Nghệ thuật miêu tả xung đột nội tâm

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của thiết ngưng (Trang 114 - 136)

Xung đột giữa hiềm khích và ngụy tạo

Nhân vật Tư Kì Văn trong tác phẩm Cửa Hoa Hồng là một nhân vật có đời sống tâm lý khá phức tạp, nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ: Mối quan hệ gia đình với chồng, bố chồng, em chồng; Mối quan hệ xã hội với cuộc Cách Mạng Văn Hóa, Kì Văn phải cải cách bản thân, như giai cấp, tư tưởng, quan điểm … học làm người công dân mới sống phù hợp và có ích cho xã hội. Biểu hiện của mối quan hệ xã hội này, tác giả Thiết Ngưng đặt nhân vật Tư Kì Văn trong mối quan hệ với bà La – tổ trưởng Ngõ Thìa, người phát ngôn, đại diện cho những tư tưởng tiến bộ của cách mạng, của chính quyền, của giai cấp công nhân, nông dân, … ở Ngõ Thìa, vì thế bà Văn trong cải tạo bản thân đã ra sức chứng minh và biểu hiện tốt trước bà La, làm vừa lòng bà La là con đường ngắn nhất giúp Tư Kì Văn tìm được sự công nhận của xã hội đối với bản thân.

Cuộc Cách Mạng Văn Hóa đi qua, xã hội Trung Quốc nhìn lại những tai hại, những vết thương mà nó để lại cho con người và xã hội là quá lớn. Nhà văn Thiết Ngưng đã tái hiện vết thương ấy thông qua vết thương trong tâm hồn con người. Nhân vật Tư Kì Văn được coi là nạn nhân chính của cuộc Cách Mạng Văn Hóa, nhà văn Thiết Ngưng muốn thông qua nhân vật này để làm nổi bật những khoảnh khắc chân thật nhất của con người và đề cao những khát vọng của họ.

Trong gia đình chồng, Kì Văn đã phải chịu đựng bao tủi nhục, đắng cay. Phút bồng bột tuổi trẻ đưa Kì Văn vào cuộc sống bế tắc nơi nhà chồng. Cô không được chồng thừa nhận. Không sao! Kì văn chấp nhận và luôn cố gắng làm thay đổi cái nhìn của chồng bằng sự đảm đang, tháo vát của cô. Bố chồng không thừa nhận cô, sự đảm đang tháo vát của cô càng làm cho ông đố kỵ, bực bội. Không sao! Kì Văn đáp trả bằng sự thách thức trêu gan đạo lý luân thường, cô khoác lên ông một tội lỗi, sống để vậy, chết mang theo. Đối với cá tính dở người của cô em chồng từ sau cái ngày hôn nhân đổ vỡ, Kì Văn luôn tỏ ra tỉnh táo, đối phó hợp tình, hợp lý, khiến cô em chồng phải tâm phục khẩu phục. Trải qua bao nhiêu sóng gió thử thách với vị trí làm dâu, làm vợ, làm mẹ, Kì Văn đã làm tròn bổn phận của mình, thậm chí

còn rất vẻ vang. Những va vấp, những đối phó, những lý giải và quyết định … đã đúc kết và tôi luyện trong đầu óc Kì Văn một khả năng ứng biến nhạy bén tuyệt vời. Bất cứ khó khăn nào dường như Kì Văn đều có một năng lực tiếp nhận và chuyển hóa nó, cô biến khó khăn thành động lực để phấn đấu, phấn đấu tìm cách cứu mình trong khó khăn, cứu mình thoát khỏi bế tắc và đau khổ. Thậm chí còn đẩy bản thân bước lên một vị trí xứng đáng trong con mắt của những người nơi nhà chồng.

Từ kinh nghiệm cuộc đời, trong mối quan hệ với gia đình, Kì Văn đem vận dụng vào mối quan hệ với xã hội. Đặc biệt là xã hội ấy là một xã hội mới, nó quá mới, quá đột ngột đòi hỏi con người ta phải có một thích ứng và uyển chuyển. Trải nghiệm sẽ đem đến cho Kì Văn cách hòa nhập với xã hội mới này. Con người Kì Văn vốn khát vọng, tham vọng sống là không giới hạn. Cô cần cái xã hội ấy thừa nhận. Để được thừa nhận, Kì Văn có thể làm tròn vai diễn của một người nghệ sỹ xuất sắc: Những mưu toan, những đố kỵ, những hiềm khích cô nén chặt trong lòng, đổi lại cô phát huy sự mềm mỏng, sự giác ngộ, sự tiến bộ … hơn người để thuyết phục xã hội ấy, dù đó là ngụy tạo và giả dối.

“Chưa bao giờ bà Văn phải ở chung sân với người ngoài. Bây giờ thì trong sân nhà bà có người mới đến ở cùng, bà phải nhường toàn bộ dãy nhà kia cho người ngoài. Đã thế còn phải tỏ ra vui mừng hớn hở, vô cùng mong muốn, mong đêm mong ngày, hạnh phúc vô biên” [23; 151].

Lời trần thuật của tác giả đã phần nào hé lộ tâm lý bất mãn của bà Văn, lời lẽ như giễu cợt, như châm biếm mỉa mai, càng làm rõ được sự mâu thuẫn trong tâm lý nhân vật. “Bà Văn đã chuẩn bị tư tưởng để nhà bà La dọn đến. Tuy lời tuyên bố của

bà còn một khoảng cách khá xa so với sự chịu đựng, nhưng để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách ấy, tư tưởng của và cũng phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt […] lúc này bà rất thức thời giữ cho tâm trong mình ở vạch thăng bằng. Tất nhiên có được tâm trạng bình tĩnh không có nghĩa là không nảy sinh chán ghét ...” [23; 153,154]. Cái “thức thời” làm cho bà Văn “có được tâm trạng bình tĩnh” cái bình tĩnh ấy đã giúp bà ngụy tạo, giúp bà che giấu những hiềm khích cá nhân. Càng che dấu, càng ngụy tạo, bà Văn càng phải thận trọng hơn: Tâm trạng bà luôn phải cảnh

giác, phải dè chừng, phải lo âu, toan tính “bà bảo Mi Mi để cái xe nôi bằng tre ở

ngay cửa ra vào, Bảo Mi Mi để một cuốn “lời dạy” nhỏ bên cạnh cuốn “lời dạy” lớn của bà. Bà cứ đi đi lại lại không yên, chốc chốc lại tìm góc nào đấy nhìn sang nhà bên kia …” [23; 157].

[…] “Đúng là hàng ngày bà Văn phải sống thận trọng hơn, suốt ngày cứ phải nói thật khẽ với người trong nhà, tuy những lời nói ấy không có gì cần phải nói khẽ. Mọi chuyện ăn mặc, đi lại đều phải ngó chừng nhà trước mặt …bà Văn rất bằng lòng để bà La nhìn mình. Vì để bà La nhìn mà bà Văn phải diễn nhiều màn kịch cẩn thận đến khó chịu …” [23; 162]. Bà Văn bằng lòng tạo cơ hội cho bà La vươn mình làm chủ, bởi trước mắt nó có lợi cho bà, bà cần làm thế. Tuy nhiên có cơ hội thì bà Văn không từ bỏ sự phục thù, dù sự phục thù chỉ là thỏa mãn trong ý nghĩ. Tiếng chửi của Bà Cô là cơ hội để cho bà Văn phục thù, phục thù cho bao nhiêu sự chịu đựng, sự dồn nén bởi cái nhà bà La kia. Từ trong sâu thẳm bà vẫn mong có cái giây phút này.

“Bà Văn thầm vui mừng vì bên nhà kia không tìm ra lời lẽ để chửi lại. Bà Cô chửi được lắm! bà nghĩ, bà cô đúng là hậu duệ của nhà họ Trang, đúng là một dũng sĩ xung trận, bất ngờ tấn công khiến nhà bà kia không kịp trở tay, cuối cùng bà đã trả được mối thù cho bà con dòng họ. Là trả thù mà cũng là trêu chọc, buộc phải trêu chọc, trong cái trêu chọc có sự báo thù, trong cái báo thù có niềm vui” [23; 192]. Nhà văn Thiết Ngưng rất tinh tế, đã lý giải được tận cùng tâm lý của nhân vật: Những hiềm khích, những ngụy tạo giả dối trong tâm lý của Kì Văn tưởng chừng như một mớ hỗn độn, rối bời, rối bời trong chính cảm nhận của nhân vật, thế nhưng tác giả đã tháo gỡ khá rạch ròi và thuyết phục: Thoạt tiên ta thấy sự hiềm khích, sự đố kỵ và sự ngụy tạo giả dối là hai trạng thái mâu thuẫn, trái chiều trong tâm lý bà Văn, nhưng thực ra, ngòi bút của Thiết Ngưng đã chỉ ra đó chính là sự logic của một khát vọng thống nhất trong ham muốn của Kì Văn; ham muốn được cái xã hội mới kia công nhận, đón nhận bà gia nhập đường hoàng vào cái xã hội ấy. Nhưng đổi lại, để đạt được cái tham vọng của mình, bà Văn cũng phải trả giá: Nội tâm của nhân vật luôn không yên ổn, sống dằn vặt, lo âu, khiến nhân vật chán ghét

chính mình “ … cái sự đả phá và xây dựng chưa từng có đang diễn ra là điều bà mong mỏi và đề xướng, lẽ nào bà thay đổi cách sống của mình, bà phải mò mẫm học cách ăn uống chẳng ra gì của bà La là để hợp với bà ta chăng? là cũng để hợp với thời đại chăng ?... Thật ra đây không phải là hợp thời, hợp mốt, mà là mọi người đang lấy tình cảm chân thật để tạo nên sự chân thật trong tình cảm, cái nhìn chân thật không có tình cảm thì tình cảm có chân thật bao nhiêu đi nữa cũng là giả dối” [23; 225]. Lời tự vấn lòng của bà Văn cũng là lời thể hiện những xót xa tự đáy lòng tác giả. Thời thế tạo nên con người. Con người vì thời thế mà không còn là chính mình. Con người từ chối chính mình, lật đổ chính mình, những nền tảng, những truyền thống, những tư cách đạo đức của một con người chân chính đều bị chính con người đánh đổ. Ta đặt một câu hỏi: trong xã hội mỗi cá nhân đều là những con người như thế thì còn gì là xã hội nữa? Cái hư ảo trống rỗng sớm muộn cũng phải sụp đổ khi mọi giá trị của đời, của người đều bị đảo lộn. Tâm lý của nhân vật Kì Văn suy cho cùng cũng là do sự bức bách của thời đại mà ra. Nhân vật Kì Văn chính là nạn nhân đáng thương của xã hội động loạn lúc bấy giờ. Thông qua nhân vật này, tác giả Thiết Ngưng cũng trực tiếp bày tỏ những bất bình của mình đối với xã hội lúc bấy giờ. Tác giả bất bình bởi vì bà đau xót và yêu thương con người, nhân vật của bà vì thời cuộc mà biến chất, tha hóa nhưng từ trong cốt tủy bản chất lương thiện và sự chân chính luôn đối diện, chất vấn, xét hỏi … giúp họ giữ được mình và hoàn thiện mình.

Xung đột giữa tâm lý có tội và không có tội

Nhân vật xung đột giữa tâm lý có tội và không có tội là một kiểu tâm lý khá phổ biến trong nội tâm con người ở các tiểu thuyết hiện đại. Ta có thể bắt gặp ở nhiều tác phẩm của Dostoevsky, Franz Kafka, Hemingway … Cụ thể ta có thể thấy nhân vật Raskolnikov trong Tội Ác Và Trừng Phạt, nhà văn Dostoevsky đã khai

thác thế giới nội tâm của nhân vật khá phong phú và phức tạp với những dằn vặt, khủng hoảng, sợ hãi, đau đớn, thậm chí là tuyệt vọng khi Raskolnikov nhúng tay vào tội ác. Nhân vật đấu tranh với lý lẽ, lý tưởng của cá nhân với nền tảng đạo đức luân lý của xã hội, của nhân loại … nội tâm giằng xé, xung đột dữ dội nhưng kết

cục lương tâm và đạo đức của con người đối với một con người mà Raskolnikov ra tay sát hại dã man đã không thể tha thứ cho anh. Lý luận của anh có đại diện cho một ý nghĩ cao cả nào đi chăng nữa thì anh cũng không thể vì con người mà lại giết hại con người. Raskolnikov đã phá sản hoàn toàn lý tưởng lầm lạc của anh, lương tâm là tòa án công minh nhất trong từng phút, từng giờ trừng phạt hành động đáng lên án của anh. Cũng như thế, với các nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Thiết Ngưng, cũng có những xung đột dạng tâm lý này, nhưng ít nhiều, nhà văn vẫn khai thác ở một trạng thái dung hòa hơn, nhân vật của bà trong tội lỗi vẫn có được những trạng thái cân bằng và tỉnh táo hơn. Họ có đủ lý trí và sự minh mẫn để phán xét mình, đặc biệt là có khả năng điều chỉnh hành vi, tâm lý của mình sau những lầm lạc, tội lỗi.

Nhân vật Tư Kì Văn trong Cửa Hoa Hồng đã không thể vượt qua được sự yếu hèn của tâm lý cá nhân trước sự thẩm tra, thẩm vấn của những con người đại diện chính quyền, đại diện cách mạng … Để bảo vệ bản thân, để đạt được mục đích của mình, Kì Văn có thể phản bội lại bố chồng, phản bội lại chồng, thậm chí cô bán đứng cả người em gái ruột, bán đứng cả người yêu đầu đời sâu nặng, cô phủi bỏ trách nhiệm, phủi bỏ qúa khứ : Liên quan đến người chồng sau của Tư Kì Tần “Bà Văn quyết tâm để cho người sĩ quan kia ra Đài Loan” […] – Người chồng sau của cô Tần là sĩ quan Quốc Dân Đảng, trước ngày giải phóng bỗng mất tích. Các chị thử nghĩ xem hắn ta không ở bên ấy thì đi đâu?

Bà Văn dùng chữ “bên ấy” chừng như không muốn trực tiếp nói đến hai tiếng Đài Loan để giảm phần sai trái của mình đối với cô em gái” [23; 256]. Sau ngày điều tra, Kì Văn thấp thỏm không yên, bà dự đoán việc gì sẽ xảy đến cho em gái mình. Lương tâm dằn vặt, tình thân cốt nhục thôi thúc bà phải “đóng kịch”, phải “lén lút” đi thăm bà Tần. “Ở trong nhà, hai chị em rất khó khăn

nhìn thẳng vào mặt nhau … những năm tháng “xa” khí sắc của bà Văn vẫn hoàn hảo, nhưng bà Tần thì vô cùng tiều tụy, … bà Văn không chứng thực em gái mình có ra hồn người hay không, hoặc bản thân có cao sang hay không, bà chỉ cảm thấy em mình hình dung mình cao sang, khiến bà giống như kẻ phạm tội trốn chạy thời

đại. Lẽ ra bà phải như em gái đang đứng trước mặt đây mới là chuyện bình thường, nhưng bà lại là người trốn chạy.” [23; 275].

Tuy Kì Văn có những khoảnh khắc dằn vặt tội lỗi trước Kì Tần nhưng ta vẫn cảm nhận ở đấy một sự hời hợt vô tâm, bởi trước khi nhân vật quyết định phạm tội, nhân vật đã hình dung ra hậu quả của nó, mà vẫn quyết định chọn bản thân. Thế mới thấy, tác giả Thiết Ngưng đã tái hiện trần trụi cái thời buổi tranh sáng, tranh tối, hỗn độn, con người đều thu mình nhỏ bé, họ cố giữ cho cái ốc đảo của bản thân nguyên vẹn, cái ốc đảo ấy cần chỗ bám trụ bởi bức bách của xã hội. “Vậy là bà Văn

đã hoàn thành chuyến viếng thăm cô em, ra về tưởng như trút được gánh nặng. Căn nhà trống trải của bà Tần, …những cái vali trống rỗng và cả bầu vú cháy khô … Tất cả không để lại cho bà Văn một chút xúc động. Bà cứ nghĩ rằng, chuyến thăm này, bà đã xóa sạch được cái việc bà bán rẻ cô em gái. “Đi làm răng giả đi”, bà cứ nghĩ đến câu nói chân thật của mình, câu nói ấy và động tác vén áo cất tiền vào túi là bằng chứng của việc xóa sạch kia” [23; 250]. Ngay cả đối với Hoa Chí Viễn, mối tình đầu ngọt ngào sâu nặng của bà. Vậy mà trong lúc bức bách, để bảo vệ bản thân, Kì Văn cũng không ngần ngại phủi bỏ .

- “Vậy là, bà không thừa nhận điều Hoa Trí Viễn nói?

- Tôi không thừa nhận, vì không có chuyện đó.

- Vậy Hoa Chí Viễn nói láo à ?

- Tôi nghĩ thế, chúng tôi hoàn toàn trong sáng.

- Bà có thể hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời nói của mình chứ?

- Vâng.”

Trước những câu hỏi sắc sảo, mang màu sắc thẩm vấn và mớm cung, bà Văn tỏ ra quả cảm, anh dũng, bản thân bà cũng khó hiểu … Cho dù Hoa Chí Viễn khai ra tất cả những gì với bà, thì bà vẫn cần phải dũng cảm, kiên quyết bảo lưu. “Cái ghế gỗ làm chứng” [23; 271].

Cuộc sống bấy giờ vốn tàn nhẫn, chân thực và giả dối hỗn độn rất khó phân biệt, con người không ngần ngại dẫm đạp lên tình thân, dẫm đạp lên lòng tự trọng những mong có được sự tồn tại, dường như để chứng minh cho hoàn cảnh lúc bấy

giờ, kẻ mạnh là kẻ chiến thắng dù lương tâm vẩn đục. Bởi thế ta cũng bắt gặp bà La, một con người xuất thân từ giai cấp nông dân, ít học, thô lỗ, thời đại đổi thay, giai cấp nông dân lên ngôi, bà ta được cách mạng giao cho cái vị trí “uốn nắn, giác ngộ, dạy bảo” những con người “lầm lạc”, không cùng giai cấp của nhân dân lao động,

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của thiết ngưng (Trang 114 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)