2.Nhược điểm, thiếu sót của đề tài:

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 131 - 134)

® Bản thân người nghiên cứu chưa có kinh nghiệm lập phiếu khảo sát "Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học của trường Tiểu học ở một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh" nên chưa thu thập thông tin một cách toàn diện.

® Quá trình phân tích thực trạng chưa có những số liệu minh họa về chất lượng dạy và học của các trường gắn liền với các sự chỉ đạo của các Phòng giáo dục-đào tạo.

3.Kiến nghị:

3.1. Đối với Sở giáo dục-đào tạo:

Để giúp các Phòng giáo dục-đào tạo có thể học tập hoặc trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, Sở giáo dục-đào tạo hằng năm nên tổ chức một buổi giao lưu giữa các Trưởng phòng giáo dục trong thành phố.

Với Ngành giáo dục, chúng ta có các cuộc thi Học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp nhưng không hề thấy có cuộc thi cán bộ quản lý giỏi (Trưởng phòng giỏi Hiệu trưởng giỏi,...). Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, nhằm phát hiện và bồi dưỡng nhân lực, nhân tài phục vụ công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa, chúng ta đang rất cần những người giỏi. Trưởng phòng là một vị trí vô cùng quan trọng quyết định rất nhiều đến chất lượng giáo dục của cả đơn vị. Thử hỏi nếu một Quận (Huyện) không có người quản lý giỏi thì làm sao đơn vị đó có thể có nhiều học sinh giỏi, Giáo viên giỏi? Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo là người được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục theo phương thức quản lý Nhà nước, bên cạnh đó cũng phải là người có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về quản lý tài chính, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng xử lý công việc linh hoạt và đặc biệt phải có phẩm chất đạo đức tốt để có thể lãnh đạo quần chứng hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Đó là những điều kiện cần và đủ của một cán bộ quản lý mà không phải lúc nào, ai cũng có được. Nó đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng trau dồi, học tập nghiên cứu mới có thể đạt được. Trong thực tế, có rất nhiều cán bộ quản lý giáo dục giỏi được tuyển chọn từ đội ngũ giáo viên, cả những người được cử đi học Quản lý giáo dục để chuyên làm công tác quản lý. Nhưng số cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo bài bản từ các trường Quản lý thì rất ít. Tuy nhiên bằng con đường tự học, bằng kinh nghiệm thực tiễn, bằng vốn sống của mình mà họ vẫn có thể vượt qua thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Vậy làm thế nào để phát hiện ra những người như thế ? Theo chúng tôi nên tổ chức cuộc thi Trưởng phòng giỏi hằng năm là tốt nhất. Cuộc thi này vừa tìm ra được người tài trong lĩnh vực quản lý

132

giáo dục, đồng thời vừa phát hiện ra những cán bộ quản lý giáo dục yếu kém năng lực, luôn là lực cản cho phong trào phát triển giáo dục.

-Thanh tra, kiểm tra là một chức năng tất yếu trong công tác quản lý. Nó giúp cho cơ quan quản lý giáo dục thấy được tính hiệu quả, tính khả thi của các đơn vị trong việc thực hiện các chủ trương chung của Đảng về giáo dục, kịp thời điều chỉnh các chủ trương, biện pháp của các cấp quản lý giáo dục cho phù hợp với nhiệm vụ và thực tế. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra không những đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục mà còn để khắc phục những hiện tượng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngành, của nhà giáo. Dó đó theo chúng tôi, để giúp các Phòng giáo dục-đào tạo quản lý tốt việc dạy và học ở đơn vị mình, thì Sở giáo dục-đào tạo cần làm tốt hơn công tác thanh tra chuyên đề, trong đó tập trung sâu về thanh tra công tác quản lý các kì thi, dạy thêm học thêm, văn bằng, chứng chỉ, các khoản thu. Đặc biệt cần chú ý:

® Một: Luôn coi trọng công tác thanh tra trong toàn bộ quy trình quản lý giáo dục của tất cả các cấp, nhất là ở cơ sở. Từ đó chủ động trong các hoạt động thanh tra, Thanh tra Sở chịu trách nhiệm chính trong các đợi thanh tra từ việc lãnh đạo, tổ chức, đánh giá. Tránh việc khoán trắng cho các phòng chuyên môn.

® Hai: Xây dựng đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Đây là yếu tố quyết định chất lượng thanh tra.

® Ba: Luôn đổi mới, cải tiến hình thức tổ chức, thời gian, hồ sơ thanh tra phù hợp, tiện cho việc sử dụng và đánh giá.

® Bốn: Thông báo kịp thời kết quả thanh tra với các đơn vị trong thành phố, tổ chức tổng kết với cấp ủy, chính quyền địa phương quản lý đơn vị theo lãnh thổ, đảm bảo sự thống nhất cao giữa cấp và ngành trong công tác thanh tra.

® Năm: Tổ chức phúc tra các đơn vị sau thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm, kể từ ngày đơn vị được thanh tra để đánh giá sự chuyển biến của đơn vị và việc thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của thanh tra.

Nhằm hạn chế việc dạy thêm học thêm một cách tràn lan, Sở giáo dục-đào tạo cần giảm bớt các kì thi kiểm tra trong năm học (thi giữa học kì I, thi HKI, thi giữa HKII, thi HKII), giảm bớt các kì thi tuyển sinh, lấy kết quả tốt nghiệp cấp dưới tuyển sinh cho cấp trên.

133

3.2. Đối với Phòng giáo dục-đào tạo:

Quản lý tốt các hoạt động dạy thêm học thêm và hoạt động chính khóa trong nhà trường theo phạm vi phân cấp quản lý của Ngành.

Xử lý kịp thời và nghiêm khắc đối với những trường hợp cố ý vi phạm, nhất là trường hợp giáo viên dạy lơ là trong lớp và phân biệt đối xử giữa học sinh có học thêm và không học thêm với mình

Có chế độ khen thưởng kịp thời cho những đơn vị trường học thực hiện tốt hoạt động xã hội hoa công tác giáo dục ở địa phương, cũng như khen thưởng kịp thời những giáo viên đạt nhiều thành tích cao trong các phong trào tự học,tự bồi dưỡng.

Có chế độ ưu đãi và lương bỗng đảm bảo cho các giáo viên mạng lưới, cốt cán của Quận (Huyện) để họ có đầy đủ điều kiện thực hiện hết vai trò, chức năng của mình trong công tác chuyên môn do Phòng giáo dục-đào tạo giao phe).

Cần chú ý bồi dưỡng những cá nhân có trình độ học vấn, có phẩm chất đạo đức, có năng lực quản lý vào đội ngũ kế cận ở các cấp quản lý từ Trường học đến Phòng giáo dục-đào tạo.

134

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 131 - 134)