Quản lý của Phòng giáo dục Quận (Huyện) đối vôi việc dạy và học của trường Tiểu h ọc.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 32 - 38)

22 Trường Tiểu học gồm các loại hình trường, lớp sau :

1.3.3.Quản lý của Phòng giáo dục Quận (Huyện) đối vôi việc dạy và học của trường Tiểu h ọc.

® Phối hợp với các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh. Trong việc này cần có sự chỉ đạo kết hợp với vai trò Đoàn Đội tại các cơ sở.

1.3.2.3. Quản lí cơ sở vật chất phục vụ dạy và học:

- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học bao gồm nhiều nhiều loại : phòng học, lớp học, bàn ghế, bảng, cơ sỏ thực hành, dụng cụ thí nghiệm và các trang thiết bị kĩ thuật, sách báo tư liệu, đồ dùng dạy học ...

- Phải coi cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu đảm bảo hiệu quả dạy và học. - Định kì có kiểm tra cơ sở vật chất ở các trường trong phạm vi quản lí.

1.3.3. Quản lý của Phòng giáo dục Quận (Huyện) đối vôi việc dạy và học của trường Tiểu học. học.

1.3.3.1. Quản lý việc thực hiện cổng tác phổ cập tiểu học và tham gia xóa mù chữ trong phạm vi cộng đồng :

Bao gồm những công việc sau :

a- Tuyên truyền để làm chuyển biến nhận thức: muốn làm tốt công tác phổ cập trước hết phải làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân địa phương hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ của công tác phổ cập giáo dục, đó là một yêu cầu khách quan mang tính xã hội phù hợp với nguyện vọng chủ quan và sự phát triển toàn diện nhân cách con người, biểu hiện tính ưu việt của chế độ ta; đồng thời cũng làm rõ tính phức tạp của công tác phổ cập giáo dục, kết quả cụ thể của việc tuyên truyền phải được thể hiện qua nghị quyết của các cấp ủy Đảng, nội dung công tác của các cấp chính quyền, sự hậu thuẫn về các mặt của nhân dân và các tổ chức kinh tế - xã hội của từng gia đình.

b- Xây dựng và kiện toàn tổ chức làm công tác Phổ cập giáo dục :

® Ở Quận (Huyện) : có ban chỉ đạo phổ cập giáo dục gồm thành viên là lãnh đạo và một số cán bộ phổ cập giáo dục phổ thông có sự tham gia của một sô cơ quan khác (tài chính, kế hoạch, thống kê...), đại diện của từng Phường, Xã.

® Ở trường : có Hiệu trưởng (trưởng ban), phó hiệu trưởng (phó ban), giáo viên Tiểu học có nhiều kinh nghiệm (ủy viên thường trực), cán bộ văn phòng, giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên phụ trách khu vực. Đại diện chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng trong Phường, Xã.

33

Ban công tác phổ cập có nhiệm vu xây dựng kế hoạch phổ cập, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia, theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách đối với người làm công tác phổ cập, khen thưởng kịp thời.

c-Lập và hoàn chỉnh hồ sơ về phổ cậpTiểu học :

Chỉ đạo các trường ngay từ trong mùa hè, cùng với việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho khai giảng, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp với cán bộ hộ tịch, thống kê, công an Xã (Phường) tiến hành điều tra, xác minh số trẻ em trong độ tuổi phổ cập cần phải huy động thật chính xác. Mỗi lớp học có sổ ghi tóm tắt lý lịch học sinh do giáo viên chủ nhiệm giữ để thường xuyên theo dõi, điều chỉnh, bổ sung.

Mỗi học sinh đều có hồ sơ phổ cập (gồm : học bạ, giấy khai sinh) ; họ tên, ngày tháng, năm sinh của các em phải được thống nhất trên tất cả các loại sổ sách của nhà trường cũng như sổ hộ tịch của địa phương.

Mỗi trường phải có đủ hồ sơ, sổ sách các loại theo qui định về phổ cập tiểu học : sổ phổ cập, sổ ghi tên, ghi điểm, giấy khai sinh xếp theo độ tuổi, thống kê và báo cáo trình độ phổ cập, các văn bản pháp qui và hướng dẫn của cấp trên về phổ cập, các báo cáo sơ kết, tổng kết từng thời gian và được kiện toàn hàng năm.

d- Có kế hoạch và biện pháp thích hợp vận động trẻ em đi học đúng độ tuổi ngay từ lớp 1.

Trong quá trình thực hiện phổ cập, phải chỉ đạo chặt chẽ ba yêu cầu (vận động đến lớp, duy trì số lượng, nâng cao chất lượng giảng dạy), giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng trong quá trình giáo dục.

Chỉ đạo các trường nắm vững dân số học đường trên địa bàn qua các năm để có kế hoạch tổ chức, vận động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và các em khác đi học các lớp đầu cấp tiểu học.

Cần chỉ đạo các trường có biện pháp cụ thể để khắc phục t1nh trạng học sinh bỏ học giữa chừng, nâng cao chất lượng dạy và học để giảm số lượng trẻ em lưu ban đến mức thấp nhất (đặc biệt đối với những em quá yếu, đã lưu ban nhiều lần ở các lớp đầu cấp).

Đây là một vấn đề khó, cần phải có quan điểm chỉ đạo đúng đắn, chặt chẽ và kiên trì phân đấu. e- Hình thành một cơ chế chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với ngành chuyên môn và các tổ chức khác. Có thể là Ủy ban Nhân dân Quận (Huyện) duyệt kế hoạch và giao chỉ tiêu cho Ủy ban nhân dân Phường (Xã) và các trường Tiểu học. Phòng Giáo dục - Đào tạo chịu trách nhiệm trước Sở về việc quản lý số học sinh, duyệt học sinh lên lớp, lưu ban, chuyển học sinh đi học ở các khu vực

34

khác; chỉ đạo việc kiểm tra lên lớp cuối năm và bồi dưỡng học sinh kém trong hè. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Phòng Giáo dục việc quản lý trực tiếp toàn diện các hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường, đặc biệt đi sâu quản lý chất lượng dạy và học, lựa chọn giáo viên có năng lực để dạy các lớp đặc biệt.

f- Tạo điều kiện và bảo đảm một số yêu cầu cơ bản, cần thiết cho công tác phổ cập.

Trước hết phải có cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động dạy và học, có đủ bàn ghế, phòng học, đồ dùng giảng dạy, sách giáo khoa, thực hiện chu đáo và sáng tạo phương châm nhà nước và nhân dân, trung ương và địa phương cùng chăm lo xây dựng giáo dục.

Củng cố và xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ để họ có tinh thần trách nhiệm trong việc giữ vững số lượng và nâng cao chất lượng giảng dạy, biết kết hợp chặt chẽ nhà trường, gia đình và xã hội.

Có sự tham gia và giúp đỡ cụ thể của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, trước hết là hội phụ huynh học sinh cả vật chất lẫn tinh thần để nhà trường có điều kiện thuận lợi tiến hành các hoạt động giáo dục đạt kết qua'; các đối tượng phổ cập có cơ hội, khả năng thực hiện tốt nghĩa vụ phổ cập.

g- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra phổ cập giáo dục

Phân công cán bộ thực hiện nề nếp thanh tra, kiểm tra phổ cập. Mỗi thời điểm cần xác định rõ nội dung thanh tra hoặc kiểm tra.

+ Sau khi khai giảng : kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển ; kiểm tra việc huy động cho học sinh đi học, hồ sơ phổ cập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cuối học kì 1 và cuối năm : kiểm tra, đánh giá, xác nhận kết quả phổ cập.

+ Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm hoặc tổng kết về những vấn đề nảy sinh trong quá trình tiến hành phổ cập, những giải pháp xử lý t1nh huống hoặc tháo gỡ khó khăn có kết quả tích cực.

1.3.3.2. Chỉ đạo các trường Tiểu học bảo đảm chất lượng giảng dạy, học tập theo kế hoạch, mục tiêu giáo dục Tiểu học.

Bao gồm những việc :

U

a-Xây dựng bộ máy biên chế ở các trường Tiểu học.

Theo nội dung các văn bản của nhà nước và của ngành hướng dẫn về biên chế trường tiểu học, việc xây dựng bộ máy biên chế có ý nghĩa quan trọng, không chỉ nhằm giảm biên chế đối với những cán bộ, giáo viên không đủ năng lực chuyên môn yếu kém về đạo đức, tư cách, giảm biên ở bộ phận gián tiếp mà điều quan trọng hơn là phải giảm nhanh t1nh trạng thiếu giáo viên, lăng cường việc bồi

35

dưỡng cán bộ, giáo viên đi đôi với điều chỉnh, sử dụng hợp lý đúng chức trách, thực hiện việc sắp xếp, đánh giá giáo viên theo chức danh, tiêu chuẩn nhằm từng bước xây dựng tập thể sư phạm đồng bộ về loại hình, cơ cấu trình độ, tạo cơ sở để không phải sử dụng giáo viên yếu kém giảng dạy, tạo nên sự hợp lý trong biên chế đội ngũ và có thể hình dung trước những yêu cầu đặt ra cho đội ngũ do yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong những năm tới.

Khi xây dựng biên chế trường Tiểu học cần nắm vững các qui định sau :

+ Mức b1nh quân học sinh trên một lớp Tiểu học ( Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh. Số học sinh trong từng lớp của trường chuyên biệt có quy định riêng) .

+ Số lớp tối đa trong một trường Tiểu học là 30 lớp. Đối với những trường hiện có, nếu số lớp học vượt trên 30 lớp, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đề ra các biện pháp tổ chức lại trường, lớp, báo cáo Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo để trình Ủy ban nhân dân cấp Huyện xem xét quyết định

+ Mức b1nh quân giáo viên trên một lớp Tiểu học (Mỗi lớp có một giáo viên vừa làm chủ nhiệm, vừa giảng dạy các môn học. Tùy điều kiện cụ thể của từng trường, có thể phân công giáo viên chuyên trách đối với các môn hát - nhạc, mỹ thuật, thể dục).

+ Số lượng cán bộ quản lý và các nhân viên khác ở một trường Tiểu học.

U

b-Nắm chắc nôi dung các môn học ở Tiểu học và kế hoạch dạy học.

* Bậc Tiểu học có 5 năm học từ lớp 1 đến lớp 5. ® Mỗi năm học có 35 tuần.

® Mỗi tuần có 5 buổi học.

® Mỗi buổi học kéo dài không quá 4 giờ (tức là 240 phút) và chia thành 5 tiết học trong đó phải dạy đủ và coi trọng tất cả các môn học, mỗi tiết 35 phút. Giữa hai tiết học, học sinh nghỉ tại chỗ 5 phút.

® Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo quyết định ban hành.

® Thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục -Đào tạo quy định cho mỗi năm học.

® Dạy đủ 9 môn, dạy đúng chương trình, kế hoạch theo qui định của Bộ. ® Thực hiện việc dạy 2 buổi/ ngày theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

36

U

c-Nắm chắc các hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học.

Hoạt động dạy và học trên lớp là hoạt động chủ yếu, được tiến hành thông qua các môn học bắt buộc và tự chọn theo chương trình, nội dung và kế hoạch giáo dục do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Hoạt động giáo dục và giảng dạy tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học do một giáo viên phụ trách vừa làm chủ nhiệm vừa giảng dạy các môn học ở lớp đó. Những nơi có điều kiện thì có thể phân công giáo viên chuyên trách một môn.

Sau khi học xong năm lớp 5 học sinh phải dự thi Tốt nghiệp Tiểu học, nếu đạt yêu cầu sẽ được học tiếp tục lên bậc trang học.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục- thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa; các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường; các hoạt động lao động công ích; các hoạt động xã hội; các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học.

U

d-Nắm chắc những vấn đề trọng tâm của hoạt động dạy học ở trường Tiểu học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận thức đúng hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động trọng tâm nhất ở trường Tiểu học.

* Đối với những hoạt động dạy của thầy cần tập trung vào những điểm sau :

® Thực hiện chương trình dạy học (Tiến trình trong năm học) : dạy đủ và coi trọng tất cả các môn học ; bảo đảm phân phối chương trình (số tiết học, số bài học, trình tự thực hiện, việc ôn tập, kiểm tra, tổng kết...)

® Soạn bài và chuẩn bị lên lớp : nội dung và lượng kiến thức ; phương pháp chủ đạo và phương pháp bổ sung ; hình thức theo dõi việc chuẩn bị của giáo viên các điểu kiện vật chất kĩ thuật phục vụ việc giảng dạy.

® Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để quản lý giờ lên lớp. Cần hiểu rằng các tiêu chuẩn giờ lên lớp sẽ luôn luôn vận động cùng với trình độ nghề nghiệp của giáo viên ngày càng nâng lên, và mỗi bài lại có những chuẩn khác biệt.

® Tổ chức hướng dẫn học sinh học tập nhằm làm cho mọi học sinh đạt được kiến thức chuẩn của lớp và bậc học, hạn chế và thanh toán được học sinh kém: điều hòa số lượng bài học và bài làm về nhà cho vừa đủ với thời gian học sinh.

37

® Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh : đúng chế độ kiểm tra; vận dụng đúng tiêu chuẩn cho điểm ; trả bài đúng hạn ; đảm bảo sự chính xác và rõ ràng của điểm số khi ghi trong sổ (sổ ghi điểm, học bạ, phiếu điểm thông báo cho gia đình...)

® Hồ sơ chuyên môn của giáo viên (tư liệu dùng cho giảng dạy, sổ ghi chép về các lần dự giờ, những đúc kết về kinh nghiệm giảng dạy ...)

* Đối với hoạt động học của trò cần chứ ý những điểm sau :

® Chăm chỉ học tập, tự giác hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập theo yêu cầucủa nhà trường. ® Trau dồi đạo đức, thực hiện nghiêm chỉnh điều lệ, nội qui nhà trường; chấp hành đầy đủ các qui tắc trật tự an toàn xã hội.

® Có ý thức xây dựng trường lớp, tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sao Nhi đồng; tham gia lao động tự phục vụ, giúp đỡ gia đình và lao động công ích phù hợp với lứa tuổi tiểu học; hưởng ứng công tác xã hội ở địa phương.

e-Chỉ đao chát chẽ việc kiểm tra, đánh giá và thi đúng qui đinh; bảo quản chu đáo các hồ sơ sổ sách liên quan đến kiểm tra, đánh giá và thi; tổ chức khoa học các hoai động kiểm tra, thi.

38

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 32 - 38)