Các giai đoạn phát triển của Công ty Viễn thông liên tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ phát triển chiến lược marketing dịch vụ thông tin giải trí thương mại 1900 của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (VNPT) (Trang 43 - 45)

Công ty Viễn thông liên tỉnh

3.2.2.2 Các giai đoạn phát triển của Công ty Viễn thông liên tỉnh

Từ năm 1989 trở về trước, mạng lưới viễn thông liên tỉnh chủ yếu là các đường dây trần, các thiết bị truyền dẫn là những máy tải ba cao nhất là 12 đường, hệ thống dây trần bằng đồng, hệ thống viba RVG và DM 400 của Đức, các thiết bị truyền dẫn trên đều thuộc thế hệ cũ analog. Trước nhu cầu của thời kỳ đổi mới phát triển của ngành Bưu Điện và của đất nước, năm 1990 Công ty Viễn thông liên tỉnh trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập các trung tâm Viễn thông khu vực.

Năm 1991 với phương châm đi thẳng vào công nghệ hiện đại là số hóa mạng viễn thông liên tỉnh, tuyến viba số băng hẹp AWA Hà Nội - Lạng Sơn và tuyến thông tin trục Bắc Nam, Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng. Tiếp đó, ngày 16/8/1993 tuyến cáp quang 34 Mb/s trục Bắc - Nam từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh đã khai thông toàn tuyến và đưa vào sử dụng. Tháng 10/1993 hệ thống viba băng rộng 140 Mb/s từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào khai thác, đánh dấu một bước ngoặt chuyển hóa năng lực phục vụ thông tin đường

dài đối với các Bưu điện tỉnh thành phố dọc quốc lộ 1A từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh. Mạng viễn thông liên tỉnh tiếp tục vươn xa hơn với các tuyến thông tin khác trên mọi miền đất nước: như tuyến viba Hà Nội - Sơn La - Lai Châu, các tuyến viba khu vực Tây Nguyên,…

Ngày 20/12/1993, mạng viễn thông liên tỉnh đã được số hóa tới 63/63 tỉnh thành phố. Mạng viễn thông liên tỉnh tiếp tục được nâng cấp và mở rộng dung lượng trên nhiều tuyến bằng hai phương thức song song cáp quang và viba: như tuyến Hà Nội-Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, trên tuyến trục Bắc - Nam còn có tuyến cáp quang trên tuyến đường dây điện lực 500KV tạo thành mạch ring khép kín luôn đảm bảo độ thông liên lạc là 100%.

Đặc biệt năm 1996, thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về công nghiệp hóa- hiện đại hóa, được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Ngành, Công ty Viễn thông liên tỉnh đã cùng các chuyên gia nước ngoài lắp đặt xong thiết bị 2,5 Gb/s trên tuyến trục Bắc-Nam và trên tuyến cáp quang điện lực 500 KV đưa dung lượng lên gần 20.000 kênh thoại, với công nghệ SDH nhằm đáp ứng sự phát triển các dịch vụ viễn thông đang phát triển rất nhanh và mạnh.

Trong những năm gần đây, cùng với đầu tư xây dựng mới nhiều công trình như các tuyến cáp quang đường Hồ Chí Minh, tuyến cáp quang biển trục Bắc-Nam, Công ty luôn cập nhật các công nghệ viễn thông tiên tiến của thế giới, gần đây nhất là mạng viễn thông thế hệ mới NGN đã được đưa vào khai thác vào tháng 11/2004. Mạng thế hệ mới NGN ứng dụng công nghệ IP đã mở ra cơ hội cung cấp nhiều dịch vụ viễn thông đa dạng, nâng cao hiệu suất sử dụng truyền dẫn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam.

Hơn hai mươi năm qua, Công ty luôn giữ vai trò là trục xương sống của mạng viễn thông quốc gia, với 4 nút chuyển mạch liên tỉnh đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ; sử dụng công nghệ hiện đại như mạng viễn thông thế hệ mới NGN, hệ thống truyền dẫn hiện đại công nghệ SDH (viba, cáp quang), DWDM với dung lượng tuyến trục lên đến 360 Gb/s, đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của ngành Bưu điện và của đất nước. Mạng lưới viễn thông liên tỉnh cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân và nhu cầu thông tin nói chung cho xã hội, tuy nhiên mạng lưới viễn thông còn phải tiếp tục hiện đại hóa, tương xứng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ phát triển chiến lược marketing dịch vụ thông tin giải trí thương mại 1900 của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (VNPT) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w