Thiết Ngưng xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc hiện đại như một cơn gió lạ, bà mang tới một phong cách riêng, một tiếng nói riêng và một hình hài riêng cho những nhân vật nữ thông qua những trang tiểu thuyết, dưới cái nhìn thuần túy đầy nữ tính của mình. Cũng giống như Vương An Ức, Trương Khiết, Cửu Đan, Vệ Tuệ, … Thiết Ngưng dành nhiều ưu ái cho phụ nữ: “Thiết Ngưng thường chọn đề tài “nữ
tính”, nhân vật chính trong tác phẩm của bà là người phụ nữ với nhiều lứa tuổi, hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau.”
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Thiết Ngưng rất phong phú và đa dạng. Với Thiết Ngưng, cuộc sống ngày càng phức tạp và đa dạng, những màn trình diễn trên sân khấu lớn ấy cũng luôn thay đổi mới mẻ, văn học ngày nay cần có đủ khả năng để thể hiện cuộc sống đa chiều, nhà văn phải là người thể hiện cuộc sống ấy. Vì thế, mỗi nhân vật là một hình hài, một tính cách, đặc biệt là họ đều bộc lộ những nét cá tính rất riêng, rất ấn tượng và khó có thể nhầm lẫn với bất kỳ nhân
vật nào xuất hiện trong tác phẩm. Khiêu, Phàm, Phi, Chương Vũ, Do Do, Mỹ Thìn trong Những Người Đàn Bà Tắm; Hữu Giai trong Thành Phố Không Mưa; Tư Kì
Văn, Tô Mi, trong Cửa Hoa Hồng; Quế Tâm, Mỹ Phương, “tôi” trong Chơi Vơi Trời Chiều; Hà Mị, Mỹ Hà trong Hà Mị Tìm Tình Yêu; Kiều, Mễ, Hĩm trong Mùa Hái Bông; Hương Tuyết, Phượng Kiều trong Ôi, Hương Tuyết; Tú Phần, vợ Anđrây
trong Buổi Tối Của Anđrây …
Cá tính là một nét đặc trưng tiêu biểu trong tính cách của nhân vật, mà “tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống, hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng” [43; 175]. Do đó mỗi nhân vật văn học là một cá tính sáng tạo, là tâm huyết và cách thể hiện hiểu biết, đánh giá và lý tưởng của nhà văn. Do đó, ta đến với thế giới nhân vật của Thiết Ngưng là đến với thế giới của những cá tính.
Tác phẩm Cửa Hoa Hồng là sự ghi nhận lại một giai đoạn lịch sử khá đặc biệt của ba thế hệ phụ nữ thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Trong chuỗi chiều dọc của lịch sử phát triển của phụ nữ, ta nhận thấy tác giả có sự so sánh và sau đó chúng ta thấy sự phát triển của thời đại với ý thức và nhận thức về sự tiến bộ giữa các thế hệ phụ nữ, mặc dù tiến trình này đã trải qua cuộc đấu tranh đau đớn, giằng xé, và tự trong nỗi đau ấy bộc lộ những ý thức của khát vọng hoàn thiện, khát vọng của tự do, tình yêu và hạnh phúc.
• Tư Kì Văn
Tư Kì Văn – thông minh, cởi mở. Cô xuất thân trong một gia đình gốc quan lại: Cụ tổ, ông nội và cha đều làm quan lớn. Chính vì vậy “Kì Văn sống vui vẻ
suốt thời niên thiếu, được tận hưởng bầu không khí êm ấm, hòa thuận của gia đình. Không khí êm ấm, hòa thuận của gia đình làm cho Kì Văn có được trí thông minh và tính tình cởi mở. Tuổi nhỏ Kì Văn được học tất cả những gì cần phải học. Năm mười sáu tuổi, Kì Văn trở thành một cô gái mạnh khỏe, xinh đẹp, được học Tứ thư Ngũ kinh, được học tất cả hai mươi bốn bộ chính sử.” [23; 94,95]. Sau đó, Kì Văn được cha gửi vào học tại trường nữ sinh Thánh Tâm, một trường trung học nổi tiếng của giáo hội mở tại địa phương. Sở dĩ cha Kì Văn muốn cô học ở ngôi trường này là
vì không muốn con gái bị cuốn vào vào phong trào chính trị lúc bấy giờ. Ông muốn con gái thành đạt trên con đường học vấn. Thế nhưng, phong trào chính trị ấy vẫn ảnh hưởng đến trường nữ sinh trung học Thánh Tâm này - ảnh hưởng từ một trường con trai gần đấy. Đây chính là nguyên nhân khiến Tư Kì Văn gặp Hoa Chí Viễn và yêu anh tha thiết.
Tác giả Thiết Ngưng thực ra đã có sẵn dụng ý khi miêu tả tuổi thơ của Tư Kì Văn. Tư Kì Văn có tư chất “thông minh và tính tình cởi mở”. Chính cái “thông minh”, cái “cởi mở” là nền tảng cho sự lém lỉnh, sắc sảo, là nền tảng cho sự thích nghi, hòa hợp với mọi biến cố của cuộc sống Kì Văn sau này. Đặc biệt nó cũng là động lực thúc đẩy nhân vật có được sức mạnh và sự chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, sự uyển chuyển trong bão táp cuộc đời. Sự cởi mở khiến Kì Văn có nhiều khát vọng, nhiều mục đích cần vươn tới, cần đạt tới.
Tư Kì Văn – mạnh mẽ, bản lĩnh. Bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, Tư Kì Văn bắt gặp tình yêu cháy bỏng với Hoa Chí Viễn. Tình yêu ấy như một dấu son đầu đời, mà nó cũng là vết sẹo không bao giờ mờ phai, nó đã chi phối và ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình của cô sau này. Dẫu thế, với cá tính cởi mở, đã đem đến cho Kì Văn một tình yêu nồng nàn, cô hạnh phúc và có thể bước qua tất cả rào cản của gia đình, của đạo lý khắt khe để sống hết mình với người mình yêu. Kì Văn yêu Hoa Chí Viễn – người đi đầu trong phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam, nữ trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng cô vấp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình. Càng bị ngăn cản, Kì Văn càng phát hiện mình đã yêu, “người con gái trong tình yêu bao giờ cũng tỏ ra dũng cảm” [23; 97], lời nhận xét của tác giả Thiết Ngưng như một sự ngưỡng mộ, một sự cổ vũ và tất yếu tác giả sẽ để cho Kì Văn bộc lộ hết khát vọng mãnh liệt của tình yêu tuổi trẻ đang thét gọi trong cô. Hoa Chí Viễn sắp đi xa, anh phải xa Tùy Thành để về nông thôn. Trong giây phút chia tay, cơn mưa như xui khiến, như thúc giục hai con người ấy quấn lấy nhau, Kì Văn đã dâng hiến tình yêu trong trắng của mình cho người yêu.
Tình yêu đầu đời của Tư Kì Văn được trao đi nồng nàn nhưng vội vã “đó là
nhưng lại hút vào nhau. Là xót thương và cũng là sự ghét bỏ chính mình…” [23; 100]. Cảm giác này khiến cho Kì Văn “phải suy đoán, suy đoán suốt cuộc đời” [23; 100]. Dường như sự suy đoán, sự tìm kiếm, sự chờ đợi là mạch chỉ đỏ xuyên suốt trong khát vọng thầm kín, nhưng dữ dội (bởi cuộc đời đưa đẩy, Kì Văn không còn gặp lại Hoa Chí Viễn) mà Kì Văn phải theo đuổi cả đời, theo đuổi đến lúc tàn hơi mới mãn nguyện và tin rằng tình yêu ấy vẫn sống bất diệt, mãnh liệt trong cô.
Sau cái đêm hôm ấy, cha mẹ Kì Văn biết chuyện của cô, cha cô vô cùng phẫn nộ, còn mẹ cô thì sợ hãi và buồn rầu mà lâm bệnh rồi không qua khỏi. Cái chết của người mẹ đã làm Kì Văn hối hận, cô buộc phải vì vong hồn của mẹ, vì ý nguyện của cha mà kết hôn với Trang Thiệu Kiệm, là công tử một thuộc hạ của cha cô. Kì Văn là con nhà gia giáo nên cô không muốn làm điều ngược lại với tâm nguyện của người mẹ đã khuất. Cô quyết định lấy chồng để sửa lỗi lầm với gia đình, cô quyết định và thầm xin lỗi để sám hối với người chồng tương lai. Nhưng dù Kì Văn có thầm xin lỗi hay sám hối đến đâu thì vẫn chưa đủ, dấu ấn tình yêu sẽ là bằng chứng để tố cáo cô. Kì Văn đã phải trả một giá rất đắt đó là sự bất hạnh, sự tủi nhục và cô phải chịu đựng một đời làm dâu, làm vợ, làm mẹ thật vô vị, tẻ nhạt. Thiệu Kiệm không tha thứ cho Kì Văn, anh không thể tiếp nhận Tư Kì Văn, anh bỏ đi Dương Châu làm ăn. Vị đắng đầu đời, tưởng chừng như tảng núi có thể đè ngạt Kì Văn, khiến cô không còn đủ tự tin trong cuộc sống, nhưng có lẽ đây mới là tình huống logic và cần thiết để tác giả Thiết Ngưng khắc sâu hơn con người và tính cách của Tư Kì Văn. Kì Văn gượng dậy, sống mạnh mẽ và bản lĩnh, bởi trong cô khát vọng sống không bao giờ ngừng thôi thúc.
“Kì Văn vẫn ảo tưởng được thể nghiệm cuộc sống, cuộc sống sau khi lấy chồng, cuộc sống làm mẹ nuôi con vất vả và sướng vui không những kích thích khát vọng mãnh liệt của Kì Văn đối với gia đình, kích thích cách xử sự công việc mạnh dạn, khôn khéo và hiểu biết. Kì Văn những mong chồng thấy mình đã nuôi con khôn lớn, để anh có cơ hội thưởng thức niềm vui đậm sắc màu gia đình” [23; 182]. Kì Văn đưa con đi Dương Châu tìm chồng.
Trong xây dựng tính cách nhân vật Tư Kì Văn, tác giả Thiết Ngưng liên tiếp làm cho người đọc phải bất ngờ về sức chịu đựng, về khả năng đứng trụ vững chắc, khả năng thích ứng linh hoạt mạnh mẽ của cô trước những sóng gió, những nỗi đau, nỗi thất vọng,… Cô luôn là Tư Kì Văn “thông minh”, “cởi mở” và vì thông minh, cởi mở mà cô dễ dàng tiếp nhận và thích ứng những “tai họa” giáng xuống đầu cô, cô chưa bao giờ buông xuôi, trái lại Kì Văn bản lĩnh, kiên cường đáp trả: Bao nhiêu vất vả cùng các con đến Dương Châu tìm chồng, nhưng đổi lại Kì Văn chỉ nhận được từ Thiệu Kiệm sự lạnh lùng, tức giận và trách móc vô cớ. Mặc dù trước đó Kì Văn đã chuẩn bị tâm lý rất kĩ khi gặp lại chồng: “Đây là câu chuyện ngàn dặm tìm
chồng, Kì Văn quyết định trang điểm thật đẹp, như một mệnh phụ phu nhân hay một tiểu thư đài các chờ đón phu quân. Kì Văn sẵn sàng quên mọi chuyện cũ, quyết tâm dùng vẻ xinh đẹp để đổi lấy sự dịu dàng, êm ấm. Còn những chuyện trăng hoa tuyết nguyệt, Kì Văn không muốn hình dung chồng mình như thế nào vào cái lúc sắp gặp mặt này” [23; 185]. Thế nhưng Kì Văn đã bị thất vọng, Thiệu Kiệm nổi nóng khi nhìn thấy Kì Văn, sự tô vẽ của cô làm cái cớ cho chồng vặn vẹo, tra hỏi, trách móc,… thậm chí còn sỉ nhục cô, anh nói: “chị đến bởi một nguyên nhân chủ yếu –
chủ yếu nhất đó là “nóng máy không chịu nổi” […]. Anh đã dùng một thứ logic vô cùng vô cùng dung tục, mà anh đã thể nghiệm và nghiên cứu vô cùng vô cùng sâu sắc … Cái dụng tục làm nhiều người phải sợ. Cái logic dung tục cũng làm nhiều người tỉnh ngộ và trở nên kiên cường … Ngay lập tức Kì Văn được tỉnh ngộ và kiên cường” [23; 186].
Kì Văn đáp trả: “Đúng là “không chịu nổi”, nhưng điều ấy với tôi đâu có gì
xấu hổ? với anh đâu có gì kì lạ? Anh là ai? Tôi là ai?... Vì tôi là vợ anh, không chỉ là vợ mà là vợ hiền. Người vợ hiền mới khoan dung, độ lượng đối với anh” [23; 187]
Khi viết về nhân vật Tư Kì Văn, chắc hẳn nhà văn Thiết Ngưng đã có những dự kiến trong phát triển tính cách nhân vật, nhân vật càng gặp nhiều biến cố bất hạnh, đau thương thì càng trở nên mạnh mẽ lạ thường. Trong lời giới thiệu sách, lời tựa của tác giả viết cho bản dịch Tiếng Việt, nhà văn Thiết Ngưng có nói về nhân
vật này: “Nhân vật chính trong “Cửa Hoa Hồng” lúc gặp cảnh ngộ không bình thường đã tỏa ra một năng lượng bất ngờ và sự dẻo dai bền bỉ buồn vui lẫn lộn.”
[23; 6]
Quả thật con người Kì Văn thật mạnh mẽ, những lúc thất vọng, khổ đau nhất lại là lúc Kì Văn chứng tỏ mình nhất. Kì Văn bị Thiệu Kiệm làm tổn thương, cô cùng các con bỏ về lại Bắc Kinh. Trên đường về, Trang Tinh – con trai lớn của cô với Thiệu Kiệm đã mắc bệnh viêm phổi mà chết. Kì Văn cảm thấy “Bắc Kinh không phải là nơi đến, chị ôm chặt Trang Tinh mềm nhũn, không biết đi về hướng nào. Kì Văn lòng nát tan, người mỏi mệt, không biết mình sống để làm gì ? mình là ai? [23; 189]. Hạnh phúc đổ vỡ mất mát đau thương là thế, nhưng Kì Văn vẫn sống cứng cỏi, sống bản lĩnh, đàng hoàng, cô dần thích ứng với lối sống vô trách nhiệm và tệ bạc của chồng. Một mặt, cô vẫn nuôi dạy các con, một mặt, thay chồng gánh vác mọi trọng trách bên gia đình chồng. Không đón nhận được tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của chồng, Kì Văn càng tỏ ra chu đáo hơn, đảm đang, giỏi giang hơn trong tính toán, thu vén việc nhà, nhưng sự đảm đang, sự chu đáo của Kì Văn không được bù đắp bởi bố chồng, mà ông bố chồng này lại tỏ ra sĩ diện, bực bội, đố kị với con dâu, không thừa nhận ở con dâu sự đảm đang, giỏi giang. Ông viết nhật ký để trút giận lên con dâu, “ngượng quá hoá khùng, ông giận lây sang con dâu Kì
Văn. Trang nhật ký ông vừa than thở với chính mình, vừa nguyền rủa con dâu” [23; 249]. Kì Văn vô tình đọc được nhật ký của bố chồng, “Sau cơn tức giận, Kì Văn
cười thầm bố chồng, vừa sĩ diện, vừa cam chịu cảnh thanh bần, vừa tự trọng nhưng lại vừa tỏ ra nhu nhược, sĩ diện hão. Nếu trước kia Kì Văn một lòng một dạ lo lắng cho sự ấm cúng của gia đình họ Trang, vậy nhật ký của bố chồng đã nhắc nhở Kì Văn, khiến Kì Văn lần đầu nghĩ đến việc phải giúp kẻ xấu làm một việc xấu … Kì văn chỉ khinh thường bố chồng” [23; 249]. Con người Kì Văn quá đặc biệt, cô luôn tìm ra lối thoát cho tâm hồn trong những lúc bị dồn nén, bị ức hiếp, bị chà đạp nhất. Cô tìm đúng cái nguyên nhân làm cô đau khổ mà xả lên đó tất cả những mưu toan và khát vọng của mình. Kì Văn “đang ấp ủ một mưu kế thâm hiểm. Chị phấn chấn,
cuộc đời, không phải là yêu, cũng không phải là căm giận, chỉ là trò đùa bất kính với đời. Chị chọn ông bố chồng làm đối tượng” [23; 256]. Hơn hai mươi năm làm dâu, làm vợ và làm mẹ, Kì Văn chỉ có thể nhận lại là sự chịu đựng và bất hạnh, chị như muốn nổi loạn và trả thù tất cả sự chịu đựng ấy. Nó như một thứ uẩn ức bị dồn nén, giờ đây trỗi dậy. Trong chị, sự khát khao, sự vùng dậy, chị muốn phá phách, muốn ngạo ngược và thách thức cả luân thường đạo lý. Quả thật ông bố chồng của Kì Văn đã cực kỳ sợ hãi:“ông bị chấn động về nỗi sợ hãi cái đẹp, ông vội nắm lấy cái ống nhổ theo bản năng. Ông định dùng nó để ném vào cái cơ thể kia, nhưng cái cơ thể thơm tho và nặng nề đã phủ chụp lên người ông.” [23; 257], … “ông nghĩ, kẻ thù lớn nhất ở đời cũng không thể hơn nàng dâu này” [23; 258].
Trong lần “quyết chiến” này với bố chồng, thực ra đối với Kì Văn là sự trút bỏ tất cả những ấm ức, những uẩn ức, những thèm khát bản năng và cả những thách thức… để được giải phóng – giải phóng tâm hồn. Cô ý thức được công lao của mình đối với gia đình họ Trang và cô muốn gia đình này phải thừa nhận cô, thừa nhận cô một cách đường đường hoàng chính chính, quyết không thể là sự ban ơn, là sự chiếu cố. Kì Văn đã khuất phục bố chồng, khuất phục được cô em chồng bằng sự giỏi giang, sự thông minh, khôn khéo và toan tính của mình. Đối với ông bố chồng, hẳn Kì Văn đã đem đến cho ông một tội lỗi, một bài học để đời và chết thì mang theo. Hiện tượng này trong con người Kì Văn thực sự là một sáng tạo táo bạo của nhà văn Thiết Ngưng, tác giả đã đưa nhân vật sống hết với bản năng và khát vọng