Vị trí truyện ngắn của Lỗ Tấn trong dòng văn xuôi Trung Quốc

Một phần của tài liệu đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của nam cao và lỗ tấn (Trang 40 - 46)

Diện mạo văn xuôi Trung Quốc khác hẳn với diện mạo văn xuôi của Việt Nam. Ở Trung Quốc, văn xuôi xuất hiện rất sớm với sự ra đời của thể loại tiểu thuyết. Nếu như trong suốt thời kì trung đại, văn xuôi Việt Nam chỉ đạt được một số thành tựu nhất định, thì ngược lại, văn xuôi Trung Quốc đã đạt được những thành tựu thật to lớn trong thời kì phong kiến. Vào thời kỳ Ngụy-Tấn (thế kỷ III - IV) tiểu thuyết đã manh nha dưới dạng những tác phẩm chí quái, chí nhân. Sang đời nhà Đường xuất hiện thể loại truyền kì, đời Tống lại có thêm dạng thoại bản. Tất cả đều có thể coi là tiền thân của tiểu thuyết văn xuôi theo nghĩa hiện đại. Từ đời Minh, văn học Trung Quốc nói chung và văn xuôi Trung Quốc nói riêng phát triển rực rỡ với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh...Đời 1TThanh1T, bước phát triển của tiểu thuyết chương hồi đã tới thời điểm hoàng kim qua hàng loạt danh tác như Chuyện làng Nho (Nho lâm ngoại sử) của Ngô Kính Tử, Hồng lâu mộngcủa Tào Tuyết Cần…

Sau nhiều thế kỉ phong kiến, văn xuôi Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Cách viết văn xuôi tưởng chừng như đã bị đóng khung bởi những tác phẩm văn xuôi bất hủ trong thời kì phong kiến của Trung Quốc. Nhưng phong trào Ngũ Tứ đã mở ra một thời kì mới cho văn hóa Trung Quốc nói chung và cho văn học nước này nói riêng. Do vậy, văn học Trung Quốc bắt đầu chuyển mình và đi vào con đường hiện đại hóa một cách nhanh chóng. Đến lúc này, văn xuôi Trung Quốc mới thực sự vượt thoát những thể loại truyền thống, ảnh hưởng lớn từ các trào lưu văn học phương Tây đương thời, mở ra một thời kì mới – thời kì hiện đại của văn xuôi Trung Quốc với sáng tác của các tác gia có vai trò mở đường như Lỗ Tấn, Mạc Ngôn…

Trong nền văn xuôi hiện đại của Trung Quốc, Lỗ Tấn xuất hiện với vai trò là người mở đường, là người đi tiên phong trong quá trình cách tân, hiện đại hóa. Lỗ Tấn thành công ở nhiều thể loại, nhưng thành công nổi trội của nhà văn này là ở địa hạt thể loại truyện ngắn. Xét về thể loại truyện ngắn, trong nền văn học hiện đại của Trung Quốc, Lỗ Tấn là một cây đại thụ, là một bậc thầy về truyện ngắn. Năm 1918, trên Tạp chí Tân Thanh niên, Lỗ Tấn cho đăng truyện ngắn Nhật kí người điên như là phát súng lệnh mở đầu trận công kích vào lễ giáo, đạo đức phong kiến hàng ngàn năm trên mặt trận sáng tác văn nghệ. Truyện ngắn của Lỗ Tấn là những vũ khí lợi hại đã tấn công vào những dinh

lũy cuối cùng của thứ văn chương cổ hủ, đặt dấu chấm kết thúc cho nền văn học trung đại của Trung Quốc, tạo ra một thứ văn chương mới, đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Trung Quốc như lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Mỹ - Roobe Diyanni: “Lỗ Tấn đã đặt nền móng cho văn học Trung Quốc hiện đại và ông được xem như là nhà văn lớn ở thế kỉ XX ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tác phẩm của ông có mang tính hiện thực và tính châm biếm một cách tuyệt diệu ở giọng điệu và phong cách” [81; 333]. Gào thétBàng hoàng chính là tiếng vọng của thời đại ông với một phong cách và cá tính riêng, khẳng định vị trí đặc biệt trang trọng của nhà văn trong nền văn học Trung Quốc nói riêng và văn học thế giới nói chung.

Mặc dù Lỗ Tấn chưa hề có những tác phẩm nào có qui mô đồ sộ như các bộ tiểu thuyết văn xuôi thời Minh – Thanh như Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử…nhưng chất lượng những tác phẩm truyện ngắn của Lỗ Tấn lại là những “tấm bia kỉ niệm vĩ đại” [52; 278]. Truyện ngắn của Lỗ Tấn mới mẻ vì đã tiếp thu được những mặt tốt đẹp của văn học nước ngoài và “kế thừa phương thức biểu hiện của tiểu thuyết cũ của Trung Quốc” [17; 23]. Truyện ngắn của Lỗ Tấn không chỉ có những đóng góp quan trọng cho nền văn xuôi hiện đại Trung Quốc ở phương diện nội dung, chủ đề mà còn có nhiều đóng góp cho văn xuôi hiện đại ở phương diện cách tân nghệ thuật viết văn xuôi như sau:

Về phương diện đề tài, chủ đề: Khi viết về đề tài chống phong kiến, chống đế quốc, cũng như nhiều nhà văn trước đó và cùng thời, Lỗ Tấn cũng thể hiện những mâu thuẫn xã hội gay gắt, là tiếng gào thét đối với xã hội bất công, là tiếng lòng ưu ái của trái tim đầy đau thương. Nhưng, những nhà văn đi trước và cùng thời đều xem nỗi bất hạnh của nhân dân là do hậu quả của chiến tranh, thiên tai, của tầng lớp thống trị xã hội. Tức là họ chỉ nhìn thấy nguyên nhân từ bên ngoài mà không thấy được nguyên nhân ngay chính bản thân của chế độ phong kiến, của con người như Lỗ Tấn đã khám phá và thể hiện. Lỗ Tấn đã đào sâu nguyên nhân làm cho tình trạng đất nước Trung Quốc và người dân Trung Hoa trở nên bế tắc. Đó chính là do sự ngu muội vì thái độ tiêu cực của họ. Đó là căn bệnh tinh thần mà nhà văn luôn tìm cách để chạy chữa. Nhà văn đã chỉ ra rằng người Trung Hoa muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn thì không còn cách nào khác là phải thay đổi chính mình, thay đổi bản chất của chế độ xã hội. Đó là điều mới mẻ, là sự cách tân ở phương diện đề tài, chủ đề mà Lỗ Tấn đã đóng góp cho văn xuôi hiện đại Trung Quốc.

Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết văn xuôi thời phong kiến của Trung Quốc chủ yếu là những quan lại, học giả, trí thức – những nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội. Trước Lỗ Tấn, cũng có những tác phẩm viết về người nông dân nhưng dưới cái nhìn của con mắt phong kiến nên có ít nhiều sự xuyên tạc, bóp méo. Cùng thời với Lỗ Tấn, người nông dân được nhìn từ tình thương của người bên ngoài hay từ cái nhìn lệch lạc của giới trí thức tiểu tư sản. Riêng đối với Lỗ Tấn, nhà văn đã có thời trẻ tiếp xúc với trẻ em nông thôn, được hít thở trong bầu không khí của làng quê hai họ nội ngoại nên nhà văn hiểu được nỗi khổ của người nông dân và lo lắng khi thấy tai họa ập xuống cuộc đời họ. Đó là tình thương của người ở ngay bên trong làng quê ấy.

Có những đề tài tưởng như Lỗ Tấn chỉ lặp lại của người xưa, nhưng thực ra, ông lại đi vào khai thác ở những khía cạnh mới, ở những chiều sâu mới. Chẳng hạn, khi viết về đề tài người trí thức cũ, hủ nho – đã được thể hiện sâu sắc trong Chuyện làng nhocủa Ngô Kính Tử, truyện Nghiệt hải hoa… – Lỗ Tấn không chỉ dừng lại ở việc vạch trần tệ nạn của chế độ khoa cử hay phơi bày tâm lí của giới trí thức thất thế bằng việc thể hiện mối xung đột giữa họ với xã hội xung quanh mà còn chuyển từ vấn đề tệ tham ô nơi quan trường ngăn cản tài năng con người sang một vấn đề lớn hơn: chính quyền phong kiến với ý thức hệ phản động đã làm hư hỏng con người ra sao, đặc biệt là những người trí thức hai truyện ngắn Khổng Ất KỉLuồng ánh sáng.

Khi viết về người trí thức, chính hiện thực cuộc sống đã cung cấp cho Lỗ Tấn những mẫu người trí thức mới chưa từng xuất hiện trong lịch sử văn học Trung Quốc nói chung và văn xuôi tự sự nói riêng. Đó là mẫu người trí thức có lí tưởng, có tinh thần phản kháng. Thông qua nhân vật người trí thức trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn thể hiện cái nhìn thông cảm với những nỗi bất hạnh sống dở chết dở của họ; nhưng ông cũng phê phán lối sống mòn, thái độ tách rời quần chúng, chiến đấu lẻ loi của họ.

Điều đặc biệt, Lỗ Tấn không viết nhiều về đề tài tình yêu như trong văn xuôi cổ hay như những nhà văn cùng thời. Nhưng chỉ với một truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất, Lỗ Tấn cũng đã thể hiện được sự cách tân của nhà văn khi viết về đề tài này. Trước Lỗ Tấn, người viết tập trung vào câu chuyện luyến ái của đôi trai gái hay sự xung đột giữa các tầng lớp xã hội xuất hiện trong tình yêu như Hồng lâu mộng.Cùng thời với Lỗ Tấn, người viết tập trung vào những cuộc xô xát vụn vặt trong quan hệ vợ chồng. Đến Lỗ Tấn, nhà văn không chú trọng nhiều vào những vấn đề mà người ta đã đề cập.

Ông đặt tình yêu của hai nhân vật chính trong mối xung đột về tư tưởng, về lối sống. Tình yêu trong truyện của Lỗ Tấn được đặt trong mối quan hệ với hiện thực xã hội đương thời.

Đóng góp lớn nhất của truyện ngắn Lỗ Tấn trong dòng văn xuôi Trung Quốc chính là việc đánh dấu quá trình đổi mới văn học và ngôn ngữ văn học từ văn ngôn sang văn bạch thoại ở Trung Quốc thời kì Ngũ Tứ. Đây cũng chính là dấu son mở đầu cho quá trình đổi mới kĩ thuật viết văn xuôi của văn học Trung Quốc. Công lao to lớn của Lỗ Tấn là đã đấu tranh cho việc sử dụng bạch thoại vào sáng tác văn học. Trước Ngũ Tứ, văn ngôn – một thứ từ ngữ rất khó đọc đã chiếm địa vị độc tôn trong văn học Trung Quốc thì sau Ngũ Tứ, với sự đấu tranh không mệt mỏi của Lỗ Tấn khi dùng văn bạch thoại để sáng tác văn chương thì văn bạch thoại đã chiến thắng văn ngôn. Lỗ Tấn chủ trương dùng ngôn ngữ đại chúng để viết văn, nếu không thì: “chúng ta không hiểu nhau như đống cát rời”. Chính Lỗ Tấn đã đem ngôn ngữ bình dân thay thế cho ngôn ngữ kinh viện. Tác phẩm Nhật kí người điêncủa ông là tác phẩm đầu tiên được viết bằng văn bạch thoại. Nó đánh dấu sự thắng lợi của văn bạch thoại và mở đường cho hàng loạt các truyện được viết bằng văn bạch thoại ra đời ở những thời gian sau này.

Cái mới mẻ của truyện ngắn Lỗ Tấn còn biểu hiện ở cốt truyện và vai trò của người kể chuyện. Truyện cổ Trung Quốc rất xem trọng cốt truyện. Người viết thường tập trung xây dựng một cốt truyện thật li kì, hấp dẫn. Truyện của Lỗ Tấn thì không có những cốt truyện li kì, gay cấn, bởi vì ngòi bút của tác giả đã hướng sự quan tâm vào việc xây dựng tính cách với những tâm trạng phức tạp. Có nhiều truyện dường như không có cốt truyện, có khi chỉ là những ý nghĩ, xúc động của nhà văn trước cuộc sống hiện thực (Một chuyện nhỏ), có khi lại là những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật (Tiếc thương những ngày đã mất). Cốt truyện của Lỗ Tấn chủ yếu phản ánh những biến cố của đời sống hiện thực thông qua tâm trạng, tính cách của nhân vật trong truyện. Cho nên tính cách nhân vật thay đổi thì cốt truyện của Lỗ Tấn cũng thay đổi theo.

Trong thể loại tiểu thuyết truyền thống của Trung Quốc, vai trò của người kể chuyện có một vị trí rất đáng kể. Người kể chuyện thường đứng ở ngôi thứ ba để dẫn dắt câu chuyện. Người kể chuyện là người biết hết mọi sự việc diễn ra trong câu chuyện. Họ khách quan kể lại câu chuyện và thường không xen vào lời bình, thái độ của người kể. Chính vì vậy, trong tiểu thuyết cũ chỉ có ngôn ngữ của người kể chuyện mà chưa có

phạm trù ngôn ngữ tác giả. Đến truyện ngắn của Lỗ Tấn, ngôn ngữ của người kể chuyện còn là ngôn ngữ tác giả. Người kể chuyện hay chính tác giả đưa ra những lời đánh giá sự việc, bình phẩm nhân vật khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp.

Lỗ Tấn được coi là người đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Trung Quốc. Ông viết nhiều thể loại văn học, song có lẽ truyện ngắn chính là “đặc sản” của nhà văn này. Không chỉ đóng góp về mặt nội dung, truyện ngắn Lỗ Tấn cũng đã đem lại sự cách tân đáng kể cho văn học hiện đại Trung Quốc về hình thức. Có thể nói, với những bước đi tiên phong đầu tiên đầy khó khăn trong địa hạt văn chương, Lỗ Tấn đã mở đường cho cả một quá trình hiện đại hóa văn học Trung Quốc về sau này. Sau Lỗ Tấn, văn xuôi Trung Quốc thực sự đã tiến nhanh và vững chắc trên con đường hiện đại của nó. Quách Mạt Nhược đã không quá cường điệu khi nhận xét về Lỗ Tấn: “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” [33; 7]. Hay như lời nhận xét: “ Ông không chỉ là người mở đường, người đặt nền móng cho tòa nhà văn học hiện đại Trung Quốc mà bóng dáng của ông còn bao trùm lên cả thế kỉ XX” [85; 8].

1.3. Tiểu kết

Nhìn chung, thời đại mà Nam Cao và Lỗ Tấn sinh sống có những điểm tương đồng sâu sắc. Điểm khác biệt chủ yếu là về mốc thời gian vật lí. Bối cảnh xã hội của hai thời đại dường như là sự tương đồng. Hai nhà văn đều sinh sống ở thời đại đầy biến động, rối ren mà nhân dân hai nước phải chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây nên. Số phận người dân bị chà đạp, bị xô dật vì phải chịu nhiều áp bức, bất công do nhiều thế lực đàn áp, đặc biệt là thế lực phong kiến tay sai và thế lực ngoại xâm. Thế nhưng, dù rơi vào hoàn cảnh cực cùng, nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Hoa vẫn rất oanh liệt, kiên cường đứng lên chống lại các thế lực tàn bạo. Chính vì thế, thời đại mà Nam Cao và Lỗ Tấn sinh sống đã diễn ra rất nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân yêu nước. Đó cũng có thể được xem là thời đại oanh liệt của tư tưởng tự do và tự tôn dân tộc. Thời đại ấy còn là thời đại mà nhân dân Việt Nam và Trung Hoa tiếp thu nhiều trào lưu văn hóa tiến bộ trên thế giới.

Sự tương đồng về thời đại, hoàn cảnh sống, sự kiên cường đấu tranh và bầu không khí văn hóa đa dạng ấy đã phần nào tạo nên hiện tượng “gặp gỡ” rất lí thú giữa hai nhà văn lớn của hai nền văn học ở hai quốc gia khác nhau. Cả Nam Cao và Lỗ Tấn đều là những

cây bút trưởng thành trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động và thay đổi ở hai dân tộc, hai quốc gia. Họ đều là những con người có lí tưởng cách mạng, luôn đứng về phía nhân dân cần lao. Hai con người có tư tưởng ấy, qua một quá trình “tìm đường” và “nhận đường” lâu dài đã gặp nhau ở mục đích sáng tác văn chương: lấy tác phẩm văn chương để phản ánh hiện thực đen tối của xã hội, dùng văn chương để phục vụ cho mục đích chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp của bản thân. Cái đích văn chương mà họ hướng tới chính là “vị nhân sinh”.

Cả Nam Cao và Lỗ Tấn đều có những đóng góp to lớn trong nền văn học hiện đại của Việt Nam và Trung Quốc. Riêng về thể loại truyện ngắn, truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn có vị trí thật sáng giá trong dòng văn xuôi của hai nước. Truyện ngắn của Nam Cao đã góp phần hoàn chỉnh thể loại truyện ngắn theo xu hướng hiện đại với nhiều đóng góp mới mẻ ở các phương diện: đề tài, quan niệm nghệ thuật về con người, cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ văn học, cách lựa chọn điểm nhìn, giọng điệu…Truyện ngắn của Nam Cao là những bông hoa quí giá cuối cùng góp phần làm cho bức tranh thể loại truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng, bức tranh văn xuôi Việt Nam nói chung thêm đậm đà hương sắc. Còn truyện ngắn của Lỗ Tấn lại là những bông hoa đầu mùa

Một phần của tài liệu đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của nam cao và lỗ tấn (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)