Khát vọng dung hòa giữa bản năng và lí trí

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của thiết ngưng (Trang 80 - 92)

Con người Trung Quốc, theo dịch giả Sơn Lê thì “Trong văn hóa Trung Hoa, cái ý niệm về tôn ty, trật tự nói chung là lý tính, vốn có vai trò chủ đạo. Nếu như người Việt nặng về tình, thì người Trung Hoa từ thời cổ thường đã có khuynh hướng vượt lên tình để nói tới lý” [51; 20], hay như Lý Kháng Dục từng nói:

“Người Trung Quốc hiện nay đã quen với việc coi lý tính là con đường của tư duy”

[51; 20]. Vì vậy mà ta thấy trong các tiểu thuyết của Trung Quốc đậm chất lí trí. Nhà văn Thiết Ngưng đã kế thừa đặc điểm này của tiểu thuyết Trung Quốc trong quá trình khắc họa các nhân vật của mình.

Tuy nhiên, thế giới tâm hồn các nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Thiết Ngưng luôn có sự hòa quyện giữa bản năng và lí trí. Hai yếu tố này tồn tại dường như song song trong nếp suy nghĩ, cách ứng xử và hành động của mỗi nhân vật. Điều đáng quý ở đây, nhà văn Thiết Ngưng cũng rất tỉnh táo và lí trí, bà đã thâm nhập vào thế giới “con – người” trong tâm lý các nhân vật, nhân vật có những giây phút sống với khát vọng mong muốn, đam mê của bản năng – rất thật, thật đến tận cùng của sự ham muốn. Thật thú vị, những khoảnh khắc sống thật với khát vọng của bản thân nhất, nhân vật của bà có thể có những việc làm, hành động lệch hướng, nhưng rồi tức khắc lý trí nhận thức – thông qua “sự kiểm điểm, chất vấn, truy hỏi lòng mình” đã giúp nhân vật lí giải được bản thân, giúp bản thân dung hòa với các mối quan hệ gia đình, xã hội. Lí trí đã dẫn dắt và hướng họ sống lí tưởng, sống đẹp, sống hoàn thiện. Đây là đặc điểm rất mới, và rất thu hút trong ngòi bút của Thiết Ngưng.

Ở tác phẩm Cửa Hoa Hồng, ta bắt gặp các nhân vật như Tư Kì Văn, Trúc Tây, Mi Mi, những nhân vật này sống trong một bối cảnh xã hội rất đặc biệt, nhưng những gì thuộc về bản chất con người trong một giới hạn có thể, tác giả Thiết Ngưng cũng không ngần ngại phô bày.

Đối với nhân vật Tư Kì Văn, lí trí là bản lĩnh, bản năng là khát vọng. Kì Văn có tuổi thơ êm đềm, nhưng khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, nhân vật đã vấp ngã – sự thất bại trong tình yêu. Cái chết của người mẹ làm cô tỉnh ngộ, cô cần lấy chồng để chuộc lại lỗi lầm và làm dịu nỗi đau của vong hồn người đã khuất. Lí trí mách bảo cô cần sống nghiêm túc hơn, trách nhiệm hơn với gia đình mới – một gia đình mà cô kỳ vọng ở người chồng, ở những đứa con sẽ đem đến cho cô được thể nghiệm cuộc sống, “cuộc sống sau khi lấy chồng, cuộc sống làm mẹ nuôi con vất vả

và sướng vui không những kích thích khát vọng mãnh liệt của Kì Văn đối với gia đình, kích thích cách xử sự công việc mạnh dạn, khôn khéo và hiểu biết” [23; 182]. Nhưng Kì Văn đã bị thất vọng, dấu ấn thời con gái khiến Thiệu Kiệm không tha thứ cho cô, cô bị bỏ rơi và bị tổn thương tình cảm nghiêm trọng. Thiệu Kiệm không chung thủy với Kì Văn, anh ta ngang nhiên ngủ với nhiều cô gái làng chơi, ngang nhiên qua lại, quan hệ với cô tiểu thư họ Tề. Những giây phút yếu lòng, giây phút bản năng của một người vợ khát khao chồng đã thôi thúc Kì Văn bất chấp cả tự ái để tìm đến Thiệu Kiệm. “Bị đẩy vào vực sâu bóng tối, con người sẽ kêu gào từ vực sâu, Kì Văn lúc này không còn sợ ai thưởng ngoạn, không còn sợ ai nhìn ngắm. Càng ở trong vực sâu, Kì Văn càng có ước vọng bay lên… Phải rồi, “không chịu nổi”, vì “không chịu nổi” nên mới có khát vọng cháy bỏng được bay lên” [23; 187].

“Chị biết chồng cố tình làm tổn thương, đuổi chị. Đuổi ư ? Tôi sẽ làm cho cái “khác thường” của anh được “hoan nghênh”. Tôi sẽ làm cho anh trong vực tối phải quằn quại kêu la” [23; 188]. Tâm lí bị tổn thương, ruồng bỏ không làm cho Kì Văn yếu hèn, ngược lại nó làm cho cô sống mạnh mẽ hơn, tỉnh táo hơn, kiên cường hơn. Cô biến những thất bại trong đời sống vợ chồng thành sức mạnh của người làm mẹ, sức mạnh của người làm mẹ chăm sóc cho đàn con, dồn tất cả tình cảm cho con. Hơn thế, cô không chịu ở thế quy phục nhà chồng, cô đã lấy lại thế “thượng

phong” – làm chủ gia đình. Cô coi thường sự sĩ diện nhưng lại nhu nhược của ông bố chồng, cô coi thường sự vô trách nhiệm và tệ bạc của chồng. Một mình Kì Văn đã vực dậy nhà chồng trong cơn nguy biến, suy sụp về tài lực, kinh tế. Càng tỉnh táo, càng mạnh mẽ, Kì Văn càng tỏ rõ sự thông minh, đảm đang, tháo vát của mình. Cô buộc nhà chồng phải có cái nhìn công nhận thỏa đáng cho mọi cố gắng và công lao to lớn của cô .

Chưa dừng lại ở đó, đối với gia đình chồng, Kì Văn đã đạt được sự công nhận của nhà chồng. Khi xã hội biến động, Kì Văn muốn được xã hội công nhận. Lí trí sẽ mách bảo Kì Văn phải làm gì, bởi Kì Văn vốn thông minh và nhạy bén:

“Nước Trung Hoa mới ra đời với bà không hẹn mà gặp. Nhưng chính quyền mới không thuộc về bà, những khái niệm như “bị áp bức”, “đòi giải phóng” không thích hợp với bà. Bà phải lựa chiều mà sống, phải đi cùng với xã hội mới, phải tìm con đường khác… vùng lên. Vùng lên là một tư thế mới đối diện với chính quyền, vùng lên là một lần đổi đời đối với bà lớn trong gia đình họ Trang …” [23; 76]. Và đối với khát vọng hạnh phúc của bản thân, lí trí đã mách bảo Kì Văn: Chu Cát Khai sẽ là người đàn ông đem đến cho cô sự hồi sinh về khát vọng tuổi trẻ, khát vọng được hưởng thụ tình yêu và hạnh phúc. Kì Văn đòi li hôn với Thiệu Kiệm. Kì Văn thất bại. Lí trí và sự tỉnh táo giúp Kì Văn cân bằng tâm lí để bám trụ nơi gia đình họ Trang. Bà tiếp tục vị trí xứng đáng của mình, bà không cảm thấy hổ thẹn và hối hận về mình. Đó là điều đáng được hoan nghênh, chỉ tiếc là hạnh phúc không mỉm cười với Kì Văn mà thôi.

Trúc Tây, con người có đời sống bản năng, khát khao tình yêu đôi lứa.

Trúc Tây được giới thiệu và quen biết với Trang Thản – con trai Tư Kì Văn, “hai người tin ở cuộc sống, quan tâm chính trị, gặp việc gì cũng nghĩ đến người khác. Ít lâu sau, Trang Thản đưa Trúc Tây về Ngõ Thìa, hai người lấy nhau” [23; 340]. Trang Thản mắc chứng ợ hơi bẩm sinh, chứng bệnh này ảnh hưởng đến hưng phấn “vợ chồng” của Trúc Tây, nhưng cô không chịu thua nó.

“Trúc Tây quyết tâm tiếp nhận cái ợ là bởi một quyết sách quả đoán sau khi thực thi hàng loạt quyền hành. Khi chị phát hiện điều ngăn cản chị trở thành một

phụ nữ bình thường không phải ai khác mà chính là chị … Chị quyết tâm quen với âm thanh kỳ quái của chồng. Giống như người chơi rắn, thoạt tiên phải làm quen với nỗi khiếp sợ do rắn tạo ra đối với con người, người thuần ngựa trước tiên phải quen với sự hung bạo của ngựa đối với con người, … Trúc Tây quyết định đánh đổ “nó”. Vậy là vào cái giờ phút ấy với chồng, chị vừa đánh đổ cái “phản động” của mình vừa mong chồng “nữa đi”.

Trúc Tây thành công, bởi chị đánh đổ “phản động” để tạo nên sự chân tình nửa thật, nửa giả gợi dậy lòng tự tin và sự thích thú của Trang Thản. … cuối cùng Trang Thản cũng xứng đáng một đức ông chồng, quên mình, tạo nên sự run rẩy huyền diệu và từ sự run rẩy huyền diệu ấy toàn thân Trúc Tây được thăng hoa” [23; 336, 337].

Cái khát khao tình dục trong con người Trúc Tây lúc này là sự đan xen giữa dục vọng bản năng sinh lý mà cũng là khát vọng mãnh liệt của tình yêu lứa đôi. Trúc Tây yêu chồng, cô khát khao có sự giao hòa trong tình cảm, khát khao hòa quyện ái ân. Cô tin rằng tình yêu và hạnh phúc nơi cô và Trang Thản nó được bắt đầu từ sự hòa nhịp ái ân này. Sau này khi Trang Thản qua đời, sự cô đơn và trống vắng trong đời sống lứa đôi khiến Trúc Tây không kìm nổi sự khát khao, cô tìm đến Đại Kỳ như một sự dồn nén, một sự giải toả bản năng và tất nhiên cô cũng muốn nắm giữ Đại Kỳ như một nhịp cầu mới đem đến sự hồi sinh hạnh phúc trong cuộc sống của cô, “Chị quyết tâm truy đuổi Đại Kỳ trong lối đi hẹp kia” [23; 452].

Tác giả Thiết Ngưng để cho Trúc Tây bộc lộ cái ham muốn của mình một cách tự nhiên, không e dè, giấu giếm, sự tự nhiên ấy tạo nên chất “con người”, đấy là điều rất thật, rất đáng trân trọng mà con người chúng ta không nên né tránh. Nhà văn Thiết Ngưng nói về điều thầm kín của con người nhưng rất chân thành, ta không cảm thấy dung tục và xấu hổ, ngược lại, ta cảm thấy được sự chia sẻ, được đồng cảm và được quan tâm. Con người thực của Trúc Tây khiến ta nhận thấy nơi cô một kỳ vọng và khả năng vươn tới những điều mơ ước, những điều khát khao của con người trong cuộc sống. Đặc biệt là sự táo bạo mạnh mẽ biến những khát

vọng của cá nhân thành hiện thực. Trúc Tây luôn luôn đi tìm bản ngã của chính mình, cô không mệt mỏi trong hành trình tìm kiếm ấy.

Sau khi Trang Thản qua đời, “Trúc Tây dùng sự khác nhau trong cảm giác của con người để tìm cho mình sự bình yên trong đau thương” [23; 355], tìm sự trấn an trong tâm hồn, và rồi sự sống lại hồi sinh, con người khát khao yêu thương, khát khao hạnh phúc trong Trúc Tây lại sống dậy, chị bước qua nỗi đau, bước qua quá khứ, nếu không muốn nói là chị đoạn tuyệt với nó (Trúc Tây đã từng đoạn tuyệt với cha mẹ khi hai người rời Tổ quốc đi Australia, cô tự vươn tìm con đường sống cho mình) để bước tiếp, bước những bước dài hơn, táo bạo hơn và chủ động nắm giữ hạnh phúc cho mình – dù đó chỉ là cảm giác ý muốn một chiều. Trúc Tây chủ động chinh phục Đại Kỳ – con trai lớn của bà La tổ trưởng Ngõ Thìa, dù anh này thua cô đến bảy, tám tuổi. Bằng chính cơ thể tràn đầy sức sống, bằng chính khát vọng nhục dục và cả khát vọng yêu thương… Trúc Tây đã dám đối mặt với dư luận, đối mặt với sự thách thức của bà Văn – mẹ Trang Thản, với bà La – mẹ Đại Kỳ. Cô không tự ti, không chút e dè, như để chứng minh với mọi người rằng: Hạnh phúc là thứ đáng quý nhất mà con người ai cũng kiếm tìm và mong muốn giữ lấy nó. Đó là một lẽ rất tự nhiên. Cô đến với Đại Kỳ là điều không trái với lẽ thông thường đó. Cô không xấu hổ và lại càng không cần phải tránh mặt: “Hồi mang thai bé Hoan,

mỗi lần về Ngõ Thìa thăm bé Bảo, những ánh mắt khinh thường nhìn cái bụng chị không chút che giấu… chị không để ý đến những ánh mắt ấy, thậm chí còn như cố tình khoe cái bụng mang bầu, ngồi ngay ở sân giặt cho bé Bảo một chậu tướng quần áo” [23; 543].

Trúc Tây sống bản năng hết mình, nhưng lí trí cũng không kém phần mạnh mẽ. Hành động của Trúc Tây thường tỏ ra dứt khoát và lạnh lùng khi cô cảm nhận được bi kịch cuộc sống, bi kịch trong tâm hồn, đó là sự bế tắc, cô lại phải vùng vẫy để thoát ra. Cuộc sống của cô và Đại Kỳ ngày càng tẻ nhạt, có lẽ, Trúc Tây hiểu nguyên nhân sâu xa của mối quan hệ này, chính cô là người vội vã đến với Đại Kỳ, là người vội vã nắm giữ anh ta, nên giữa cô và Đại Kỳ chưa bao giờ thật sự hiểu nhau, khoảng cách giữa cô và Đại Kỳ xa quá, xa về tuổi tác, xa về nếp nghĩ, xa về

sự đồng điệu, sự ăn ý, nhịp nhàng trong cái chuyện vợ chồng… Trúc Tây muốn li hôn, cô thẳng thắn nói với Đại Kỳ: “chúng ta không hợp nhau”, Cô thừa nhận:

- “Những gì trong quá khứ là gì mà cũng chẳng là gì.

- Cũng không có tình yêu à?

- Có, có cả cái khác nữa” [23; 551].

Lí trí mách bảo Trúc Tây nên chia tay với Đại Kỳ, nhưng cũng chính là lúc con người bản năng thúc giục cô. Trúc Tây mơ hồ hy vọng ở Diệp Long Bắc một cuộc sống mới. Cô li hôn là để tái hôn. Cô muốn tìm lại cảm giác nóng bỏng yêu đương với Diệp Long Bắc, điều này Trúc Tây lặp lại chính Tư Kì Văn – mẹ chồng của cô, nên ta có thể dễ hiểu khi bà Văn hết sức thông cảm với Trúc Tây,“Gái góa đi bước nữa đâu có phải là chuyện hiếm.” [23; 537].

Trúc Tây tham vọng, cô không bao giờ chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt vô vị mà cô luôn muốn tạo dựng cuộc sống có hương thơm nồng nàn, có hơi ấm và men say luyến ái. Đây có lẽ là điểm khá táo bạo trong con người Trúc Tây, khiến cô trở nên quá mạnh mẽ và nghị lực. Tuy nhiên cuộc sống không thể chảy một chiều, ý muốn cá nhân của con người cần gặp được sự đồng điệu và tương hỗ với nhau… Không phải lúc nào điều ta muốn là ta có thể làm được, sự tự tin, sự quyết đoán và dứt khoát của con người cá nhân, đôi lúc cũng làm ta rơi vào bế tắc, lạc lõng. Với Diệp Long Bắc, Trúc Tây đã thất bại vì Long Bắc không yêu cô. Trúc Tây thấm thía cuộc sống, cô lặng lẽ nhìn lại tất cả, cô nhận thấy đã đến lúc không chỉ sống cho riêng mình, hạnh phúc không phải là sự truy đuổi, kiếm tìm giành giật theo ý muốn cá nhân. Hạnh phúc là sự hy sinh, là sự vun đắp cho cả những người thân yêu nhất của mình. Những năm tháng còn lại, Trúc Tây sống nhân hậu hơn, trách nhiệm hơn: Cô trở lại là con dâu bà Văn, chăm sóc cho bà khi tuổi già đau ốm, chăm sóc cho những đứa con… Trúc Tây đã thực sự trưởng thành và chững chạc hơn, hạnh phúc của cô, niềm tin của cô chính là sự vun đắp tình thương cho những người mà cô yêu thương nhất .

Hữu Giai, sống phóng khoáng, yêu lý tưởng (Thành Phố Không Mưa).

gái hiện đại, có lối sống tự do phóng khoáng, đôi khi có phần tùy tiện. Cô nhanh chóng kết hôn với Đổng Đạt – một nhà văn không nổi tiếng và cũng nhanh chóng li hôn với anh ta. “Hữu Giai phát hiện khi lấy nhau cô chưa kịp chuẩn bị về tâm lí, cô

không biết mình yêu người đàn ông của mình như thế nào hoặc chưa bao giờ cô yêu anh, cô chỉ quen đón nhận cái cuồng nhiệt mà anh trao… Trong cuộc hôn nhân này cô đã mất gì? Không mất gì. Cô lấy chồng đấy nhưng cô không biết yêu là thế nào, không đau đớn từ trong xương tủy thì không thể yêu thực sự được” [25; 37]. Từ bỏ Đổng Đạt, Hữu Giai đi tìm lại con người của chính mình, cô khát khao tình yêu, khát khao sự hòa hợp luyến ái.

Hữu Giai khát khao một đời sống “tự nhiên” – tự nhiên như bản chất vốn có của con người, chính vì thế mà con người bản năng tính dục trong cô cũng rất mạnh mẽ. “Hữu Giai … cứ để trần truồng đi lại khắp nhà trong, nhà ngoài, xuống bếp. Đó là thói quen thời con gái, cô rất thích không mặc gì đứng trước gương, ngắm nghía bản thân… cô cảm thấy cơ thể mình không hề ngượng với bất cứ cái gì trông thấy. Hữu Giai rất thích cơ thể mình luôn luôn mới, sạch sẽ. Cô rất thích gió và

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của thiết ngưng (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)