Nhà trường phải giữ vai trò chủ động, trung tâm và nòng cốt trong công cuộc XHHCTGD.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 125 - 129)

Với tư cách là cơ quan chuyên môn, giáo dục và nhà trường hiểu rõ hơn ai hết những nhu cầu của mình về hoạt động nhằm thực hiện mục đích, nội dung, phương pháp và tổ chức việc giáo dục. XHHCTGD chính là nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của giáo dục vì mục đích chung là sự phát triển kinh tế -xã hội. Vì vậy Nhà trường phải giữ vai trò chủ động. Chủ động trong việc phát hiện các nhu cầu giáo dục, trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, phương án giải quyết các nhu cầu, các vấn đề đó. Chủ động trong việc đề xuất với các lực lượng xã hội. Xã hội có thể cần phải san sẻ những lo toan của giáo dục, nhưng lo toan cái gì và lo toan như thế nào thì lại là sự chủ động và sáng tạo trước hết từ các cơ quan giáo dục và Nhà trường. Và không chỉ trong việc đề xuất các nhu cầu, giải pháp mà còn phải chủ động trong cách tổ chức thực hiện. Ngay như việc huy động góp tài chính, nếu không có

126

cách làm đúng tính chất của một cơ quan giáo dục thì rất có thể ảnh hưởng đến uy tín của Nhà trường. Mặt khác nếu Nhà trường không tự thân vận động thì cũng không tạo ra sự vận động của các thành tố khác, tức là lực lượng xã hội. Cho nên trong hệ thống các mối quan hệ về tổ chức các lực lượng xã hội phải nhấn mạnh vai trò trung tâm của Nhà trường. Các hình thức tham gia của xã hội như: cộng tác, hợp tác, phối hợp, kết hợp, cam kết, thỏa thuận, hợp đồng, liên kết v.v... trong mọi hình thức đó, nhà trường phải giữ vai trò trung tâm. Trong các liên kết xã hội-sư phạm, nhà trường phải giữ vai trò "đầu mối tiếp hợp" vì không có quan hệ này thì không tổ chức được sự tham gia của các lực lượng xã hội có hiệu quả.

Muốn làm tốt vai trò chủ động, trung tâm và nòng cốt đó, trước hết Nhà trường phải tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và học tập, phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy hiệu quả giáo dục, bao gồm hiệu quả trong và hiệu quả ngoài, không chỉ thể hiện ở kết quả lên lớp mà ở sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội, yêu cầu của các thành phần kinh tế, trước hết là yêu cầu của gia đình và cộng đồng. Một khi con em học tập tốt, đạt kết quả tốt thì các bậc cha mẹ sẽ sấn sàng đóng góp hết sức mình cho Nhà trường. Mối quan hệ giữa Nhà trường và xã hội là mối quan hệ hai chiều, phải được quan tâm thường xuyên và giải quyết kịp thời theo từng bước phát triển của xã hội.

c.Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa Nhà trường và các lực lượng xã hội trong việc tổ

chức sự tham gia cùng làm giáo dục:

Lực lượng xã hội tham gia cùng làm giáo dục có thể phân loại thành các nhóm đối tượng như: + Các cấp ủy Đảng, Hội đồng Nhân dân, ủy ban Nhân dân.

+ Các ngành chức năng thuộc các cơ quan ban ngành, kể cả giáo dục.

+ Các tổ chức đoàn thể nhân dân: Mặt trận Tổ quốc, Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Liên đoàn lao động, Hội cựu chiến binh

+Các tổ chức xã hội: Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội những người về hưu hoặc Hội bảo thọ, Hội khoa học, các tổ chức Từ thiện, các tổ chức Tôn giáo v.v...

+ Các cơ sở, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ... + Các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước... + Gia đình.

Trong đó mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình là mối quan hệ cơ bản nhất, gia đình là một tế bào xã hội, một thiết chế cơ bản của xã hội thực hiện một trong những chức năng của nó là chức năng

127

giáo dục. Đây là một điểm gặp gỡ quan trọng giữa nhà trường và gia đình. Giữa gia đình và nhà trường có sự thống nhất với nhau về một nhu cầu, lợi ích chung là vì tương lai thế hệ trẻ. Đó là thuận lợi rất cơ bản để đi đến những thống nhất với nhau về mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ em. Nhà trường cũng muốn học sinh học giỏi, đạo đức tốt. Gia đình cũng muốn con ngoan và thành đạt. Tất nhiên để đạt được sự phối hợp thống nhất với nhau về mọi mặt phải có một quá trình và ở đây sự chủ động trước hết của nhà trường phải được nhấn mạnh. Chính vì thực tế đó mà các cơ sở giáo dục, dù ở mức độ thấp nhất, tối thiểu, cũng phải xây dựng và duy trì cho được mối quan hệ cơ bản giữa nhà trường và gia đình.

Để thực hiện tốt sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công cuộc XHHCTGD cần phải: + Củng cố và phát huy vai trò của gia đình đối với sự nghiệp giáo dục. Gia đình không ổn định , bền vững thì xã hội mất "rừng cột" và giáo dục không bù đắp nổi chỗ thiếu hụt của trẻ là gia đình và giáo dục gia đình. Gia đình cần bền vững trong một hoàn cảnh kinh tế ổn định và ngày càng được cải thiện để đảm bảo cuộc sống giá đình và những điều kiện học tập của con cái. Điều quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc giáo dục là một môi trường giàu tính giáo dục, được xây dựng trên nền tảng văn hóa gia đình tốt đẹp. Nhiều địa phương cố gắng duy trì cuộc vận động" xây dựng gia đình văn hóa". Đó là một giải pháp, một kinh nghiệm tốt cần được mọi nơi quan tâm. Một khó khăn lớn của gia đình dù thuộc nhóm xã hội gia đình nào cũng gặp phải, đó là sự lúng túng về phương pháp giáo dục hay nói chung là trình độ văn hóa sư phạm. Nhà trường phải chủ động giải quyết khó khăn này. Rộng hơn thế, toàn xã hội phải chăm lo cho gia đình về mọi mặt, nhưng ở đây muốn nhấn mạnh tới việc giúp đỡ gia đình tạo ra những điều kiện tốt để giáo dục con cái.

+ Một trong những giải pháp củng cố và phát huy vai trò của gia đình trong XHHCTGD là chăm lo xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh-nó giúp cho gia đình tham gia công tác giáo dục một cách có tổ chức và có sức mạnh, làm tiếng nói của gia đình đối với nhà trường thêm tăng trọng lượng và bản thân cha mẹ học sinh cũng có một sức mạnh tập thể để tham gia vào các hoạt động giáo dục. Một ví dụ sinh động là người ta đã rút ra được một quy trình để thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình như sau:

® Bước thứ nhất: Nhà trường đến với gia đình. ® Bước thứ hai: Gia đình đến với nhà trường.

® Bước thứ ba: Tạo ra sự hoa nhịp gắn bó và thống nhất về mục đích giáo dục và các hành động giáo dục ỏ cả hai thiết chế và môi trường giáo dục là gia đình và nhà trường.

128

Đó là một số kinh nghiệm mà Phòng giáo dục-đào tạo Quận (Huyện) cần vận dụng để thực hiện việc chỉ đạo xã hội hóa công tác giáo dục ở các địa phương thuộc địa bàn quản lý. Theo chúng tôi nghĩ có thực hiện XHHCTGD ở địa phương tốt sẽ góp phần quản lý tốt việc học tập trong và ngoài nhà trường của con em chúng ta.

129

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 125 - 129)