Vị trí truyện ngắn của Nam Cao trong dòng văn xuôi Việt Nam

Một phần của tài liệu đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của nam cao và lỗ tấn (Trang 33 - 40)

Ở Việt Nam, văn xuôi ra đời khá muộn. Mười thế kỉ văn học trung đại chỉ để lại một ít thành tựu văn xuôi với một hệ thống thi pháp nặng nề ảnh hưởng Nho gia. Trong tiến trình văn xuôi Việt Nam, chỉ từ khi các nhà văn hiện thực xuất hiện thì văn xuôi Việt Nam mới thực sự có một cuộc cách tân mới mẻ từ phương diện nội dung, đề tài đến phương diện hình thức thể hiện cả về lượng và chất. Nói thế, không phải đã phủ nhận vai trò tiên phong của các nhà văn lãng mạn trong những bước đi khó khăn đầu tiên của những năm đầu thế kỉ XX để hiện đại hóa văn học Việt Nam, đưa văn học Việt Nam từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại. Thế nhưng, văn xuôi lãng mạn cũng chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận rất nhỏ những người thuộc tầng lớp tư sản vả tiểu tư sản thành thị. Cuộc sống mà những nhà văn lãng mạn xây dựng trong các tác phẩm nhìn chung rất thơ mộng, đẹp đẽ. Nhưng nó lại là một cuộc sống khá xa lạ, dường như không có thực đối với những con người cần lao, chịu nhiều đau thương, mất mát dưới gót giày của bọn tay sai và bọn xâm lược. Ngôn ngữ văn xuôi lãng mạn là một lối văn trau chuốt, gọn gàng, khác xa với ngôn ngữ của phần đông người bình dân – tầng lớp chiếm đại đa số trong xã hội lúc bấy giờ.

Những gì mà các nhà văn lãng mạn còn khiếm khuyết trong quan niệm sáng tác, trong nội dung và hình thức thể hiện thì chính các nhà văn hiện thực là người lấp khoảng trống tối ưu nhất. Từ khi dòng văn học hiện thực ra đời, người đọc mới cảm nhận cuộc sống trong tác phẩm như chính cuộc đời mà họ đang sống. Lúc đó, xã hội Việt Nam được thể hiện trong văn chương mới thực sự là nó. Với các nhà văn hiện thực, cuộc sống không có những cảnh êm đềm, thi vị, mà nó là nơi diễn ra biết bao thảm cảnh, biết bao bất công, áp bức đã đẩy con người đến những bước đường cùng. Và thực sự đến lúc đó, các tác phẩm văn xuôi mới đến gần với công chúng nhiều hơn và các tác phẩm mới phát huy hết mọi chức năng nghệ thuật của nó.

Trước 1930, văn xuôi hiện thực chưa xuất hiện một tác phẩm nào là tác phẩm hiện thực đúng nghĩa với thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực. Nhiều nhà văn chưa thoát khỏi quan

niệm “văn dĩ tải đạo”. Nhân vật của họ thường là cái loa phát ngôn của tác giả về số kiếp, quả báo, triết lí nhân quả của đạo Phật, hay nói đúng hơn, tác phẩm của họ thuộc khuynh hướng hiện thực nửa vời gắn với đạo lí. Nhân vật chưa có tính cách phức tạp, kết thúc vẫn mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu), ngôn ngữ còn nặng ước lệ, khuôn sáo, nặng tính chất biền ngẫu. Tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực như thế là Hồ Biểu Chánh.

Trong sự tồn tại của dòng văn học hiện thực Việt Nam từ những ngày đầu xuất hiện cho đến hôm nay, biết bao thế hệ người đọc vẫn không quên và luôn khẳng định những giá trị tốt đẹp về sự tồn tại của một giai đoạn văn học hiện thực: văn học hiện thực phê phán thời kì 1930-1945. Thời kì này, văn học hiện thực đã có một bước phát triển mới về lượng và đặc biệt là về chất, nó bao quát và phát hiện được hiện thực ở tầm rộng và sâu hơn. Tư tưởng, chủ đề của văn học hiện thực thời kì này đã có những chiều sâu mới: từ những chuyện tưởng như vụn vặt, đời thường, các nhà văn đã khám phá những tư tưởng sâu sắc về thân phận con người, về vấn đề cải tạo xã hội. Văn xuôi giai đoạn này ghi nhận được những cây bút tiêu biểu như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng…

Cuộc sống xã hội giai đoạn 1930-1945 bộn bề, rối ren, phức tạp, còn biết bao điều bí ẩn, tiềm tàng như là một mảnh đất hoang cần phải có nhiều người khai phá. Trong dòng người đi “khai phá hiện thực” thời kì này, Nam Cao là người xuất hiện khá muộn màng như một bông hoa nở muộn nhưng ngát hương và bất tử. Khi Nam Cao đang chật vật tìm con đường đi đúng đắn cho mình trong địa hạt văn chương thì các nhà văn hiện thực khác đã định vị rõ rệt vị thế và giá trị của mình trên bầu trời văn chương hiện đại lúc bấy giờ. Khi cái tên Nam Cao bắt đầu chính thức bước vào văn đàn với những tác phẩm hiện thực đầu tay tạo được tiếng vang thì những “cây cao bóng cả” đi trước như bậc thầy truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Vũ Trọng Phụng sắc sảo, tài hoa với Số đỏ, Vỡ đê…đã là những cái tên quen thuộc và danh tiếng trong làng văn hiện thực phê phán Việt Nam. Cùng thời với Nam Cao còn có Bùi Hiển, Kim Lân…với nhiều tác phẩm nổi bật cũng tạo được tiếng vang.

Xét riêng về thể loại truyện ngắn, Nam Cao cũng là người đến sau. Do vậy, sự xuất hiện của Nam Cao chính là một sự thách thức lớn đối với chính bản thân ông. Nhà văn phải làm sao để khẳng định được vị trí của mình, phải làm sao để “hình” của mình

không trở thành “bóng” của những người đi trước, đồng thời ông còn phải làm sao để không bị hòa lẫn vào số đông các nhà văn viết truyện ngắn cùng thời. Đó không phải là một điều dễ dàng với bất kì một nhà văn nào. Thế nhưng, bằng tất cả tâm huyết và tài năng của mình, Nam Cao đã làm được điều không dễ dàng ấy. Bằng cái sắc sảo của một nhà văn có bản lĩnh, cái yêu thương tột cùng của con tim và cái tỉnh táo, sắc lạnh của người nghệ sĩ hiện thực chân chính, Nam Cao đã tìm cho mình một hướng đi riêng, để cho đến hôm nay, cái tên Nam Cao vẫn không thể lẩn vào đâu trong hàng loạt tên tuổi các nhà văn nổi tiếng của địa hạt văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Mảnh đất văn chương mà Nam Cao đã khai phá là những miền, những vùng đất mới, những tầng vỉa mới mà biết bao thế hệ người đọc và nghiên cứu văn chương vẫn chưa khám phá hết mọi giá trị của nó.

Nam Cao đã có nhiều đóng góp vào dòng văn xuôi hiện đại Việt Nam, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Khối lượng tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao để lại không thực sự đồ sộ nhưng những giá trị mà tác phẩm của ông để lại thì vô cùng to lớn. Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng Nam Cao không hề đi vào lối mòn mà các nhà văn đi trước đã làm. Nhà văn luôn biết tìm tòi, sáng tạo ra những điều mới mẻ: “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những gì chưa có” (Đời thừa). Những đóng góp quan trọng của Nam Cao về thể loại truyện ngắn chính là việc cách tân, hiện đại hóa thi pháp truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở các phương diện sau:

Về phương diện đề tài, Nam Cao chủ yếu đi vào hai mảng đề tài chính: đời sống nông dân và trí thức tiểu tư sản. Trước Nam Cao, trong văn xuôi Việt Nam, đề tài người nông dân chủ yếu dừng lại ở cấp độ khái niệm “dân đen, con đỏ” trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Đây là một mảng đề tài không được quan tâm, không quen thuộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam. Đến cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một tượng đài người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhưng cũng chỉ nhìn ở một góc độ người nông dân từ bình thường trở thành một người anh hùng. Sang đầu thế kỉ XX, người nông dân không phải là đối tượng chủ yếu trong văn học. Mãi đến những năm 1932-1945, hình ảnh người nông dân mới xuất hiện đáng kể trong văn xuôi hiện đại Việt Nam như trong các tác phẩm: Con đường sáng, Bùn lầy nước đọng của Hoàng Đạo,

Tắt đèn và phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan…Nam Cao là người có ý thức về sáng tác rất rõ ràng: “phải khơi những nguồn

chưa ai khơi” (Đời thừa), trong khi hầu hết các nhà văn đương thời đều miêu tả người nông dân với cuộc sống khốn khổ, mù mịt nhưng vẫn giữ tròn phẩm hạnh thì dù Nam Cao là người viết sau và đi tiếp dòng văn tả thực xã hội của những Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng…nhưng chủ nghĩa hiện thực ở Nam Cao đã tỉnh táo đến mức không còn ảo tưởng, không còn sự ve vuốt nào hết. Viết về người nông dân, Nam Cao cũng viết về cái nghèo, cái khổ và phẩm chất đáng trân trọng của họ nhưng ông còn nhìn họ ở góc độ người nông dân bị “lưu manh hóa”, “tha hóa” do cái đói, miếng ăn và đằng sau nó là những khát khao được vươn lên, được làm người lương thiện. Chị Dậu (Tắt đèn - Ngô Tất Tố), hay Tám Bính (Bỉ vỏ - Nguyên Hồng) trước sau vẫn giữ được tâm hồn của những người phụ nữ thuần hậu, giàu đức hi dinh, muốn sống bằng bàn tay lao động của mình. Anh Pha (Bước đường cùng - Nguyễn Công Hoan) bị dồn nén đến chỗ tận cùng, từ chỗ có gia đình, nhà cửa nhưng mắc mưu đám nghị Lại mà tan nát cửa nhà, phải cầm cố ruộng vườn, phải vào tù nhưng vẫn chưa rơi vào tình trạng biến chất như Binh Chức, Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao). Binh Chức, Chí Phèo dần dần bị biến chất vì hoàn cảnh sống. Đây là góc nhìn mới của Nam Cao. Do vậy, đề tài viết về người nông dân của Nam Cao là đề tài gắn bó chặt chẽ với đời sống của người nông dân Việt Nam, là đề tài tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Về đề tài người trí thức, trước Nam Cao, trong văn xuôi trung đại Việt Nam, người trí thức chỉ được nhìn dưới góc nhìn của văn học Nho: tài – tâm, tài – mệnh. Đến đầu thế kỉ XX, đề tài về người trí thức có được đề cập đến trong văn học nhưng chưa thật sự nổi bật. Các tác phẩm viết về người trí thức ở giai đoạn này đều tập trung vào vấn đề chống lễ giáo phong kiến, giải phóng cá nhân và tự do hôn nhân như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng

(Nhất Linh), Thoát li, Nửa chừng xuân (Khái Hưng); nhưng hầu như các nhân vật chính đều thỏa hiệp và đầu hàng với cái cũ hay đi vào một mối tình tuyệt vọng...Nam Cao thì viết về người trí thức với một góc nhìn mới mẻ: người trí thức đang “sống mòn”. Phần lớn nhân vật trí thức trong sáng tác của ông đều đang bị giằng xé giữa sự mưu cầu miếng cơm manh áo và sự bảo vệ phẩm giá con người mình, đều đang day dứt vì thấy đời mình

“sẽ mốc lên, sẽ rỉ đi, sẽ mòn ra” và mình “sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống” (Sống mòn). Nam Cao đã phản ánh hiện thực về người trí thức từ góc nhìn nghịch lí giữa mơ và thực của họ. Họ càng khao khát được sống đẹp, sống tốt thì số phận đôi

khi lại làm họ trở nên xấu xa, họ càng khao khát được sống có ích thì số phận lại đẩy họ vào chỗ rất tầm thường.

Dù viết về người nông dân hay người trí thức thì Nam Cao đều đi đến một nét thống nhất đã trở thành quan niệm nghệ thuật của nhà văn: con người với những day dứt, trăn trở; con người tồn tại trong những nghịch lí của số phận, của cuộc đời. Trong tác phẩm của mình, Nam Cao đã miêu tả sự vật lộn của con người trong việc mất còn nhân cách, nhân tính, nhân tình giữa một cuộc sống nghèo túng, đói khổ. Ông không chỉ nói chuyện lầm than mà còn nói về những kiếp lầm than đang bị hay tự nhấn chìm vào cuộc đời xám xịt, tăm tối. Do vậy, đề tài trong sáng tác của ông không còn là đề tài của một thời mà là đề tài của nhiều thời, là đề tài mang tính chất dự báo. Có thể nói thành công của Nam Cao chính là tìm ra được cách viết mới cho hai đề tài đã quen thuộc.

Trước Nam Cao, trong văn xuôi Việt Nam, nhân vật chủ yếu được khai thác từ hành động và lời nói. Truyện ngắn của Nam Cao lại chủ yếu khai thác sâu tâm lí nhân vật. Đây là đặc điểm rất gần với truyện ngắn phương Tây hiện đại. Ngôn ngữ truyện ngắn của Nam Cao có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Đây là cách lựa chọn tối ưu của Nam Cao khi ông muốn khám phá chiều sâu tâm lí của nhân vật.

Nam Cao đã xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng và vô cùng sinh động đủ sức phản ánh cả một xã hội rộng lớn với biết bao điều đắng cay. Ông đã xóa bỏ ranh giới giữa nhân vật chính diện và phản diện. Nhân vật của Nam Cao vừa có tốt vừa có xấu, xấu nhưng biết hướng thiện, tốt nhưng vẫn vi phạm nguyên tắc sống đạo đức của mình...Dường như, trong truyện ngắn của Nam Cao, nhân vật nào cũng không chỉ đau khổ về vật chất mà còn bị lăng nhục một cách tàn nhẫn về tinh thần, thậm chí bị tước đoạt quyền được làm người lương thiện. Những nhân vật được Nam Cao miêu tả đều là những hiện tượng đơn lẻ, cá biệt nhưng có ý nghĩa khái quát, như là một qui luật trong xã hội cũ. Nhân vật của ông suốt đời bị dằn vặt, bị khổ sở, đày đọa.

Ngoài ra, khi xây dựng nhân vật, Nam Cao khai thác con người từ góc nhìn: con người tự ý thức và con người tự thú. Do đó, nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao có chiều sâu nội tâm. Tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong văn chương Nam Cao không thuộc kiểu một tình thương mênh mông vỗ về, an ủi, mà là một sự đòi hỏi nghiêm khắc: đòi hỏi con người hiểu biết chính mình và hoàn cảnh sống quanh mình, nhận cho ra tình

trạng bị tha hóa, biến dạng, biến chất. Sự tự ý thức là cơ sở cho hành động cải tạo hoàn cảnh sống ở mức cao hơn, tạo điều kiện để phát triển hết mức những năng lực vốn có ở mỗi con người, là tiền đề của sự hoàn thiện nhân cách. Đây là quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người xuất hiện từ khi Nam Cao bắt đầu khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Quan niệm nghệ thuật về con người tự ý thức và con người tự thú của Nam Cao được các nhà văn sau 1975 sử dụng khá nhiều trong hoạt động sáng tác văn chương như: Nguyễn Minh Châu, Tạ Duy Anh…Tuy nhiên, trước Nam Cao và cùng thời với Nam Cao, quan niệm nghệ thuật về con người của ông là một quan niệm nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ. Do đó, Nam Cao có thể được xem như là người đi tiên phong, là người mở đường cho quan niệm nghệ thuật về con người “tự thú”, “tự ý thức”. Và chính ông là người đã bù đắp và hoàn thiện thêm cho dòng văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945.

Nam Cao là người có công rất lớn trong việc đưa ngôn ngữ đời sống trở thành ngôn ngữ nghệ thuật vào trong tác phẩm văn học. Trong truyện ngắn của Nam Cao, những cái hằng ngày tủn mủn, vặt vãnh cũng đi vào tác phẩm một cách rất tự nhiên như lẽ thường mà nó tồn tại. Và những cái vặt vãnh, nhỏ bé tưởng chừng không có gì đáng nói ấy lại mang những ý nghĩa khái quát lớn lao. Bởi thế, tác phẩm của ông rất gần với đời sống hiện thực nhưng vẫn chứa đựng những tầng lớp ý nghĩa sâu sắc. Mặt khác, nói như Lại Nguyên Ân: “do quan tâm truyền đạt những dao động, biến thiên của tâm lý, tâm trạng nên Nam Cao tạo được một ngôn ngữ ít nhiều mang tính phức điệu. Tổ chức được những phức hệ gồm cả ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong, cả ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, thậm chí cả những sự đan xen và nhòe lẫn vào nhau của hai thành phần

Một phần của tài liệu đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của nam cao và lỗ tấn (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)