DỤC-ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 119 - 120)

TRƯỜNG TIỂU HỌC

Trên cơ sở phân tích thực trạng và kết quả điều tra ở Chương 3, chúng tôi nhận thấy hiện nay quan điểm quản lý việc dạy và học vẫn còn có những điểm khác nhau giữa các đối tượng điều tra. Do đó, theo chúng tôi, để góp phần nâng cao công tác quản lý dạy và học ở các Phòng giáo dục-đào tạo, thì cần có một giải pháp thống nhất quan điểm về quản lý, thống nhất trong việc xây dựng kể hoạch và qui trình quản lý việc dạy và học ở các trường Tiểu học ngay từ đầu năm học. VÌ thế chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý việc dạy và học ở các Phòng giáo dục-đào tạo.

4.1. Giải pháp về quản lý giảng dạy.

4.1.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý của Phòng giáo dục-đào tạo:

Vai trò của đội ngũ cán bộ Phòng giáo dục-đào tạo rất quan trọng, bởi họ được nhà nước giao cho trách nhiệm quản lý các trường Tiểu học trong Quận (Huyện) theo phương thức quản lý Nhà nước. Họ là những người lãnh đạo cộng đồng giáo dục trong quận thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung và kế hoạch phát triển giáo dục Tiểu học của thành phố. Họ cũng là những người điều hành quá trình sư phạm theo sự đổi mới của khoa học giáo dục và khoa học quản lý giáo dục. Họ là những người biết liên kết, phát huy sức mạnh nội lực và ngoại lực giáo dục, trong đó nội lực là chủ yếu để hoàn thành việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ của từng năm học. Họ cũng là những nhân vật sư phạm trụ cột biết tổ chức canh tân giáo dục, nghiên cứu để thực hiện các chỉ thị năm học và các văn bản chỉ đạo của Ngành...

Với những ý nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng trình độ quản lý yếu kém là một trong những nguyên nhân chính gây nên t1nh trạng yếu kém về chất lượng giáo dục. Muốn có chất lượng giáo dục cao tất yếu phải nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý Phòng giáo dục-đào tạo. Chính vì thế theo chúng tôi, cán bộ quản lý Phòng giáo dục-đào tạo(trong đó có cả trưởng phòng) phải là người đạt những yêu cầu mà qua tìm hiểu chúng tôi có thể đưa ra kết luận như:

120 ® Năng lực quản lý .

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 119 - 120)