CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 38 - 43)

2.1. Khái quát về nghiên cứu đề tài.

Ngày nay, nhân loại càng nhận thức được sâu sắc vai trò quyết định của sự nghiệp giáo dục (nếu không nói là tất cả) đối với toàn bộ tồn tại và phát triển xã hội. Nhận thức ấy thấm nhuần trong mọi văn bản, chỉ thị và nghị quyết của toàn Đảng, toàn dân ta, soi sáng và vạch ra hướng đi cho sự nghiệp giáo dục của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong việc hoạch định bài toán tổng thể có tầm chiến lược vĩ mô nhằm:" Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài" chuẩn bị đón đầu thế kỉ XXI.

Tuy nhiên để giáo dục thực sự là "quốc sách" như Đảng ta đã khẳng định, không thể một sớm, mội chiều có thể mau chóng giải quyết được. Sẽ còn phải tiếp tục đầu tư, chuyển đổi trong việc chọn lựa và tiến hành tìm ra phương án tôi líu cho giáo dục trong nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỉ trước mắt. Đó là toàn cảnh bức tranh giáo dục vẻ vang, song cũng cực kì cam go, gian khổ đang đặt ra trước mắt chúng ta.

Sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của đất nước, đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng tích cực và cấp bách mọi yêu cầu của xã hội nhằm tạo ra động lực và tổng lực để phát triển đất nước. Thành tích và đóng góp lớn lao của nền giáo dục cách mạng trong hơn nửa thế kỉ qua, là điều không ai có thể phủ nhận được. Tuy vậy do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng : Nền giáo dục của ta còn không ít những yếu kém và bất cập, mà nếu không có đủ bản lĩnh chính trị và nhãn quan chiến lược, chúng ta sẽ bị rơi vào trạng thái hoang mang dao động.

Xét trên phương diện cấu trúc, trên mọi cấp độ giáo dục, vấn đề quản lý bao giờ cũng giữ vai trò quyết định và then chót. Trong bối cảnh của đất nước hiện nay, đây chính là một trong những vấn đề bức xúc, đòi hỏi chúng ta phải sớm giải quyết và tháo gỡ. Hiện đại hóa khoa học Quản lý Giáo dục không chỉ là vấn đề giải pháp t1nh thế, mà còn mang ý nghĩa khai thông, ý nghĩa chiến lược quy định và quyết định toàn bộ mọi quá trình vận hành của bộ máy giáo dục nữa.

Chúng ta hiện nay có khoảng trên 90.000 các đồng chí được bổ nhiệm vào các chức danh quản lý giáo dục khác nhau từ cấp cơ sở đến cấp Bộ. Đó thực sự là một đội ngũ "sĩ quan giáo dục" hùng hậu và ưu tú của ngành. Nhưng tuyệt đại bộ phận các đồng chí cán bộ quản lý của ta được đề bạt và bổ nhiệm thông qua con đường chọn lọc tự nhiên, gồm những người do "sống lâu lên lão làng" hoặc những người

39

có đức, có tài, đa phần trưởng thành lên từ chuyên môn. Ở họ có đầy đủ nhiệt t1nh, tâm huyết, toàn tâm toàn ý với nghề. Song mặt khác bởi lẽ họ không phải là những người được đào tạo bài bản theo ngạch bậc quản lý, chưa đủ sự am tường và vững vàng về khoa học quản lý nên sự bất cập, lúng túng, đôi khi dẫn tới những sai phạm trong quản lý là lẽ đương nhiên.

Đã qua rồi cái thời coi cán bộ quản lý giáo dục không phải là một nghề. Đến nay việc thăm dò tìm người có uy tín và có chuyên môn giỏi, để đào tạo làm cán bộ quản lý đang đi dần vào nề nếp. Khuynh hướng đào tạo cán bộ quản lý chu đáo hơn là khuynh hướng tích cực. Bởi lẽ, như Giáo sư Trần Hồng Quân có lần nói "Một bác sĩ kém, chữa bệnh gây chết người là một hiện tượng nghiêm trọng, nhưng một cán bộ quản lý nhà trường hay cơ quan giáo dục làm hỏng đối tượng mình quản lý là trường học, hệ thống giáo dục... thì hậu quả nghiêm trọng không lường". Rõ ràng, quản lý giáo dục là một nghề quan trọng. Cán bộ quản lý giáo dục có tay nghề phải giỏi, đó là nguồn tài sản vô giá của ngành.

Quản lý nhà nước, quản lý ngành và cơ sỏ đều phải dựa vào luật pháp hiện hành để thực thi nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả các chỉ tiêu pháp lệnh. Trong quản lý (cũng như lãnh đạo) mỗi chức trách đều có đặc thù riêng . Muốn công việc được trôi chảy bất cứ người quản lý nào cũng có đối tượng được quản lý. Đối với giáo dục - đào tạo đối tượng quản lý là chương trình, kế hoạch giáo dục- đào tạo (coi như pháp lệnh của Nhà nước) và người dưới quyền (tập thể hoặc cá nhân) cùng với ngân sách được phân bổ và các công cụ, phương tiện quản lý (vật tư, tài sản hiện có và sẽ mua sắm). Muốn quản lý tốt, người quản lý phải hiểu biết con người và sử dụng được phẩm chất năng lực con người vào các mục tiêu xác định.

Với ngành giáo dục - đào tạo, người quản lý cần phải hiểu biết đội ngũ giáo viên, học sinh và cả gia đình học sinh cũng như địa bàn dân cư thuộc lãnh thổ quản lý, đó là điều kiện cần và đủ để người quản lý làm tốt nhiệm vụ được giao phó. Do đó vấn đề bồi dưỡng đào tạo cán bộ quản lý cần chú trọng trên các mặt: Quản lý tốt công việc trong nhà trường hay trong một cơ quan giáo dục, mà cốt lõi là dạy và học, quản lý tốt mối quan hệ trong nội bộ, quản lý tốt tác động của môi trường tới giáo dục và cuối cùng là quản lý tốt bản thân với lư cách là người quản lý.

Nhận thức rõ những đặc trưng nêu trên, vấn đề nghiên cứu về quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một vấn đề góp phần tìm ra nhiều điều mới mẻ có lợi cho giáo dục trong thời kì đổi mới hiện nay.

40

2.2. Công cụ nghiên cứu :

Trên cơ sở phân tích lý luận ở chương 1, chúng tôi đã soạn thảo bộ công cụ điều tra gồm 4 mẫu: Mẫu 1 dành cho Trưởng phòng; mẫu 2 dành cho các Chuyên viên ở Phòng Giáo dục - Đào tạo; mẫu 3 dành cho Ban giám hiệu các trường; mẫu 4 dành cho các giáo viên.

Các mẫu điều tra đều tập trung nghiên cứu hai vấn đề chính trong việc quản lý hoạt động dạy và học ở một số Quận (Huyện) trong thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:

+ UCông tác quản lý dạy (giảng dạy) ở mốt số Quận (Huyện), gồm l0 câu hỏi (Xem phụ lục) tập trung vào các vấn đề sau :

© Quản lý việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên. © Quản lý việc thực hiện chương trình.

© Quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy. © Quản lý hoạt động ngoài giờ.

© Quản lý việc thi đua giảng dạy.

+ UCông tác quản lý việc học ở một số Quận (Huyện), gồm 8 câu hỏi (Xem phụ lục) tập trung vào những vấn đề sau :

© Quản lý việc tổ chức học tập của học sinh. © Quản lý việc cải tiến phương pháp học tập. © Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp. © Quản lý thi đua học tập.

2.3. Tổ chức nghiên cứu :

2.3.1. Tiến hành nghiên cứu:

Từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 7 năm 2001 xây dựng và bảo vệ đề cương.

Tháng 8 năm 2001 sửa chữa đề cương theo sự góp ý của hội đồng. Tháng 9- lo thu thập các tài liệu lý luận, xây dựng bộ công cụ nghiên cứu in ấn.

Bắt đầu từ tháng 11 triển khai việc khảo sát, thu thập các tư liệu thực tế, xử lý các số liệu và viết kết quả.

41

T1nh hình triển khai các phương pháp nghiên cứu : Từ ngày 15 tháng 11 năm 2001 chúng tôi bắt đầu xuống các Phòng Giáo dục - Đào tạo ở một số Quận (Huyện) trong thành phố. Cùng với lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Hóc Môn, Củ Chi, B1nh Chánh, Cần Giờ để xin phép được điều tra khảo sát một số hoạt động dạy và học ở các trường trong Huyện, chúng tôi xuống các trường phổ biến mục đích của việc điều tra và thống nhất cách ghi các phiếu theo mẫu thăm dò, đề nghị các Ban Giám Hiệu thực hiện việc đánh giá thật khách quan và trung thực. Đối với các giáo viên chúng tôi phát phiếu đến tận tay và yêu cầu làm xong gửi về Phòng Giáp dục - Đào tạo. Đến ngày 15 tháng 12 năm 2001 chúng tôi tiến hành nghiên cứu tương tự như trên ở các Quận 6, 11, 12, Gò vấp.

Cuối cùng để tiến hành viết luận văn, chúng tôi đã liên hệ với Sở Giáo dục -Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh để xin số liệu về các chỉ tiêu thi đua và các kết quả tổng kết cuối năm học 2000-2001, báo cáo sơ kết học kì 1 năm học 2001-2002.

Số phiếu phát ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

© Trưởng Phòng : 8 phiếu, thu về được: 8 phiếu © Chuyên viên phòng : 72 phiếu, thu về: 26 phiếu

© Ban giám hiệu các trường : 240 phiếu, thu về : 179 phiếu © Giáo viên : 320 phiếu, thu về 303 phiếu

© Tổng cộng : 516 phiếu

2.3.2. Xử lý số liệu: theo phương phấp toán học thống kê

Sau khi thu các phiếu thăm dò ý kiến, chúng tôi đã dùng các phương pháp toán thống kê để tính: ® Độ trung b1nh theo công thức: 𝑥̅ = [Σ(fixi)]/ N

Trong đó: fi: tần suất của giá trị xi. N: tổng số mẫu điều tra

® Độ lệch chuẩn của mẫu, kí hiệu bằng s, là căn số dương của phương sai sP

2

Pđược tính theo công thức: SP 2 P =𝑁𝛴𝑓𝑥2−(𝛴𝑓𝑥)2 (𝑁−1)2

42

® Hệ số tương quan giữa ý kiến đánh giá của Trưởng phòng với Chuyên viên, Trưởng phòng với Ban Giám Hiệu, Trưởng phòng với Giáo viên, nhằm rút ra kết luận. Hệ số tương quan này được tính theo công thức:

rRxyR = 𝑁𝛴𝑋𝑖𝑌𝑖−(𝛴𝑋𝑖)(𝛴𝑌𝑖)

�[𝑁 𝛴𝑋𝑖2− (𝛴𝑋𝑖)2][𝑁 𝛴𝑌𝑖2 − (𝛴𝑌𝑖)2]

Kết quả phân tích, tính toán được ghi lại ở phần phụ lục.

* Kết quả phân tích được ghi lại theo 2 mặt quản lý hoạt động của Phòng Giáo dục - Đào tạo : Quản lý hoạt động giảng dạy của các giáo viên trong Quận (Huyện).

Quản lý hoại động học của học sinh trong Quận (Huyện).

Cuối cùng là kết hợp các mặt trên đưa ra nhận định chung về công tác quản lý các hoạt động dạy và học của Phòng Giáo dục - Đào tạo.

43

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 38 - 43)