Khát vọng yêu đẹp, sống đẹp

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của thiết ngưng (Trang 94 - 103)

Mỗi nhân vật của bà, dù rất nhỏ bé, dù rất đơn giản và đơn điệu trong động tác, hành vi nhưng đều chứa ẩn những hi vọng, những khát vọng mãnh liệt vươn lên sống đẹp, yêu đẹp. Những năm tháng sống và lao động ở nông thôn, chứng kiến cảnh người dân sống đói khổ, trì trệ, tù túng, bế tắc, hơn ai hết nhà văn Thiết Ngưng thấu hiểu và thông cảm sâu sắc với người dân nơi đây. Đặc biệt là những người phụ nữ. Bà đã tái hiện cuộc sống bế tắc, bần cùng của con người nhưng không vì thế mà tác giả để cho con người bi quan trước cảnh ngộ.

Trong truyện ngắn Ôi! Hương Tuyết, ta bắt gặp các cô gái Hương Tuyết, Phượng Kiều và các bạn gái khác cùng thôn đều phải sống trong cảnh thiếu thốn, tù túng, cuộc sống thiếu thốn vật chất, thiếu thốn văn hóa tinh thần nhưng các cô

không từ bỏ hy vọng, họ vẫn tin tưởng và trông đợi – một ngày mai cuộc đời của họ sẽ đổi khác, họ sẽ chạm đến được cuộc sống văn minh nơi đô thị xa hoa tráng lệ của Tổ Quốc. Hương Tuyết với rổ trứng trên tay đã bị chiếc hộp bút chì có nam châm cuốn hút mà nhảy lên chuyến tàu xa lạ với mong muốn đổi rổ trứng để được thứ kỳ diệu kia. Cô đã phải đối mặt với sự sợ hãi khi con tàu rùng mình chuyển bánh, đối mặt với bóng đêm và quãng đường xa hàng ba mươi ki-lô-met, một mình đi trong đêm trở lại thôn Đài Nhi Câu. Hương Tuyết, quên hết mệt nhọc, sợ hãi, bởi niềm vui trong cô còn lớn hơn mệt nhọc và sợ hãi. Hạnh phúc thật nhỏ bé và giản đơn, nhưng lại thật ý nghĩa với cô gái vùng sơn cước này.

Trong Mùa Hái Bông, ta bắt gặp Mễ – một cô gái nông thôn với cuộc sống lam lũ nghèo khổ. Cô xinh đẹp nhưng lười biếng, cô không bằng lòng với cuộc sống lam lũ của mình. Nhân vật muốn an nhàn, sung sướng … và để đạt được mong ước ấy, Mễ không ngại chui vào các lều, lán của người trồng bông để thực hiện việc “đánh đổi”, cô dùng thân thể mình để đổi lại những gánh bông và giấc mơ làm giàu. Cuộc sống bế tắc, hành động bế tắc nhưng ước mơ của Mễ xem ra là chính đáng.

Tuyện ngắn Người Đàn Bà Chửa Và Con Bò, toàn câu chuyện là một bức

tranh đẹp về cuộc sống, về tâm hồn thanh khiết sáng trong của người đàn bà chửa. Cô vốn là một người con gái ở vùng thâm sơn cùng cốc, cuộc sống nghèo đói bế tắc, cô được cha mẹ gả về nông thôn miền xuôi với cuộc sống khá hơn. Cô hạnh phúc và bằng lòng với cuộc sống ấy. Cô miên man với những hy vọng và dự tính cho đứa con sắp chào đời của mình – một tương lai mới sẽ sáng lạn hơn đời của cha mẹ nó. Cô muốn con được đi học và vì mục tiêu này cô cần cố gắng hơn với bản thân mình nhằm làm điểm tựa cho con. Cô đã có mục tiêu vào cuộc sống phía trước, cuộc sống trách nhiệm và đầy ý nghĩa, một tương lai hứa hẹn cho đứa con yêu. Và ta còn bắt gặp nhiều các nhân vật khác nữa, như Hà Mị trong tác phẩm Hà Mị Tìm

Tình Yêu, Trương Phẩm trong Thôn Tú Sắc, nhân nhật Tôi trong Chơi Vơi Trời Chiều, Tú Phần – vợ của Andrây trong Buổi Tối Của Andrây, họ đều là những nhân

vật như vậy. Cuộc sống có thể còn khó khăn nhưng con người không từ bỏ mọi cố gắng để cải thiện khó khăn, cải thiện cuộc sống .

Ta vừa điểm qua một vài nhân vật trong các sáng tác của tác giả Thiết Ngưng khi viết về cuộc sống ở nông thôn, những nhân vật thuần phác, trong sáng và đầy niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nhưng sáng tác sau này của Thiết Ngưng, đặc biệt là những tiểu thuyết, thế giới nhân vật của bà rộng hơn, nhân vật được đặt vào nhiều mối quan hệ phức tạp, quan hệ với cá nhân, quan hệ với cộng đồng, quan hệ với xã hội, thời đại,… Vì thế đời sống tâm lý của các nhân vật cũng phong phú và phức tạp hơn. Tuy nhiên, những nhân vật trong tiểu thuyết ấy cũng không đi chệch khỏi định hướng và tư tưởng của nhà văn. Dù nhân vật gặp bất kỳ hoàn cảnh nào, ta cũng vẫn thấy trong họ khát vọng và niềm tin ở phía trước.

Tư Kì Văn trong Cửa Hoa Hồng, khi bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời, đã vấp phải thất bại trong tình yêu, dấu ấn ấy để lại trong lòng cô những đau đớn, đổ vỡ, thế nhưng khát vọng làm vợ, làm mẹ đã thôi thúc Kì Văn kiên trì cố gắng, cô cố gắng để được Thiệu Kiệm chấp nhận, được gia đình chồng chấp nhận. Đó là ý nghĩa, là niềm tin và chỗ dựa tinh thần duy nhất của Kì Văn trong khoảng thời gian sống trong cảnh cô đơn, thiếu vắng tình yêu của chồng. Sự tệ bạc và vô trách nhiệm của chồng càng khiến cô muốn có được vị trí vinh quang trong mắt anh ta. Ở cái tuổi ngoài bốn mươi, Kì Văn vẫn tạo ra cuộc cách mạng – cách mạng cho cuộc đời cô. “Chuyện của Kì Văn diễn ra thật ngây thơ và dứt khoát, ở cái tuổi gần năm mươi, Kì Văn từ biệt bố chồng, em chồng, từ biệt con gái, con trai, từ biệt vú Đinh người giúp việc bao nhiêu năm nay, bất chấp tất cả mọi xem thường của người đời, chị bước ra khỏi nhà họ Trang để lấy Chu Cát Khai, bất chấp tất cả để đi về phía trước” [23; 402]. Vào một thời kỳ lịch sử đặc biệt như thế, tinh thần và khát vọng sống của Kì Văn quả thật khiến người ta bị chấn động và không khỏi ngưỡng mộ. Nhưng Kì Văn đã thất bại trong bước đi táo bạo này, cùng một năm cô mất đi hai người đàn ông của đời cô: Chu Cát Khai và Thiệu Kiệm đều chết vì bệnh tật. Biến cố này, một lần nữa lại đẩy Kì Văn vào một sự lựa chọn, “Chị ở lại vì đã qúa mệt

mỏi, cảm thấy không phải từng giờ, từng phút đấu tranh, không phải đấu tranh với Thiệu Kiệm, không phải đấu tranh với Chu Cát Khai, mà đấu tranh với chính mình, đấu tranh cho đến mệt mỏi, chỉ mong sau hồi mệt mỏi sẽ yên tĩnh thu thân tích đức”

[23; 409]. Kì Văn quyết định ở lại gia đình họ Trang, cô tạm quên đi hạnh phúc của bản thân để vun vén cho gia đình, cho những đứa con đang trưởng thành. Nhưng thời thế đổi thay, xã hội đổi thay, một lần nữa khát vọng khẳng định mình lại trỗi dậy. Kì Văn mong muốn được xã hội mới ấy chấp nhận cô. Cô đã dùng mọi cách để để được xã hội ấy công nhận, dù mất mát, dù khổ đau, dù tàn nhẫn… Kì Văn vẫn chưa bao giờ từ bỏ cố gắng. Cuộc đời cô là cả chuỗi ngày kiên trì, cố gắng đấu tranh cho sự tồn tại, cho sự khả quan hơn ở cuộc sống. Đến cuối đời, nằm liệt trên giường với những vết thương bị hoại tử, đau đớn, Kì Văn vẫn không ngừng khao khát – niềm khát khao được sống. “Mi Mi cố giữ không để nước mắt trào ra, cô giữ không

phải sợ ngoại thấy cô đau buồn mà vì khi trông thấy trong những giọt nước mắt của ngoại là nỗi khát khao được sống. Mi Mi hiểu được khuôn mặt căng bóng như thuở ban đầu của ngoại là do nỗi khát khao tạo nên. Khuôn mặt được nỗi khát khao làm cho tươi đẹp và vẻ tươi đẹp ấy làm cho gia tăng nỗi khát khao.” [23; 629].

Ở nhân vật Trúc Tây, ta cũng gặp lại một mẫu người táo bạo cá tính. Cái táo bạo, cá tính ấy ẩn chứa những khát vọng không cùng của cô trước cuộc sống. Trúc Tây muốn mình là một thanh niên gương mẫu, là một công dân có ích cho xã hội. Vì mục tiêu tốt đẹp ấy, cô có thể đoạn tuyệt tình thân. Một mình cô bước vào đời bằng bản lĩnh hơn người. Trong tình yêu và đời sống vợ chồng, Trúc Tây không ngừng khát khao khám phá, hưởng thụ sự thăng hoa và lạc thú xác thịt. Cô đòi hỏi ở Trang Thản – không được thỏa mãn, cô chủ động tạo ra và đưa đến cho mình và chồng sự khoái lạc. Trang Thản ra đi khi Trúc Tây còn phơi phới tuổi xuân, tình yêu và khát vọng trong cô vẫn còn cháy bỏng. Tình yêu ấy, khát vọng ấy thôi thúc Trúc Tây một sự tìm kiếm, một sự chinh phục. Cô đến với Đại Kỳ, những mong nối tiếp nhịp cầu hạnh phúc. Nhưng rồi cô cũng không bằng lòng, cô từ bỏ Đại Kỳ và lại tiếp tục nuôi hy vọng ở cảm giác “mùi luá mới, phân mới” [23; 553]. Trúc Tây muốn tìm lại hạnh phúc ở Diệp Long Bắc – một con người đã để lại cho Trúc Tây những ấn tượng, những cảm nhận, những hy vọng qua đôi mắt và cách sống thẳng thắn mạnh mẽ của anh. Trúc Tây lại thất bại, cô cũng giống như mẹ chồng cô, đến lúc cần phải nhìn lại những thăng trầm sóng gió cuộc đời để làm một việc gì đấy có

nghĩa cho người thân và có nghĩa đối với bản thân mình. Cuộc sống đâu chỉ là những nhu cầu tìm kiếm chiếm lĩnh hạnh phúc của riêng cá nhân, “Trúc Tây lại về bên nhà bà Văn, làm một nàng dâu, nàng dâu hiếu thảo, tận tình” [23; 608]. Trúc Tây chăm sóc cho bà Văn trong những ngày đau ốm cuối đời. Cô nâng niu tình cảm thiêng liêng ấy như mục đích sống của mình. Tận tụy, nhẹ nhàng, nhân hậu, yêu thương là những cảm giác mà bà Văn có được từ người con dâu này. Cuộc sống của Trúc Tây cũng thực sự trọn vẹn bởi sự hy sinh quên mình của chị khi tuổi xế chiều, thật ấm lòng !

Doãn Tiểu Khiêu cũng là một nhân vật sống có lý tưởng và hoài bão. Tuổi thơ dữ dội, ám ảnh bởi tội ác, Khiêu không lúc nào thanh thản. Càng không thanh thản, Khiêu càng dằn vặt và đề ra những mục tiêu, những yêu cầu khắt khe hơn với chỉnh bản thân mình. Khiêu nhường nhịn, hy sinh cho Phàm mọi thứ, những mong bù đắp cho Phàm – kẻ vì Khiêu mà phạm tội. Phàm thỏa mãn sự ích kỷ cá nhân, Khiêu bằng lòng và cảm thấy nên như thế! Khiêu tha thứ cho mẹ, hiểu mẹ hơn sau những hành động sai trái của mẹ khiến gia đình một thời nghiêng ngả, cô gần gũi và chia sẻ với mẹ hơn trong những ngày bà buồn tủi, mặc cảm với chồng với con. Lòng bao dung nhân hậu của Khiêu là điều mà Khiêu cam tâm tình nguyện. Cô thà chịu thiệt thòi về mình chứ không để người thân yêu thiếu hụt, ấm ức. Những lúc như vậy lòng cô được thanh thản. Ngay cả trong tình yêu, trong hạnh phúc của chính mình, Khiêu cũng luôn ngần ngại, cô bằng lòng để Phương Khăng phản bội, bằng lòng xa rời Mark, bằng lòng chia tay với Trần Tại… tất cả đều có lý do của nó: Khiêu chưa sẵn sàng tha thứ cho bản thân, hạnh phúc là điều cô chưa thể hưởng thụ. Tội ác kia sẽ là món nợ mà suốt đời Khiêu phải đền đáp, bù đắp bằng cả trái tim, bằng cả hành động nhân hậu, lòng vị tha, hy sinh vì người khác – người xứng đáng được hưởng hơn Khiêu. Hạnh phúc của bạn bè, người thân là sự cứu rỗi linh hồn tội lỗi trong Khiêu. Đó cũng là những giá trị chân chính mà Khiêu tình nguyện hiến thân cho cuộc sống này.

Các nhân vật khác như Tiểu Phàm, Đường Phi, Do Do, Mỹ Thìn cũng thế, ở mỗi nhân vật đều có những hoàn cảnh riêng, những nỗi lòng riêng, nhưng họ cũng

luôn là những con người có lý tưởng và khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc, hết thảy đều rất đáng được trân trọng.

Doãn Tiểu Phàm vì mặc cảm tội lỗi mà chạy trốn quá khứ, chạy trốn bản thân. Cô không đủ dũng khí như Khiêu. Những khát vọng suốt đời tìm kiếm nơi cô đó là một tình yêu đích thực, tình yêu đem đến cho cô sự yên ổn, sự bền vững và cô cần tình yêu đó làm chỗ dựa tinh thần. Cô chủ động tìm Mark – người từng yêu say đắm chị gái mình và rồi Mark đã yêu cô, cô như được tăng thêm sức mạnh và niềm tin ở cuộc sống phía trước.

Đường Phi – một cô gái có đời sống đồi trụy, buông thả, tưởng chừng như sự đồi trụy, buông thả ấy là tận cùng, nhưng không hẳn thế, Đường Phi vẫn rất tỉnh táo và lý tưởng. Lý tưởng về tình thân cốt nhục, cô khát khao ngày gặp lại người cha, người cha là tình thân duy nhất, có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống cô đơn, lạc lõng của cô. Vì thế, dù buông thả suồng sã đến đâu, Phi vẫn quyết giữ đôi môi sạch sẽ, thanh khiết để dành hôn cha ngày gặp mặt, khát khao cả đời của Phi làm ta đau lòng, mà cũng làm ta trân trọng con người của cô biết bao nhiêu.

Vạn Mỹ Thìn – Cô gái yếu đuối với tình yêu nồng nàn dành cho Trần Tại, quyết áp lực để có được anh, nhưng cuộc sống không hạnh phúc, cô hiểu rằng vì yêu Trần Tại mà “yêu cả người mà anh Trần Tại yêu…” thật là một việc khó khăn [24; 434], nhưng Mỹ Thìn đã làm được, cô chấp nhận rút lui để vun đắp cho hạnh phúc của người mình yêu. Nghĩa cử của Mỹ Thìn thật khẳng khái và cao đẹp, ai dám bảo cô yếu đuối nào! Hạnh phúc là thứ tự nhiên đi đến, hạnh phúc không thể là sự toan tính và giành giật. Tâm hồn và nhân cách của Mỹ Thìn đã cảm hóa Khiêu và vì vậy Mỹ Thìn xứng đáng nhận lại hạnh phúc mà cô đang có.

TIỂU KẾT

Chúng ta có thể quan sát thấy văn học ở thế kỷ XX đầy tuyệt vọng, những hình ảnh tinh thần ảm đạm thường xuyên xuất hiện, những gương mặt đau đớn và bị bóp méo như trong các tác phẩm của Franz Kafka, Dostoevsky, Lỗ Tấn,… Sự tuyệt vọng như là một căn bệnh tâm thần, tạo ra sự lây nhiễm, viêm nhiễm đến tư tưởng của nhiều tác giả Trung Quốc trong một thời gian khá dài. Cuộc sống, được các nhà văn mô tả như là những khu vườn hoang vắng, sự trống trải cô đơn đến đáng sợ. Cuộc khủng hoảng tuyệt vọng ở các nhà văn Trung Quốc cũng diễn ra, đặc biệt là vào thời kỳ đen tối của xã hội Trung Quốc – cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Cuộc sống bị đảo lộn mọi giá trị của nó, những chuẩn mực đạo đức bị lung lay, biến dạng. Con người mất phương hướng, thế lực có lợi thế trong xã hội mặc sức tung hoành, chà đạp, bức hại… Những điều oan ức, phi lý chất chồng… Nhà văn Thiết Ngưng chắc hẳn đã từng tuyệt vọng. Thế nhưng là nhà văn tham gia vào Thế kỷ XX của đời sống nhân loại, kể từ sau thảm kịch của đất nước Trung Hoa, ta vẫn thấy ở Thiết Ngưng một niềm tin, niềm hy vọng cho tương lai. Sau tất cả những đau thương mất mát về đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt là đời sống tinh thần của con người, nhà văn vẫn không ngừng lắng nghe, khám phá để tìm ra, để giữ lại những hiểu biết tốt đẹp về bản chất con người. Vì vậy, Thiết Ngưng đã không đi vào vực thẳm của nỗi tuyệt vọng, bà lắng nghe, những âm thanh còn sót lại của cuộc sống … và lắng nghe những âm thanh mờ nhạt của hy vọng. Những sóng gió, những tuyệt vọng trong cuộc đời Tư Kì Văn, cuộc đời Trúc Tây và sự chứng kiến, trải nghiệm của Tô Mi, của Tiểu Khiêu, Tiểu Phàm, Đường Phi, Chương Vũ, … Những con người luôn tin tưởng, kiên trì bám vào dòng xoáy của cuộc sống để hy vọng, để sống hoàn thiện hơn. Cuối tác phẩm Cửa Hoa Hồng, cảm nhận của Tô Mi về đứa con mới chào đời của cô, đứa bé ra đời mang theo sự tàn phá cơ thể của người mẹ đi vào thế giới, nhưng Tô Mi vẫn hy vọng: Sự mất mát và sự tàn phá đó sẽ được lưu lại tất cả những

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của thiết ngưng (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)