Quản lý việc cải tiến phương pháp học tập.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 103 - 108)

ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2.2. Quản lý việc cải tiến phương pháp học tập.

105

Qua những số liệu trên chúng tôi thấy kết quả đánh giá của các đối tượng nghiên cứu đều rất phù hợp với nhau ở các tiêu chuẩn a , b, g với điểm trung b1nh cao (điểm tối đa là 2) và độ lệch s<1 chứng tỏ cách đánh giá có độ tập trung cao ở các tiêu chuẩn trên. Tuy nhiên ở tiêu chuẩn c giáo viên vẫn còn đánh giá thấp hơn so với các đối tượng nghiên cứu khác (1,46 - 1,62-1,61), như vậy chứng tỏ trong giáo viên chúng ta vẫn còn hiện tượng dạy biến học sinh thành những rôbôt được nhồi đầy kiến thức, trong khi các cấp quản lý thì cho rằng đó là một việc làm cần tránh. Ngoài ra hệ số tương quan giữa cách đánh giá giữa trưởng phòng và chuyên viên , cũng như giữa trưởng phòng và lãnh đạo trường đạt giá trị cao (rRxyR = 0,98) còn hệ số tương quan giữa cách đánh giá của trưởng phòng và giáo viên rRxyR

=0,95 chứng tỏ cách đánh giá của trưởng phòng, chuyên viên, lãnh đạo trường chặt chẽ hơn so với giáo viên .

107

Như vậy rõ ràng việc cải tiến phương pháp học tập của học sinh là một việc làm hiện đang được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Ngoài ra bằng phương pháp trò chuyện với một số trưởng phòng giáo dục, chúng tôi được biết trong quá trình chỉ đạo học tập và các hoạt động, từ Sở giáo dục cho đến Phòng giáo dục đều có chỉ đạo các trường Tiểu học cần thực hiện theo phương châm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo cho học sinh. Tiến hành cải tiến phương pháp học tập cho học sinh sao cho giờ học được diễn ra một cách nhẹ nhàng tự nhiên, có chất lượng và hiệu quả. Chính vì thế trong hướng dẫn thực hiện chương trình các môn họcnăm 2001-2002 Sở giáo dục-đào tạo đã có chỉ đạo:

® Phải đổi mới cả quá trình dạy học.

® Vận dụng triệt để các phương pháp mới như thảo luận nhóm, sắm vai, động não, trò chơi, giải quyết vấn đề, điều tra, sưu tầm... trên cơ sở kết hợp tốt với các phương pháp truyền thống để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

® Hình thức tổ chức lớp cần thay đổi đa dạng (trong lớp, ngoài lớp, học cá nhân, đôi bạn, học nhóm, học cả lớp...) tuy theo điều kiện cơ sở vật chất cụ thể, giáo viên linh hoạt sáng tạo để tổ chức.

Ngoài ra để góp phần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, tránh lối dạy biến học sinh thành những rôbôt được nhồi đầy kiến thức, trong năm học 2002, Bộ tiếp tục chỉ đạo và mỏ rộng ra một số địa phương về thí điểm đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học. Kết quả triển khai thí điểm này sẽ được điều chỉnh, nghiệm thu và thực hiện trong tất cả các trường Tiểu học từ năm 2003, riêng thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện thí điểm đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học trong tất cả các trường Tiểu học (đính kèm ở phần phụ lục" thông tư đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học"). Từ việc đánh giá xếp loại theo thông tư mới này một số Quận (Huyện) đã rát ra được một số nhận định sau:

® Thông tư mới đã làm giảm bớt tâm lý lo âu từ phía phụ huynh học sinh đối với các môn học ít tiết. Phụ huynh không bị áp lực nặng nề, phải làm thay các bài tập, kĩ thuật, mĩ thuật cho con. Học sinh không có năng khiếu cũng giảm được áp lực làm sản phẩm xấu bị điểm kém nên học sinh tự tin hơn, tạo sự nhẹ nhàng cho học sinh trong học tập. Học sinh được giáo viên lạo các điều kiện học tập để hoàn thành các môn học (không cho điểm).

® Việc xếp loại định tính các môn học ít tiết và không xếp loại học lực đã làm giảm nhẹ công việc tính toán, cộng điểm đơn giản nên giáo viên ít sai sót, đỡ mất thời gian ghi sổ. Nhờ vậy giáo viên có thời gian, điều kiện đầu tư vào tiết dạy, đổi mới phương pháp, tạo không khí học tập sôi nổi, phát huy tính tích cực của học sinh, chủ động hơn trong tiết dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

® Do sự xếp loại của Thông tư quy định Trung b1nh môn từ 8,0 trở lên đạt loại giỏi nên số học sinh xuất sắc tăng lên rất cao, làm nhiều cán bộ quản lý, giáo viên chưa yên tâm.

108

Đối với các tiêu chuẩn d, e, f qua điều tra cho chúng tôi thấy cách đánh giá chỉ ở mức độ trung b1nh, chênh lệch tuy không đáng kể, cụ thể giữa trưởng phòng và chuyên viên (1,11-1,04; 1,00-1,04; 1,00-1,04); giữa trưởng phòng và lãnh đạo ttrường (1,11-1,20; 1,00-1,06; 1,00-1,06); giữa trưởng phòng và giáo viên (1,11-1,11; 1,00-1,15; 1,00-1,09), nhưng qua đó cho thấy các tiêu chuẩn trên ít được chứ trọng hơn trong việc cải tiến phương pháp học tập của học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên vẫn coi trọng yêu cầu học ghi nhớ, học thuộc lòng, làm theo mẫu... hơn là tư duy sáng tạo, nhiều giáo viên của ngành vẫn không dám thực lòng từ bỏ cách dạy cũ, không dám dùng cách dạy tác động vào sự phát triển tư duy để thay cách dạy phải tăng cường độ làm việc của cả thầy và trò, phải cam lòng tiếp tục áp đặt, nhồi nhét..., cụ thể qua trò chuyện với một số phụ huynh học sinh thì hiện nay có nhiều giáo viên còn cho học sinh (nhất là đối với các em học sinh lớp 4, 5) học thuộc lòng những bài làm văn mẫu để đối phó với những kì thi.

Như vậy để quản lý việc cải tiến phương pháp học lập của học sinh, theo chúng tôi thì các cấp quản lý cần phải có các giải pháp tổng thể để có thể tạo nên không khí chung, sự ràng buộc chung và sức mạnh chung, cần làm cho giáo viên nhận thức rõ bản chất của DẠY và HỌC: cách dạy quyết định cách học, do đó muốn học tích cực thì giáo viên phải chủ động đổi mới phương thức dạy học. Học là trung tâm của quá trình DẠY-HỌC: DẠY là phương tiện, HỌC là mục đích. Mọi hoạt động của giáo viên phải nhằm phục vụ cho việc học của từng học sinh trong lớp.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)