Người phụ nữ thành thị

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của thiết ngưng (Trang 43 - 51)

Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, Trung Quốc bước vào thời kỳ của cải cách mở cửa. Các trạng thái của văn học Trung Quốc cởi mở hơn, hội nhập nhiều hơn vào cộng đồng quốc tế. Ngoài việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển nhanh chóng về mọi mặt, trong lãnh vực văn học, các nhà văn cũng có điều kiện rất tốt để phát triển sự nghiệp văn học của mình, họ được viết trong môi trường rất thoải mái, tự do. Toàn xã hội đang kêu gọi và động viên các nhà văn hãy thực sự thể hiện sự sáng tạo của mình trước những chuyển biến mới của cuộc sống.

Cũng từ những năm 1990 ấy trở đi, các nhà văn nữ sáng tác văn học về chủ đề thành thị tỏ ra rất năng động trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đô thị tại Trung Quốc. Sự ảnh hưởng lớn lao của các luồng văn hóa phương Tây như Anh – Pháp – Mỹ thâm nhập vào lối sống của cư dân đô thị, đặc biệt là đối với người phụ nữ. Đứng trước sự thay đổi ấy, ta cũng thấy ở Thiết Ngưng sự đổi mới về ý thức thẩm mỹ cùng với sự ảnh hưởng của các trường phái văn học nước ngoài, nhiều nhất là văn học Pháp.

Trước đó, Thiết Ngưng viết về phụ nữ nông thôn với sự đồng cảm sẻ chia sâu sắc, nay Thiết Ngưng bắt đầu viết về những người phụ nữ thành thị với những khám phá độc đáo, tinh tế về thế giới tâm lý của họ.Bởi vậy người ta thường nói: “trong đôi mắt của nhà văn Thiết Ngưng có hai thế giới: Thế giới của

người phụ nữ nông thôn và thế giới của người phụ nữ thành thị.” Cũng là đề tài nữ

tính, song Thiết Ngưng lại đi sâu vào khai thác tâm lý, tính cách của nhân vật một cách sâu sắc với những chuyển biến tinh vi, phức tạp. Về lĩnh vực này, Thiết Ngưng lại liên tiếp gặt hái được những thành công. Như là một sự tiếp nối từ các cô gái ở nông thôn ấp ủ những ước mơ bé nhỏ cho một hy vọng về tương lai tươi sáng thì nay họ đã dám mạnh dạn hành động để tự giải thoát nghèo đói, khổ đau. Đặc biệt là họ mạnh dạn đi tìm hạnh phúc đích thực của đời mình. Vì thế mà thế giới nhân vật của Thiết Ngưng không còn là khoảnh khắc bình yên phẳng lặng với đời sống êm đềm ở nông thôn nữa, mà nội tâm ấy đã có sự xung đột, đấu tranh, giằng xé … trước những thách thức nan giải để sống mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn.

Với đề tài người phụ nữ trí thức thành thị, ta bắt gặp ở Cửa Hoa Hồng, đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên, đánh dấu sự chuyển đổi ý thức thẩm mỹ trong sáng tác của nhà văn Thiết Ngưng. Tiểu thuyết Cửa Hoa Hồng được xem là tập đại thành trong sáng tác của Thiết Ngưng. Tác phẩm đã ghi đậm dấu ấn sáng tạo của một phong cách đặc biệt. Cửa Hoa Hồngvới bản chất tự truyện của các câu chuyện, nhà văn Thiết Ngưng chính thức chia tay với quá khứ (quá khứ theo kiểu phong cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng, mộc mạc và bình dị ở Ôi! Hương Tuyết, Người Đàn Bà Chửa Và Con Bò hay Mùa Hái Bông, Thôn Tú Sắc…). Tác phẩm được cắt

lớp qua cấu trúc thời gian, không gian phức tạp, đa tường thuật. Những tình huống đột nhiên, ngôn ngữ đột nhiên, ngắn và rất lạ, làm hiện ra trước mắt chúng ta cuộc Cách Mạng Văn Hóa với ba thế hệ phụ nữ. Ba thế hệ ấy là con số chính thức và đầy đủ về cuộc sống đen tối, xấu xa và cái ác hoành hành … tất cả đều rất kỳ lạ nhưng lại phản ánh rất chân thực cuộc sống thực tại của nhân dân Trung Quốc trong mười năm động loạn.

Cửa Hoa Hồnglà biểu tượng của cánh cửa nữ tính. Thông qua ngòi bút Thiết Ngưng – người thứ ba kể lại quan điểm của hai câu chuyện, chúng ta nhìn thấy được những nguời phụ nữ trong một thời gian, không gian cụ thể. Thời đó họ đã chịu nhiều tầng áp bức: Từ chế độ nam quyền cũng có, từ những hủ tục phong kiến truyền thống cũng có, từ sự khác biệt giới tính trong việc quan hệ tình dục cũng có, thậm chí nó đến từ những người đàn ông, từ những người đàn bà và những phụ nữ của các cá nhân khác nhau trong chiến lược, sách lược đối phó lẫn nhau, giành giật những vị trí của cuộc sống. Những trạng thái này, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dọc lịch sử phát triển của các thế hệ phụ nữ. Tác giả cho rằng, bằng cách so sánh âm thầm này sẽ giúp chúng ta thấy được sự tiến bộ của thời đại, của ý thức chủ thể và ý thức về sự phát triển tiến bộ giữa các thế hệ phụ nữ. Dù tiến trình này đã đi qua cuộc đấu tranh đau đớn trong sự tự phủ nhận và phê bình nỗi đau của bản thân họ.

TrongCửa Hoa Hồng,Thiết Ngưng chú trọng đến thế giới tinh thần, phương thức sinh tồn và đời sống của người phụ nữ. Trong cái thế giới tinh thần nữ tính của Thiết Ngưng, có yêu thương, trìu mến, có chiếm hữu, có dịu dàng và cả ghen tỵ, hiềm khích, nhân nhượng và có cả phản bội. Thông qua việc mô tả sự cạnh tranh, hiềm khích lẫn nhau của mấy thế hệ phụ nữ trong Cửa Hoa Hồng, Thiết Ngưng muốn phơi bày hiện thực của đất nước Trung Hoa nửa sau thế kỷ XX .

Tư Kì Văn – Nhân vật chính trong Cửa Hoa Hồng là một nhân vật mới có màu sắc kỳ lạ, nhân vật có đời sống nội tâm vô cùng phức tạp. Đó là thế giới của những khoảng sáng – tối đan lồng, của quá khứ và hiện tại đau thương. Có những lúc ta tưởng chừng nhân vật quá nhỏ bé và yếu đuối không thể chống đỡ nổi những tai ương dồn dập. Thế nhưng Tư Kì Văn lúc “gặp cảnh ngộ không bình thường đã

tỏa ra một năng lượng bất ngờ và sự dẻo dai bền bỉ, buồn vui lẫn lộn” [21; 26]. Nhân vật là một phát hiện rất độc đáo và đầy sáng tạo của nhà văn, đóng góp thú vị cho văn học Trung Quốc thời kỳ mới lúc bấy giờ.

Sau nhân vật Tư Kì Văn là nhân vật Tô Mi, đây cũng là kiểu nhân vật có đời sống nội tâm phức tạp. Người viết nhận thấy: “cuộc tranh luận dai dẳng trong tâm

hồn của một con người: Mi Mi (lúc nhỏ) và Tô Mi (khi trưởng thành) là một kiểu sáng tạo nội tâm rất độc đáo của Thiết Ngưng”. Tô Mi là thế hệ thứ ba trong gia

đình có bà ngoại và mẹ. Cô được bà ngoại kể cho nghe câu chuyện về cuộc đời bà và những người thân của bà vào cái thời con gái. Cô cũng được chứng kiến cuộc đời của mẹ. Trong sâu thẳm, cô có rất nhiều điều thắc mắc nhưng bề ngoài lại tỏ ra rất cảm thông. Những dấu ấn trong cuộc đời của bà và mẹ cứ đeo đẳng mãi trong tâm hồn cô. Cô so sánh và tìm lối đi riêng cho bản thân. Đây không phải là một quyết định dễ dàng chút nào, bởi bủa vây xung quanh cô là những quan niệm truyền thống, là những định kiến khắt khe từ bà ngoại, từ mẹ, từ làng xóm và xã hội… Để rồi cuộc đời cô cũng bước vào những trải nghiệm từ cuộc sống bản thân – cuộc đời với sự yêu, làm vợ, làm mẹ… và cuộc sống vẫn cứ tiếp nối.

Trước thềm thế kỷ XXI, Thiết Ngưng viết Những Người Đàn Bà Tắm (2000). Đây có thể xem như sự thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ Trung Quốc hiện đại. Tác phẩm lấy ý tưởng từ bức tranh “Những người đàn bà tắm” của họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng người Pháp P.Cezanne. Tác phẩm

Những Người Đàn Bà Tắmlà bức tranh toàn cảnh về người phụ nữ hiện đại Trung Quốc. Tác phẩm xoay quanh số phận của những người phụ nữ Trung Quốc trong và sau Cách Mạng Văn Hóa (chủ yếu là sau Cách Mạng Văn Hóa) để làm nổi bật cách ứng xử và số phận của họ trước cuộc đời. Các nhân vật nữ trong truyện giúp người đọc hình dung cả hai thế hệ phụ nữ Trung Hoa: Một trẻ trung, hiện đại, bất chấp những lề thói của xã hội, và một thế hệ trước đó chịu ảnh hưởng nặng nề của cái được nhân danh là “đạo đức”. Đó là Chương Vũ, Doãn Tiểu Khiêu, Doãn Tiểu Phàm, Đường Phi, Do Do, Mỹ Thìn, … “Những cô gái khỏe mạnh, thản nhiên, an

nhàn, chất phác, không điệu bộ mà cũng không có gì trái lẽ thường.” [22; 10]. Chương Vũ là mẹ của Tiểu Khiêu và Tiểu Phàm, là vợ của Doãn Xích Tầm. Trong Cách Mạng Văn Hóa, chị cùng chồng phải về nông thôn tham gia lao động sản xuất. Nơi hai vợ chồng đến là nông trường Vĩ Hà. Cuộc sống cực nhọc, thiếu thốn và vì quá vất vả nên Chương Vũ bị ốm. Chị được Ban lãnh đạo nông trường cho về nhà nghỉ dưỡng sức và khám bệnh. Không muốn trở lại nông trường Vĩ Hà,

chị đi lại với bác sĩ Đường - Người trực tiếp điều trị cho mình. Họ có với nhau một đứa con gái tên là Doãn Tiểu Thuyên. Sau khi có bé Thuyên, nhận thấy mình đi quá xa, chị dừng mối quan hệ với bác sĩ Đường. Dù chồng chị – ông Doãn Xích Tầm không hề nói gì về sự ra đời của bé Thuyên, nhưng chị biết chồng mình đã biết tất cả. Trong lòng chị, nỗi ân hận dày vò xâm chiếm. Suốt quãng đời còn lại, chị cố làm vui lòng chồng nhưng cũng không thể hàn gắn vết thương đã để lại trong lòng anh.

Doãn Tiểu Khiêu là con gái lớn của hai vợ chồng Chương Vũ - Doãn Xích Tầm. Trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, Khiêu mới chỉ là một cô bé mười hai tuổi. Mặc dù còn nhỏ nhưng Khiêu đã hiểu rất nhiều chuyện. Khi hai bố mẹ đi lao động ở nông trường Vĩ Hà, Khiêu thay bố mẹ chăm sóc em gái Tiểu Phàm với tất cả tình yêu thương. Khiêu còn quán xuyến tất cả công việc trong nhà cho bố mẹ. Khiêu hiểu mối quan hệ của mẹ với bác sĩ Đường nên không bằng lòng với sự ra đời của bé Thuyên. Và chính cô là người tham gia vào một vụ phạm tội dẫn đến cái chết của bé Thuyên. Sau này, khi đã lớn, ấn tượng về các chết của cô bé hai tuổi vẫn luôn ám ảnh Khiêu. Nhưng ta thấy sau cái chết của cô bé đó, Khiêu trở thành một người khác hẳn. Cô sống nhân hậu hơn, tỉnh táo hơn. Là một trí thức, Khiêu luôn muốn vươn lên, đi tìm lý tưởng sống cao đẹp, nhưng rồi cuối cùng Khiêu không được gì cả. Hoài bão lớn nhất của Khiêu là có được một tình yêu đích thực. Khiêu yêu Phương Kăng, rồi yêu Trần Tại (người bạn hồi nhỏ). Với ai, Khiêu cũng rất thật lòng nhưng cuối cùng cô lại chẳng lấy ai. Trong lòng Khiêu là mâu thuẫn giữa tình yêu và lý tưởng, giữa quá khứ tội lỗi với hiện tại đầy sóng gió, giữa tình thương và sự tha thứ, giữa sự đố kỵ và bao dung… Cuối cùng ta thấy Khiêu đã vượt qua tất cả để hướng tới một cuộc sống mới.

Doãn Tiểu Phàm là em gái của Khiêu, đây cũng là một nhân vật phức tạp. Khi còn nhỏ, Phàm luôn phục tùng Khiêu vô điều kiện. Phàm cùng Khiêu nắm giữ bí mật về cái chết của bé Thuyên. Với cái bí mật đó mà suốt đời Phàm không thanh thản. Phàm muốn quên đi quá khứ tội lỗi đó bằng cách lấy chồng ngoại quốc và sống ở nước ngoài, quên mình là người Trung Quốc. Nhưng quá khứ không ngủ yên. Mặc dù cô ở xứ người nhưng cái chết của bé Thuyên vẫn ám ảnh cô. Phàm

không muốn thừa nhận có liên quan đến cái chết của bé Thuyên, cô luôn trong thế đối lập với Khiêu. Phàm khó chịu với sự tiến bộ của đất nước… Phàm cô đơn ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Đường Phi là cô gái có một tuổi thơ bất hạnh, một cuộc đời ngang trái và có một kết thúc bi thảm nhất. Phi là cháu bác sĩ Đường, là con gái của cô giáo Đường Tân Tân – một người bị đấu tố và bị bắt ăn phân vì tội chửa hoang. Đường Phi không được bạn bè yêu quý vì là người Bắc Kinh và không có bố. Nhưng bất chấp tất cả, Phi vẫn ngang nhiên sống, ngang nhiên yêu đương, thách thức với xã hội. Phi quen một “đại ca” trong trường học, yêu anh diễn viên múa đã có vợ, có thai với anh ta và phá thai. Phi dụ dỗ đàn ông để được làm trong nhà máy, Phi quan hệ với tất cả những người đàn ông cho cô tiền. Nhưng Phi vẫn giữ nguyên một đôi môi, một trái tim. Từ trong sâu thẳm tâm hồn cô gái này vẫn ấp ủ một mong ước cháy bỏng là được đặt lên đôi má người cha mà cô chưa hề biết mặt một nụ hôn thanh khiết, sạch sẽ. Cuộc đời thật không như cô mong muốn, Phi đã không tìm được cha và cô không thể thực hiện được mong ước nhỏ nhoi của mình. Phi đã dành nụ hôn đó cho Khiêu.

Do Do là bạn thân của Phi và Khiêu từ nhỏ. Cuộc đời của Do Do không có nhiều trắc trở như Phi và Khiêu. Do Do chân thành với bạn bè, không bao giờ tùy tiện phán xét người khác. Do Do thích nấu ăn và sau này cô có một cửa hàng ăn nhỏ ở Phúc An.

Vạn Mỹ Thìn là vợ cũ của Trần Tại, cô yêu Trần Tại, ngưỡng mộ Khiêu và cô đồng ý li hôn với Tại để anh được hạnh phúc bên Khiêu. Nhưng trong sâu thẳm trái tim cô là một nỗi đau rất lớn vì cô yêu Trần Tại hơn cả bản thân mình.

Những Người Đàn Bà Tắm được xem là một sự tổng kết quá trình sáng tác của Thiết Ngưng. Đó là bức chân dung sinh động, đầy đủ nhất hình tượng người phụ nữ Trung Quốc hiện đại. Ngoài việc khắc họa nét đẹp nhuần nhị, thanh tú,

Những Người Đàn Bà Tắm còn là sự vận động, trưởng thành trong tư tưởng của họ.

Những người phụ nữ trong tác phẩm này không phải an nhàn thanh thản như bức tranh mà Thiết Ngưng lấy ý tưởng. Họ còn phải vật lộn triền miên giữa lý trí và bản

năng vì mong muốn cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn, giá trị hơn. Những người phụ nữ ấy không phải chiến đấu với tai họa để tồn tại mà để sống tốt đẹp hơn theo cách mà họ tin là “không có gì trái với lẽ thường”. Có lẽ đó là phẩm chất quan trọng nhất giúp người Trung Quốc vươn lên nhanh chóng sau những thảm họa của dân tộc mình.

Những Người Đàn Bà Tắm đã thực sự đáp ứng được đòi hỏi đặt ra đối với thể loại tiểu thuyết mới. Tác phẩm rất thành công trong việc bẻ gãy hoàn toàn cấu trúc không gian, thời gian truyền thống. Lối kết cấu hỗn độn, đồng hiện quá khứ, hiện tại, tương lai theo dòng ý thức nhân vật, tạo nên nét hấp dẫn, mới lạ cho người đọc. Tuy nhiên đây không phải là sự tiếp thu hoàn toàn tiểu thuyết mới của Pháp mà còn là một quá trình chọn lọc sáng tạo của nhà văn Thiết Ngưng.

TIỂU KẾT

Tóm lại, mười năm Cách Mạng Văn Hóa là một thời kỳ bi thảm trong lịch sử nước CHND Trung Hoa, nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhà văn Thiết Ngưng đã chứng kiến và bước vào thực tế khắc nghiệt ấy. Những năm tháng ấy không làm cho Thiết Ngưng mệt mỏi và tuyệt vọng mà trái lại, nó còn là môi trường rèn luyện và trau dồi kiến thức cuộc sống cho bà. Được viết về đời sống nhân dân kể từ sau thảm kịch của đất nước, Thiết Ngưng vẫn giữ niềm hy vọng cho tương lai, những trải nghiệm đau thương trong cuộc sống như một nhịp cầu giúp nhà văn hiểu biết tốt hơn về bản chất con người và thêm yêu con người, bà lắng nghe tất cả những gì còn sót lại của cuộc sống. Lắng nghe ! lắng nghe! cả những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của thiết ngưng (Trang 43 - 51)