Quản lý hoạt động ngoài giờ học.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 108 - 114)

ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2.3. Quản lý hoạt động ngoài giờ học.

Hoạt động ngoài giờ học đóng một vai trò to lổn trong hệ thống giáo dục lao động cho học sinh.Hoạt động của các nhóm bộ môn, kĩ thuật, nhóm của các nhà tự nhiên trẻ tuổi, giúp cho học sinh khắc sâu thêm kiến thức của mình, hoàn thiện kĩ năng và kĩ xảo, làm xuất hiện năng khiếu, phát hiện khuynh hướng hứng thú nghề nghiệp.

109

Từ những số liệu trên, chúng tôi thấy tiêu chuẩn g, h, cả trưởng phòng và chuyên viên đều đánh giá cao hơn so với mức trung b1nh (điểm tôi đa là 2). Riêng tiêu chuẩn a, b, e thì trưởng phòng đánh giá cao hơn mức trung b1nh còn chuyên viên thì đánh giá ở mức trang b1nh (1,78-1,42 ; 1,67-1,50 ; 1,56-1,35), ở tiêu chuẩn d chuyên viên đánh giá cao hơn so với trưởng phòng (1,44-1,50), điều đó chứng tỏ trong quản lý chưa có sự thống nhất ở các hoạt động . Ngoài ra các tiêu chuẩn còn lại thì trưởng phòng và chuyên viên đều đánh giá ở mức độ trung b1nh và cách đánh giá ở hai đối tượng này cũng có sự chênh lệch nhưng không lớn. Tuy nhiên độ lệch chuẩn s < 1 cho thấy sự đánh giá của hai đối tượng có độ tập trung khá cao và khá chặt chẽ bởi hệ số tương quan rRxyR = 0,90.

110

So sánh cách đánh giá giữa trưởng phòng và lãnh đạo trường, chúng tôi thấy tiêu chuẩn g, h cũng được đánh giá cao hơn mức trung b1nh (2,00-1,59 ; 2,00-1,92) , các tiêu chuẩn a, b, e lãnh đạo trường đánh giá cũng thấp hơn so với trưởng phòng (1,78-1,34 ; 1,67-1,45 ; 1,56-1,45), riêng tiêu chuẩn d thì lãnh đạo trường lại đánh giá cao hơn trưởng phòng (1,44-1,56), các tiêu chuẩn còn lại thì cũng được đánh giá ở mức độ trung b1nh .Như vậy nh1n chung cách đánh giá giữa chuyên viên cũng phù hợp với cách đánh giá của lãnh đạo trường . Mặc dù độ lệch chuẩn s <1 cho thấy sự đánh giá của hai đối tượng này có độ tập trung khá cao nhưng với hệ số tương quan rRxyR = 0,83 (< 0,90) chứng tỏ sự đánh giá chưa chặt chẽ bằng cách đánh giá giữa trưởng phòng và chuyên viên.

111

Đối với sự đánh giá của giáo viên thì chỉ có tiêu chuẩn h, d được đánh giá trên mức trung b1nh (1,74 và 1,50), các tiêu chuẩn còn lại được đánh giá ở mức độ trung b1nh thấp hơn so với sự đánh giá của trưởng phòng. Độ lệch chuẩn s<1 cho thấy ở sự đánh giá này cũng có độ tập trung khá cao nhưng thiếu chặt chẽ hơn nhiều so với các đối tượng đã nghiên cứu ở trên vì rRxyR = 0,77.

113

Tóm lại để quản lý hoạt động ngoài giờ học của học sinh Tiểu học, qua xử lý số liệu cho chúng tôi thấy rõ ràng sự quản lý chỉ đạo hoạt động ngoài giờ học chưa có sự thống nhất đồng bộ giữa các cấp. Cụ thể ở biểu mẫu thống kê giữa ý kiến của trưởng phòng và chuyên viên , trưởng phòng và lãnh đạo trường thì họ đánh giá cao ở những tiêu chuẩn g, h, còn giáo viên thì được đánh giá cao ở tiêu chuẩn h. Bằng phương pháp trò chuyện thì chúng tôi được biết hiện nay hầu hết các trường cuối học kì, cuối năm đều có tổ chức cho các học sinh đi tham quan di tích lịch sử, tức là có phối hợp với Đội để tổ chức các hoạt động g, h. Còn tiêu chuẩn a,b, mặc dù được trưởng phòng đánh giá cao, nhưng các đối tượng khác thì lại đánh giá thấp, cũng như các tiêu chuẩn c, d, e, f đều được các đối tượng đánh giá thấp. Điều đó chứng tỏ những tiêu chuẩn trên chưa được các đơn vị chú ý thực hiện đồng bộ.Theo chúng tôi đây là những việc làm rất bổ ích góp phần cung cấp cho các em học sinh Tiểu học có một thái độ sông tích cực với thiên nhiên và cộng đồng.

Theo các nhà tâm lý giáo dục học thì cái quí giá nhát ở trẻ em là những cảm xức hồn nhiên, trong sáng, vô tư. Giáo dục và dạy học cho học sinh Tiểu học mà làm thui chột, làm can đi những cảm xúc, đó là làm tổn hại đến phẩm chất, bản chất nhân văn cần có ở mỗi con người. Các em rất giàu tính nhạy cảm trước thiên nhiên, thú vật, cảnh vật và con người. Do đó tất cả các hoạt động giáo dục cần phải duy trì cảm xúc hồn nhiên của trẻ để giúp trẻ trở thành một công dận tích cực, vừa phát triển trí tuệ, vừa đẹp đẽ trong tâm hồn, biết sống hòa đồng với thiên nhiên, với cộng đồng.

Giáo dục lao động qua hoạt động ngoài giờ lên lớp là một thành phần rất quan trọng của toàn bộ công tác giáo dục. Giáo dục lao động liên hệ rất mật thiết với giáo dục tư tưởng chính trị, với giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa."Tính tư tưởng cộng sản-đồng chí L.I.Brê-giơ-nép đã nói ở Đại hội lần thứ 25 Đảng cộng sản Liên Xô- đó là hợp kim của trí thức, niềm tin và hành động thực tiễn" (trích trong Văn kiện đại hội 25 Đảng cộng sản Liên Xô, trang 76). Đồng thời thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp còn giúp giáo dục giá trị nhân văn và giáo dục quốc tế ở mỗi học sinh Tiểu học. Ví dụ như với chủ điểm giáo dục: "VÌ sự sống của trái đất" (ở lớp 4) và chủ điểm hoạt động: "Hãy làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui" thông qua các hoạt động giúp học sinh có kĩ năng biết tích cực, tự giác chăm lo cuộc sống gia đình bằng những việc làm cụ thể giúp đỡ bố mẹ hoặc sấn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh vì mục đích làm cho cuộc sống mọi người thêm vui (Xem một số bài soạn trong tài liệu hương dẫn giáo dục giáo dục giá trị nhân văn và giáo dục Quốc tế qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học- Hà Nội 26-30.10.1992 -của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)

VÌ thế theo chúng tôi, ngoài việc chỉ đạo các giờ học trên lớp, các cấp quản lý cần chỉ đạo các trường tổ chức nhiều loại hình hoạt động ngoài giờ học cho học sinh thông qua các việc làm a, c, d, e

114

nhằm giúp cho học sinh dần dần có những phẩm chất và năng lực như: giác ngộ mục đích học tập, ý thức trách nhiệm về kết quả học tập, biết tự học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)