Quản lý việc thi đua giảng dạy

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 79 - 86)

ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.5. Quản lý việc thi đua giảng dạy

Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược do Đại hội Đảng lần IX đề ra, toàn ngành giáo dục đã ra sức đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt- Học tốt, đánh giá các đơn vị cơ sở giáo dục theo các tiêu chí thi đua về giáo dục Tiểu học (Xem phần phụ lục) . Bên cạnh đó sở Giáo dục-đào tạo đã đưa ra các chỉ tiêu thi đua cho các trường theo từng cụm, cụ thể:

® Cụm 1: Quận 1, 3, 5, 10, Phú Nhuận.

® Cụm 2: Quận 4, 6, 8,11, B1nh Thạnh, Gò vấp, Tân B1nh.

® Cụm 3: Quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, B1nh Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.

♦Mỗi cụm được xếp thành 3 khu vực trường, mỗi khu vực trường có một chỉ tiêu thi đua riêng (xem phụ lục):

® Khu vực A : trường thuận lợi. ® Khu vực B : trường b1nh thường. ® Khu vực C : trường khó khăn.

Riêng đối với các Phồng Giáo dục-đào tạo phải đảm bảo các chỉ tiêu riêng (Xem phụ lục). Như vậy theo nhận xét của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị B1nh tại Hội nghị các Giám đốc Sở GD -ĐT tại Đà Nấng ngày 18-20/7/2001 thì "Hiện nay, ở không ít các Quận (Huyện), chất lượng giáo dục toàn diện đều dựa theo các chỉ tiêu đánh giá, chủ yếu là: tỷ lệ lên lớp, xếp loại học lực, dạy đủ 9 môn, số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp...Các chỉ số này là quan trọng và trong những năm qua đã có dấu hiệu đáng mừng." Rõ ràng theo báo cáo sơ kết học kì 1 năm học 2000 - 2001 của Sở Giáo dục-đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thì kết quả đạt được ở các Quận (Huyện) cụ thể như sau:

+Về hoạt động phổ cáp giáo đúc Tiểu học năm 2001:

80

® Cụm 2 ( Q.4, 6, 8, 11, BT, GV, TB) phần lớn đạt tỉ lệ trẻ 6 tuổi ra lớp Một 100% (trừ Quận 6:99,84% và Quận 8: 99,67%)

® Cụm 3 (gồm các Huyện ngoại thành) và Huyện Cần Giờ phần lớn đạt tỉ lệ trẻ 6 tuổi ra lớp Một 100% (trừ Quận 7:99,94%; Quận TĐ: 99,9%; Huyện B1nh Chánh: 99,98% và Huyện Nhà bè: 99,83%)

+Về học sinh lưu ban: Đầu năm 2001 - 2002, toàn thành phố có 4834 trẻ lưu ban (số liệu thống kê của năm học 2000-2001) chiếm tỉ lệ 1,14% (năm học 1997 -1998: 2,41%; Năm học 1998 -1999: 1,16%; Năm học 1999-2000: 1,6%) như vậy đã giảm 0,46% so với năm học trước. Tuy nhiên số học sinh lớp 1 và lớp 4 lưu ban vẫn còn cao so với các lớp khác (Lớp 1: 1940 em, chiếm tỉ lệ 2,28%; Lớp 4 : 1340 em chiếm tỉ lệ 1,6%).

+ Về học sinh bỏ học: Qua thống kê cho thấy, hiện Thành phố có 3953/622122 trẻ trong độ tuổi 6-14 chưa đến trường hoặc bỏ học chiếm tỉ lệ 0,64% (Năm học 1999-2000 : 0,15%; Năm học 2000- 2001: 0,18% tỉ lệ này chỉ tính trên cơ sở trẻ đã đến trường, bỏ học). Con số này tuy nhỏ nhưng vẫn phải quan tâm để giải quyết rốt ráo nhằm góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu la của tiêu chuẩn công nhận PCGD THCS theo nghị định 88 của Chính phủ.

Trong đó có:

® 5 Quận (Huyện) chiếm tỉ lệ học sinh bỏ học cao là Quận 4 (3,39%); Nhà Bè(2,17%); Quận 6 (1,91%); Quận 7 (1,75% và B1nh Chánh (1,68%).

® 5 Quận (Huyện) chiếm tỉ lệ từ 0,5 đến dưới 1% là : Quận 9 (0,93%); Quận 2 (0,87%); Quận 1 (0,86%); Thủ Đức (0,66%); B1nh Thạnh (0,52%).

® 6 Quận (Huyện) chiếm tỉ lẹ dưới 0,5% là: Quận 8; Gò vấp (0,3%); Quận 3 (0,23%); Quận 12 (0,2%); Phú Nhuận (0,05%); Củ Chi (0,03%).

® Riêng các Quận (Huyện) sau đã hoàn thành chỉ tiêu duy trì sĩ số 100% không có trẻ tiểu học nào bỏ học, dó là : Huyện Hóc Môn, cần Giờ; Quận Tân B1nh; Quận 10; Quận 11 và Quận 5. Đây là những cố gắng rất đáng được hoan nghênh trong nhiệm vụ Phổ cập giáo dục của địa phương.

+ Về kết quả học lực và hanh kiểm cuối học kì I (xem các phụ lục 4a, 4b, 5a, 5b đính kèm). +Về kết quả hiệu suất đào lao năm học 2000-2001 (xem phụ lục 7)

Trên đây là một vài kết luận của sở Giáo dục-đào tạo, nhưng trên thực tế qua trao đổi với một vài Hiệu trưởng ở một số trường Tiểu học thì hiện nay với các chỉ tiêu thi đua mà Sở Giáo dục đã giao cho

81

các cụm thì xét về góc độ thi đua, đó là một thành tích. Song về mặt thực tiễn thì còn những điều đáng bàn.

Qua xử lý chúng tôi có kết quả sau:

Dựa vào kết quả trên chúng tôi thấy ở các tiêu chuẩn a, b, c, d, g điểm trung b1nh đánh giá của trưởng phòng và chuyên viên đều đạt trên mức trung b1nh (điểm tối đa là 2) và độ lệch chuẩn s< 1 (0,00-0,56 ; 0,00-0,52) chứng tỏ cách đánh giá cả hai đối tượng trên có độ tập trung tương đối cao.Tuy nhiên trưởng phòng đánh giá cao hơn nhưng không lớn lắm so với chuyên viên ở các tiêu chuẩn b, c, d (1,56 -1,50 ; 1,67-1,62 ; 1,78 -1,65) . Riêng tiêu chuẩn e, f, g, h, trưởng phòng và chuyên viên đánh giá cổ sự cách biệt ( 1,44 - 1,62 ; 1,33 - 1,58 ; 1,67- 1,88 ; 1,33 - 1,42) trong đó chuyên viên đánh giá tương đối cao hơn trưởng phòng.

Hệ số tương quan giữa cách đánh giá của trưởng phòng và chuyên viên rRxyR = 0,87 cho thấy sự đánh giá của hai đối tượng này là tương đối chặt chẽ .

82

Hầu hết các tiêu chuẩn trưởng phòng đều đánh giá cao hơn so với lãnh đạo trường và độ lệch chuẩn s< 1 cũng cho thấy độ lập nung khi đánh giá là tương đối cao. Tuy nhiên so với trưởng phòng thì lãnh đạo trường chỉ đánh giá cao hơn mức trung b1nh (điểm tối đa là 2) ở các tiêu chuẩn a, g. Các tiêu chuẩn b, c, d, thì trưởng phòng và lãnh đạo trường đánh giá có sự cách biệt rõ rệt (1,56-1,43; 1,67-1,48 ; 1,78-1,48). Ngoài ra các tiêu chuẩn còn lại thì hai đối tượng trên đánh giá có sự chênh lệch không đáng kể. Hệ số tương quan ở hai đối tượng nghiên cứu này là rRxyR = 0,93, chứng tỏ cánh đánh giá ở hai đối tượng này khá chặt chẽ hơn so với cách đánh giá của trưởng phòng và chuyên viên.

83

Ở đây trưởng phòng và giáo viên đánh giá cao hơn mức trung b1nh ở ba tiêu chuẩn a, d, g. Các tiêu chuẩn còn lại thì giáo viên đánh giá thấp hơn so với trưởng phòng. Tuy nhiên độ lệch chuẩn s<1 cho thấy cách đánh giá của hai đối tượng này có độ tập trung cao. Hệ số tương quan rRxyR = 0,96 cho thấy cách đánh giá giữa hai đối tượng này là rất chặt chẽ hơn so với các đối tượng trên.

85

Tóm lại trong việc quản lý thi đua giảng dạy hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều chú ý đến các việc làm thuộc tiêu chuẩn a, g, d, c, trước sau đó đến các tiêu chuẩn còn lại. Riêng tiêu chuẩn e thì chỉ có chuyên viên đánh giá cao hơn so với các đối tượng khác. Đây là một việc làm theo chúng tôi nghĩ nó chỉ mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên đến lúc kiểm tra hồ sơ sổ sách cuối năm mới bắt tay vào việc sao chép cho đầy đủ, thậm chí có người còn nhờ người khác chép thay hoặc đi mượn hồ sơ của giáo viên trường khác làm thành hồ sơ của mình....do đó việc kiểm tra hồ sơ sổ sách nên làm theo việc (1 là tốt hơn, vì các giáo viên được kiểm tra thường xuyên theo định kì của nhà trường qua đó sẽ hạn chế các hiện tượng tiêu cực. Ngoài ra nhận định của trưởng phòng và lãnh đạo trường vẫn còn những chỗ chưa thống nhất như việc làm c, d, ở đây lãnh đạo trường đánh giá thấp hơn nhiều so với trưởng phòng. Theo chúng tôi nghĩ đây cũng là những việc làm mà các cấp quản lý trực tiếp cần xem xét lại, việc xét thi đua cũng cần nên dựa vào việc dự giờ đột xuất để tránh những hiện tượng chuẩn bị trước cho học sinh, có như vậy mới đánh giá thực chất tay nghề của giáo viên.

Trong công tác chỉ đạo thi đua giảng dạy, việc làm a được đánh giá rất cao ở các đôi tượng. Các đôi tượng trên nhận định rằng Phòng giáo dục-đào tạo Quận (Huyện) đã thực hiện việc dựa vào kết quả cuối năm của học sinh để xét thi đua cuối năm. Như vậy, đã có đôi lần báo chí phản ánh t1nh trạng giáo viên cho điểm khống, điểm không đúng với thực chất của học sinh, để kết quả cuối cùng đạt tỉ lệ học sinh lên lớp cao, lớp không có hiện tượng học sinh lưu ban, bỏ học...hoặc trong các kì thi có những hiện tượng nhắc bài, tổ chức thi, coi thi không nghiêm túc... hầu góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, như vậy rõ ràng ngành giáo dục chúng ta đã chạy theo số lượng mà không nghĩ đến chất lượng đào tạo sau này. Ngoài ra với các chỉ tiêu về hiệu suất đào tạo Tiểu học (tức là tỉ lệ phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp Tiểu học năm nay so với số lượng đầu vào của học sinh lớp 1 ở 5 năm trước) mà Sở giáo dục đào tạo thành phố đã đưa ra cho các Phòng giáo dục-đào tạo như: Cụm 1: 95%; Cụm 2: 92%; Cụm 3: 88% thì đòi hỏi các Phòng giáo dục -đào tạo phải có chỉ đạo xuống các trường một số chỉ tiêu cụ thể, trong đó để đạt được các chỉ tiêu này, một số trường đã thực hiện việc chọn lựa học sinh vào lớp 1 thật kĩ, sao cho trải qua 5 năm học, cuối cùng thi tốt nghiệp mà vẫn đảm bảo tỉ lệ trên. Cụ thể qua trao đổi với cô Hiệu trưởng ở trường Tiểu học Nguyễn Đức cảnh, thì sau khi thu nhận học sinh lớp 1 đúng địa bàn, trường còn tổ chức dạy thử nếu thấy có những em cá biệt như ngọng nghịu, trí óc chậm phát triển... thì trường đã mời phụ huynh vào sinh hoạt để chuyển các em sang các trường Khuyết tật của Quận. Như vậy đối với những Quận (Huyện) chưa có thành lập trường Khuyết tật dành cho trẻ chậm phát triển thì với số lượng đầu vào bao gồm đủ các thành phần, trình độ... thì để đảm bảo chỉ tiêu trên, một số Quận (Huyện) vẫn phải thực hiện những biện pháp cho điểm rộng, chấm thi, coi thi dễ, đưa đến

86

rõ ràng chất lượng đào tạo ngày càng thấp kém. Đây là một vấn đề mà các cấp Quản lý cần xem xét lại, có nên quy định cứng nhắc theo những chỉ tiêu trên?

Bên cạnh đó việc nhận định rằng xét thi đua ở các trường, Phòng giáo dục-đào tạo đã dựa vào việc so sánh số lượng giáo viên dạy giỏi ở các trường (việc làm h) thì được đánh giá rất thấp ở các đối tượng. Theo chúng tôi nghĩ, trường càng có nhiều giáo viên giỏi thì chất lượng học sinh ở trường đó càng cao, do thầy có giỏi mới đào tạo trò giỏi, đây cũng là một vấn đề cần được các cấp quản lý quan tâm và nên đưa vào tiêu chuẩn xét thi đua ở các trường.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 79 - 86)