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ của tác giả, nhưng chủ yếu nó vẫn là ngôn ngữ của chính nhân vật. Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có tiếng nói riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong tính cách, tâm lý của các nhân vật. Đặc biệt, nhà văn đã rất thành công trong việc khai thác những tình huống nhân vật đối thoại, những tình huống nhân vật độc thoại nội tâm để cho nhân vật tự bộc lộ tính cách, lối sống, suy nghĩ, khát vọng, ước mơ hay cả những toan tính, đố kỵ, hiềm khích đau khổ giằng xé … trong nội tâm. Người đọc có thể nhìn thấu tâm lý của nhân vật, và từ tâm lý nhân vật để lý giải những điều uẩn khúc, những bí ẩn trong tâm lý con người nói chung và trong tâm lý của chính họ nói riêng.

3.2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại

“Lời đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là một phản ứng đáp lại lời nói trước” [43; 186]. Hình thức đối thoại được dấu hiệu bằng cách gạch đầu dòng cho từng lời thoại của mỗi nhân vật.

Hình thức đối thoại trong lối viết của nhà văn Thiết Ngưng, ngoài cách sử dụng những hình thức đối thoại truyền thống, bà còn sử dụng những hình thức đối thoại mới, mang dụng ý diễn đạt của chính tác giả: Ví dụ như cuộc đối thoại mà câu văn cứ để trơn tự nhiên. Trong cuộc đối thoại, lời nhân vật qua lại được xen vào giữa lời thuyết minh của tác giả. Nhiều khi ta cũng bắt gặp trong đối thoại những khoảnh khắc im lặng và những khoảng trống của ngôn từ. Đó là khi nhân vật không biết nói gì hoặc quá bất ngờ không kịp tìm lời đáp lại. Và im lặng cũng chính là một hình thức giao tiếp hữu hiệu giữa các nhân vật. Im lặng là khoảng trống ngôn từ

trong giao tiếp của các nhân vật, cũng chính là cách bộc lộ tinh tế và sâu sắc tâm lý của nhân vật.

Trong đối thoại, nếu tất cả các vai giao tiếp đều tham gia và đều có tiếng nói trong câu chuyện thì đó là hình thức đối thoại nhiều chiều, có tính chất qua lại. Có những trường hợp, trong cuộc đối thoại, ta chỉ thấy có tiếng nói của một nhân vật, còn tiếng nói của những vai giao tiếp khác bị mờ đi. Trong trường hợp nhân vật nói một mình khi đang tham gia đối thoại, đó là những khoảnh khắc nhân vật bị chìm vào suy nghĩ của bản thân, họ say sưa bộc lộ và tự chiêm nghiệm bản thân theo dòng tuôn chảy của ý thức. Đó là hình thức đối thoại một chiều, đối thoại có tính chất độc thoại.

Trong các tiểu thuyết của Thiết Ngưng, ta có thể bắt gặp các cuộc đối thoại trải dài trên các trang văn. Đối thoại được đặt trong nhiều mối quan hệ: Đối thoại giữa mẹ và con, giữa chị và em, giữa vợ và chồng, giữa hai người tình, giữa người già và người trẻ…

Đối thoại nhiều chiều

Ở ba cuốn tiểu thuyết mà chúng tôi khảo sát Cửa Hoa Hồng, Những Người Đàn Bà Tắm, Thành Phố Không Mưa của nhà văn Thiết Ngưng, chúng tôi nhận thấy hình thức đối thoại nhiều chiều giữa các nhân vật được tác giả Thiết Ngưng rất chú ý: Tác phẩm Cửa Hoa Hồng và Thành Phố Không Mưa,hầu như nhà văn chỉ sử dụng lối viết của đối thoại truyền thống: Đó là tiếng nói của các nhân vật được luân phiên dưới hình thức gạch đầu dòng, còn riêng tác phẩm Những Người Đàn

Bà Tắm, tác giả Thiết Ngưng đã thể hiện sự cách tân trong bút pháp nghệ thuật của

mình. Cuộc đối thoại có khi là những câu ngắt bởi dấu chấm, xuống dòng nhưng không sử dụng dấu gạch đầu dòng, thậm chí có những đoạn đối thoại là một đoạn văn để trơn không xuống dòng, hai nhân vật đối đáp qua lại theo một mạch cảm xúc liền nhau giúp người đọc cảm giác câu chuyện không hề bị ngắt quãng.

Cuộc đối thoại giữa Kì Văn và Bà Cô luôn tạo cho ta cảm giác căng thẳng và không khí nặng nề. Hai con người họ – một chị dâu, một em chồng – có mối quan hệ thật nhạy cảm và phức tạp :

- “Tôi đoán không sai mà! – Bà Văn đứng trước Bà cô và nói, đem ra trả cho tôi.

- Bà bảo ai đem trả? Bà Cô không né tránh, cũng không hề tỏ ra yếu kém.

- Ai lấy thì người ấy đem trả.

- Đồng hồ của chị à? Bà Cô vặn hỏi.

- Không của tôi thì của ai ?

- Của cha – Bà Cô nói chắc như đinh đóng cột, không cho tôi để lại một thứ gì làm kỷ niệm à? Tôi không để chị nộp uổng phí thế đâu.

- Thế nào gọi là uổng phí?

- Chẳng nhẽ có ích cho chị? Chị kiếm chác gì ở chuyện này ?”

[23; 88]

Trong cuộc đối thoại, Kì Văn và Bà Cô như hai địch thủ, họ gườm nhau, dò xét nhau, chỉ trích nhau… Những tình huống “giao đấu” như thế tác giả để cho nhân vật Kì Văn bộc lộ cái sắc sảo, cái thông minh và ghê gớm của mình, để cho nhân vật Bà Cô cũng tỏ ra sự ngang bướng và cũng không kém phần tinh tế, sắc sảo trong việc “bắn trúng” tim đen bà chị dâu. Suy nghĩ của hai con người này luôn là một sự bắt gặp nhau, trong cái bắt gặp mà cả hai cùng không mong muốn nên nó có sự xung đột, có sự chối từ, tạo nên sự mâu thuẫn, bất đồng. Thâm tâm họ hiểu nhau lắm rồi nhưng bề ngoài thì chiến thắng sẽ thuộc về kẻ có lý luận sắc bén hơn. Kì Văn luôn làm nên kiểu chiến thắng như thế trước Bà Cô.

Có những cuộc đối thoại, tác giả đã để cho hai nhân vật bộc lộ thẳng thắn suy nghĩ và ý muốn lòng mình. Câu đối thoại có thể là những câu không có chủ ngữ, khẩu ngữ rất mạnh và dứt khoát.

- “Anh Kỳ, tôi hỏi anh một câu.

- Nói đi.

- Anh bảo chúng ta sống với nhau tốt hơn hay là chia tay tốt hơn ?

- Mình thấy thế nào ?

- Tôi nghĩ, chia tay tốt hơn.

- Tức là ly hôn. - - Tại sao thế ? - Chúng ta không hợp nhau - Rất hợp. - Không hợp” [23; 550]

Trong cuộc đối thoại giữa Trúc Tây và Đại Kỳ, tác giả cho thấy sự thẳng thắn và mạnh mẽ, quyết đoán của Trúc Tây. Trúc Tây vốn là cô gái cá tính, bước vào đời bằng sự tự lập rất cao, cuộc sống hạnh phúc bên Trang Thản quá ngắn ngủi, Trúc Tây không dừng bước trước số phận, cô vẫn là cô với khát vọng cháy bỏng về tình yêu và hạnh phúc, khát vọng ấy đẩy cô đi đến quyết định táo bạo: Chinh phục Đại Kỳ. Có được Đại Kỳ, nhưng hạnh phúc không như mong muốn, Trúc Tây không ngần ngại từ bỏ cuộc sống mà cô không hài lòng, cô không thích sự ngụy tạo, khiên cưỡng. Lời nói của Trúc Tây chứa đựng sức nặng ngàn cân, tuy là hỏi ý kiến của Đại Kỳ về cuộc sống hôn nhân của hai người, nhưng khẩu khí của Trúc Tây đã lộ rõ một quyết định dứt khoát rồi.

Có những cuộc đối thoại mà nhân vật dò xét lẫn nhau, tính chất bí mật và truy hỏi. Đó là trường hợp của bà Bội Vân (vợ ông Phó thị trưởng Vận Triết) với Kỷ Hạ – người giữ tấm phim bằng chứng ngoại tình của ông Phó Thị trưởng trong tác phẩm Thành Phố Không Mưa

- Tôi hỏi anh, anh đã nhặt được chiếc giày này ở đâu?

- Bà lại hỏi.

- Tôi không quen biết bà …

- Nhưng anh đã viết thư.

- Thư nào? Thư gửi cho ai? – Kỷ Hạ lại cảnh giác.

- Gửi cho số 8, phố Quang Minh .

- Vậy bà là ai ? - Kỷ Hạ trở nên trịnh trọng.

- Tôi… Tôi ở nhà số 8, phố Quang Minh.

- Bà là, là người nhà …

- Ông ấy là chồng tôi. ” [25; 195].

Từ cuộc đối thoại dò xét đầy tính chất bí mật này đã làm nên mối quan hệ không mong muốn giữa Bà Vân và Kỷ Hạ. Cuộc đối thoại là một dự báo cho những chuỗi ngày đen tối, khủng hoảng trong tâm lý bà Vân. Để cứu danh dự của chồng và để chuộc lỗi lầm do chính hành vi nóng vội của mình gây nên, bà Vân đã trải qua những cuộc đấu trí đầy thử thách với một con người vô liêm sỉ như Kỷ Hạ, khó khăn này chính là nhịp cầu để bà nhìn nhận và đánh giá đúng hạnh phúc gia đình mình. Đứng trên bờ vực của thảm họa, bà Vân tỏ ra tỉnh táo và thông minh lạ thường, khác hẳn với sự ù lì hờ hững kiểu con người nhà quê của bà, bà yêu chồng hơn, bà quyết tâm bảo vệ chồng và sự yên ổn của gia đình, bà lấy sự bao dung vị tha để vực lại hạnh phúc gia đình mình.

Có những cuộc đối thoại các nhân vật cùng dò xét lẫn nhau, nhưng sự dò xét ấy lại có tính thăm dò, chứa đựng những toan tính, những triển khai trong hành động.

“Phàm hỏi, chị thích anh Tại không? Khiêu nói, anh Tại đã có vợ. Phàm nói, có vợ và thích là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, tại sao chị không trả lời thẳng vào vấn đề? Khiêu nói, chị không thích, bây giờ chị không còn thích bất cứ người con trai nào nữa. Phàm nói, chị nói dối. Khiêu nói, chị không nói nói dối đâu. Phàm nói, nếu em thích anh Tại thì chị nghĩ sao? Khiêu không trả lời. Phàm nói, chị sợ rồi, sợ không nói được câu nào. Khiêu nói, Thôi đi đừng nói vớ vẩn. Phàm nghiêm chỉnh, chị không thích anh ấy là phải, đừng mong người đàn ông có vợ thật lòng yêu chị.” [24; 302].

Đó là trường hợp của Doãn Tiểu Phàm, một con người có lối sống ích kỷ, phủ nhận và trốn chạy tội lỗi của bản thân. Phàm hỏi chuyện Khiêu và Trần Tại, thực chất là để thăm dò độ nông sâu trong tình cảm của hai người. Thực ra Phàm cũng chẳng thích gì Trần Tại, nhưng Phàm lại không muốn Khiêu có được cảm giác nồng ấm từ phía Trần Tại. Phàm không chịu được cảm giác bản thân đau khổ mà Khiêu thì lại phơi phới hạnh phúc, Phàm tìm cách ly gián tình cảm của hai người.

Sau này, đối với Mark, Phàm cũng lập lại toan tính như thế và cô đã thành công. Phàm đã chiếm được Mark trong khi Khiêu vừa quyết định chia tay Trần Tại. Phàm gọi điện kể cho Khiêu. Không, Phàm muốn khoe chiến tích thì đúng hơn, thái độ đắc thắng của Phàm đã lộ rõ trước Khiêu, lời chia buồn có vẻ đầy chân thành của Phàm cũng không làm sao khỏa lấp được nỗi thất vọng trong lòng Khiêu. Phàm vẫn là người đón nhận sự bao dung, vị tha từ Khiêu.

Có những cuộc đối thoại làm cho các nhân vật hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn:

- “Có một buổi phê đấu. Đường Phi nói.

- Tớ có trong buổi phê đấu ấy. Khiêu nói.

- Sau rồi mẹ tớ thắt cổ tự tử. Đường Phi nói.

- Đằng ấy cũng có ở đấy à? Khiêu hỏi.

- Có. Đường Phi nói” [24; 119].

Đường Phi và Khiêu trở thành đôi bạn thân thiết từ cuộc trò chuyện này. Khiêu và Đường Phi cùng có chung ký ức khủng khiếp về cuộc phê đấu đó, nên trong lời đối thoại, cả hai dường như nói không hết câu mà họ vẫn hiểu ý nhau. Khiêu rất xúc động khi nhớ lại buổi phê đấu đó. Cô vỡ lẽ ra, con người ngạo mạn ngang ngược trước mặt cô đây lại có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Khiêu hiểu và đồng cảm với Đường Phi nhiều hơn. Cuộc đối thoại tuy ngắn ngủi, nhưng nó đã giải tỏa và thu ngắn khoảng cách giữa Khiêu và Đường Phi. Hai con người ấy trở thành đôi bạn tri kỷ. Họ thấu hiểu và chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống. Phi không ngại bán rẻ bản thân để giúp bạn thuận lợi trong công việc. Khiêu thương Phi không ngại tìm ra sự thật về người cha mà đến chết Phi cũng chưa được một lần ôm hôn ông. Khiêu xót xa cho Đường Phi – một con người cô đơn và bất hạnh. Đôi môi và nụ hôn mà Phi dành tặng lại cho Khiêu khi cô không thể trao nụ hôn cho người cha mà cô khát khao mong đợi. Khiêu hiểu và trân trọng vô bờ. Nụ hôn ấy, Khiêu sẽ gìn giữ mãi trên khuôn mặt của mình như gìn giữ kỷ niệm về tình bạn trong sáng của hai người.

Cuộc đối thoại giữa Khiêu và Mỹ Thìn cũng là một cuộc đối thoại như thế. Khiêu và Mỹ Thìn có thể coi là tình địch, là kẻ thù không đội trời chung trong cuộc đua giành giật hạnh phúc cho riêng mình. Thế nhưng, với thái độ chân thành và thẳng thắn của Mỹ Thìn, Khiêu dao động và cô đã suy nghĩ lại.

- [...]“Khi em được anh cũng là lúc em vĩnh viễn mất anh.

- Mỹ Thìn im lặng, có thể tạm im lặng.

- Khiêu nói, Thìn uống nước nhé!

- Mỹ Thìn lắc đầu, nói: Chị khóc đấy ư, em không muốn giành nước mắt của chị. Không rõ tại sao em lại nói những chuyện này, những chuyện em không định nói ra hôm nay .

- Khiêu nói, nhưng mình rất muốn nghe.” [24; 426]

Trong cuộc đối thoại này, Mỹ Thìn gần như là người độc thoại trước Khiêu, Khiêu im lặng lắng nghe và cảm nhận sự chân thành tự đáy lòng Mỹ Thìn. Mỹ Thìn rất yêu Trần Tại, cô tha thiết níu giữ hạnh phúc của mình nhưng không được. Mỹ Thìn có lý do để không ghét Khiêu. Trong thâm tâm, cô biết Khiêu là người chiếm giữ trái tim của Trần Tại trước khi cô bước vào cuộc tranh giành lấy Trần Tại. Mỹ Thìn hiểu, sự níu kéo chỉ làm cả hai mệt mỏi, cô tình nguyện gặp Khiêu, chia sẻ thật

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của thiết ngưng (Trang 136 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)