Đặc điểm về trường Tiểu học.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 27 - 30)

22 Trường Tiểu học gồm các loại hình trường, lớp sau :

1.3.1.Đặc điểm về trường Tiểu học.

Từ năm 1945 đến năm 2000, giáo dục Tiểu học (giáo dục cấp 1) có thể chia thành 3 giai đoạn với những đặc điểm khác nhau:

• Giai đoạn 1945 - 1975:

Trong bối cảnh cả nước có chiến tranh, hoặc trong từng khoảng thời gian còn một phần đất nước có chiến tranh, giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, cụ thể là trường Tiểu học thể hiện rõ tính chất của nền giáo dục thời chiến, nhà trường thời chiến, hướng phục vụ kháng chiến và kiến quốc. Trong 30 năm này, giáo dục Tiểu học có thể chia thành ba giai đoạn nhỏ:

+ Từ năm 1945 - 1954 : giáo dục Tiểu học được xây dựng và phát triển trong bối cảnh cả nước có chiến tranh chống xâm lược của thực dân Pháp.

+ Từ 1956 - 1964 : Giáo dục Tiểu học được xây dựng và phát triển trong bối cảnh đất nước bị chia làm 2 miền : Miền Bắc có hòa b1nh, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước, miền Nam dưới chế độ của Mỹ - Ngụy tiến hành đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước.

28

+ Từ 1965 - 1975 : giáo dục Tiểu học được xây dựng và phát triển trong bối cảnh cả nước có chiến tranh : Miền Bắc chống cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, miền Nam thực hiện cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giáo dục Tiểu học trong bối cảnh thời chiến có tính chất của một nền giáo dục tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh thực tế: Đó là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Nội dung giáo dục thể hiện rõ bản chất và mục đích của nền giáo dục mới - một nền giáo dục gạt bỏ hoàn toàn những dấu vết của giáo dục thực dân và phong kiến, xây dựng theo quan điểm giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc. Quá trình xây dựng và phát triển giáo dục Tiểu học trong thời chiến luôn phải dùng những giải pháp t1nh thế.

Trong giai đoạn này, ở miền Bắc có tiến hành hai cuộc cải cách giáo dục : năm 1950 và 1956. Mục đích của các cuộc cải cách giáo dục là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển sự nghiệp giáo dục cách mạng.

Ở miền Nam, giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng tồn tại hai hệ thống giáo dục khác nhau, đó là hệ thông giáo dục ở vùng Mỹ - Ngụy và hệ thống giáo dục ở vùng giải phóng. Hệ thống giáo dục dưới chính quyền Ngụy là hệ thống giáo dục chống cộng; còn hệ thống giáo dục ở vùng giải phóng phát triển theo hướng xây dựng nền giáo dục cách mạng.

Giáo dục Tiểu học được thực hiện trong trường Tiểu học. Trường Tiểu học của thời chiến có thể coi là Utrường Tiểu học của thế hệ thứ nhấtU có một số đặc điểm sau:

+ Chưa có điều kiện thực hiện giáo dục toàn diện.

+ Phương pháp dạy và học về bản chất vẫn phỏng theo phương pháp cổ truyền. + Những yếu tố cơ bản của trường Tiểu học chưa được quy chuẩn.

. Giai đoạn 1975- 1995:

Trong giai đoạn này giáo dục Tiểu học được xây dựng và phát triển trong bối cảnh đất nước đã được thống nhất hòa b1nh. Tuy nhiên sau 30 năm chiến tranh đất nước bị tàn phá, kinh tế xã hội lâm vào cảnh khó khăn, đặc biệt là thập kỉ 80 đã ảnh hưởng lớn đến giáo dục. Từ 1976 đến nay, giáo dục Tiểu học trải qua những bước đi khó khăn để đạt được sự ổ định và định hình như ngày hôm nay.

+ Từ 1975 - 1980 : là những năm thực hiện việc thống nhất hệ thống giáo dục trong cả nước về mục tiêu và kế hoạch đào tạo, chuyển bậc Tiểu học thuộc chính quyền Ngụy ở miền Nam sang giáo dục cấp 1 thuộc nền giáo dục Cách mạng.

29

+ Từ năm 1981 đến năm 1985 triển khai cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 trên phạm vi cả nước. Trong giai đoạn này cấp 1 được sát nhập với cấp li thành trường phổ thông cơ sở, thực hiện mục tiêu và kế hoạch mới. Cấp 1 gồm 5 năm (từ lớp 1 đến lớp 5), trẻ em vào lớp 1 từ 6 tuổi. Do không có một thiết kế tổng thể, do thiếu một mô hình giáo dục Tiểu học phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội Việt Nam sau chiến tranh nên cuộc cải cách giáo dục lần này (bắt đầu từ cấp 1) gặp nhiều khó khăn lúng túng và triển khai được 2 -3 năm đã phải điều chỉnh.

+ Từ năm 1986 đến 1995 là giai đoạn triển khai thực hiện đổi mới chủ trương của Đảng về giáo dục và thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học (luật phổ cập giáo dục Tiểu học được ban hành từ 1991). Trong lo năm đổi mới, giáo dục Tiểu học đã đi vào thế ổn định, được hình thành và bắt đầu phát triển.

Trường Tiểu học - đơn vị cơ sở thực hiện giáo dục Tiểu học ở giai đoạn này là UTrường Tiểu học thế hê thứ haiU, nhà trường sau chiến tranh hay có thể coi là nhà trường của giai đoạn đang đi tìm đường, đang tìm mô hình.

Những đại diện tiêu biểu của trường Tiểu học thế hệ thứ hai có một số đặc điểm :

+ Chưa có mô hình tổng thể và những giải pháp có tính chiến lược nên gặp nhiều khó khăn lúng túng, luôn phải áp dụng những biện pháp t1nh thế. Chưa có đủ điều kiện để thực hiện giáo dục toàn diện.

+ Phương pháp dạy và học bước đầu được đổi mới, nhà trường đã hướng tới học sinh, coi học sinh là nhân vật trung tâm, nhưng phương pháp mới chưa được định hình.

+ Từng thành tố cơ bản của trường Tiểu học bước đầu được quy chuẩn.

• Giai đoạn từ 1996 đến năm 2000 :

Tháng 12 năm 1996, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ra nghị quyết số 2 -NQ/HNTƯ về định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. về nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2000, nghị quyết Trung ương 2 nêu rõ:

+ Phổ cập giáo dục Tiểu học trong cả nước, phần lớn học sinh Tiểu học được học đủ 9 môn theo chương trình quy định.

30

Giải pháp chủ yếu trong những năm này là quy định rõ mục tiêu, kế hoạch, chương trình và sách, yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các môn học; quy định các chuẩn đánh giá : Đánh giá giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Sau khi có nghị quyết Trung ương 2, tháng 4 năm 1977 Bộ đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia về trường Tiểu học. Đó là thiết kế tổng thể, mô hình tổng thể của UTrường Tiểu học thế hệ thứ baU - Nhà trường có đủ điều kiện để thực hiện giáo dục toàn diện và bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện. Đến năm 2000 cả nước sẽ có khoảng 1000 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Như vậy: nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. VÌ thế trường Tiểu học được thành lập theo quyết định của Chủ tịch ủy ban Nhân dân cáp Quận (Huyện). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 27 - 30)