Quản lý việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 43 - 55)

ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.1.Quản lý việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên.

Từ xưa đến nay, trong bất kỳ một hoạt động thuộc bất cứ lĩnh vực nào của thiết chế xã hội, vấn đề tổ chức cán bộ bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Đối với ngành giáo dục của chúng ta, thực chất của tổ chức chính là công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ. Đây là điều kiện hạt nhân chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm và chú trọng, trong suốt chặng đường hơn nửa thế kỉ qua và chắc chắn đang tiếp tục và sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa nong những năm tháng tiếp theo.

Đội ngũ giáo viên hiện nay rất không đồng đều về chất lượng, do được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Chuyển sang giai đoạn mới, giáo dục đứng trước đòi hỏi gay gắt của xã hội, tạo nên mặt bằng dân trí cao, đào tạo nguồn lao động có đủ năng lực, phẩm chất cho công cuộc "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đất nước, do đó xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là việc làm thường xuyên, bền bỉ, quan trọng của ngành giáo dục. Phải thực sự coi đây là điều kiện hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục.

Sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có ảnh hương quyết định đến chất lượng giáo dục và giảng dạy của nhà trường, là một trong năm tiêu chuẩn trường đạt Chuẩn quốc gia (tố chức; quản lý; xây dựng đội ngũ; xây dựng cơ sở vật chất; xã hội hóa giáo dục; chất lượng).

3.1.1.1. Phân công giáo viên:

Là khâu đầu tiên và quan trọng trong việc sử dụng nhân sự. Từ kết quả khảo sát ở các Quận (Huyện), qua xử lý chúng tôi đã tính được độ trung b1nh và độ lệch ở các câu trả lời của trường phòng và các chuyên viên phòng giáo dục-đào tạo như sau:

44

Qua kết quả nghiên cứu chứng tôi thấy ở tiêu chuẩn 1, tiêu chuẩn 2 kết quả đánh giá của trưởng phòng cũng phù hợp với sự đánh giá của chuyên viên vì điểm trung b1nh ở cả hai đối tượng này đều cao(𝑥̅ = 3,78 và 3,56; 𝑦�= 3,7 và 3,6; điểm tối đa là 4),và có độ lệch chuẩn s< 1 (0,42-0,48 và 0,50- 0,49), điều đó chứng tỏ cách đánh giá của hai đôi tượng có độ tập trung khá cao. Còn tiêu chuẩn 4, 5 trưởng phòng đánh giá cao hơn chuyên viên nhưng không lớn và có độ lệch chuẩn s<1 (0,42-0,47 và 0,85-0,71) cũng cho thấy sự đánh giá của các trưởng phòng và chuyên viên tương đôi cao. Riêng tiêu chuẩn 3 trưởng phòng và chuyên viên đánh giá cố sự cách biệt (𝑥̅ =3,22 và 𝑦�=2,7) và độ tập trung của trưởng phòng cao còn chuyên viên đánh giá bị phân tán do s >1 (1,04) .

Ngoài ra nếu dựa vào hệ số tương quan thì rRxyR= 0,67 như vậy chứng tỏ độ lương quan giữa cách đánh giá của trưởng phòng với các chuyên viên trong phòng giáo dục-đào tạo là tương đối chặt chẽ.

Tương tự qua so sánh giữa cách nhận định của trưởng phòng và lãnh đạo trường cũng như giữa trưởng phòng và giáo viên thì mức độ trung b1nh tương đối cao (≈ 4) ở các tiêu chuẩn 1, 2, 4, 5; riêng tiêu chuẩn 3 thì luôn thấp hơn so với các tiêu chuẩn khác. Còn về độ lệch thì tất cả s <1(0,59-0,75; 0,75-0,94), chứng tỏ sự đánh giá của các đối tượng trên ít bị phân tán hơn, duy chỉ có ỏ tiêu chuẩn 3 thì mức độ đánh giá của giáo viên gần bị phân tán do s ≈ l(s=0,98). Riêng hệ số tương quan rRxyR = 0,82 và 0,80 thì cho thấy cách đánh giá của trưởng phòng và lãnh đạo trường cũng như cách đánh giá của trưởng phòng và giáo viên tương đối chặt chẽ hơn so với các đánh giá của trưởng phòng và chuyên viên (rRxyR = 0,67 ).

47

Tóm lại trong công tác phân công nếu sắp theo thứ tự thì Trưởng phòng chú ý tiêu chuẩn 1, 4 trước, sau đó đến các tiêu chuẩn 5, 2; còn Chuyên viên, Ban lãnh đạo trường và Giáo viên thì chú ý đến các tiêu chuẩn 1, 2 trước, sau đó đến tiêu chuẩn 4, 5. Duy chỉ có tiêu chuẩn 3 thì các đối tượng trên đều rất ít chú ý so với các tiêu chuẩn khác.Như vậy có thể thấy rằng các tiêu chuẩn 1, 2 phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều chú ý, còn tiêu chuẩn 4, 5 thì có một số ít vẫn quan tâm, còn tiêu chuẩn 3 phần lớn không được các đối tượng chú ý.

Theo kết quả trên chúng tôi thấy việc phân công đều theo nguyên tắc: kết hợp giữa yêu cầu công tác và khả năng chuyên môn nghiệp vụ của từng người. Ngoài ra bằng phương pháp trò chuyện với một số trưởng phòng, thì chúng tôi thấy ở những trường chất lượng cao, phần lớn phân công theo hướng chuyên sâu (những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng thường được bố trí dạy ở các lớp đầu cấp và cuối cấp). Một số trường phân công giáo viên theo lớp suốt cấp học. Hiện nay do yêu cầu phải dạy đủ 9 môn nên việc bố trí giảng dạy ở một trường gặp nhiều khó khăn: thiếu giáo viên dạy các môn năng khiếu (Hát, Nhạc, Mĩ thuật), có nơi tháo gỡ vấn đề này bằng cách mời giáo viên thỉnh giảng, nhưng việc quản lý chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ thỉnh giảng còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp đối với các trường có ý tưởng này.

Trong vấn đề phân công, việc ổn định đội ngũ giáo viên là một việc làm mà các cấp quản lý giáo dục nói chung và hiệu trưởng các trường Tiểu học nói riêng cần phải quan tâm đúng mức. Bởi theo Makarenco, trung b1nh cộng thâm niên của tất cả các giáo viên của trường đó chia cho số năm học của cấp học nếu bằng 1 là điều kiện tối thiểu để có chất lượng, nếu nhỏ hơn 1 sẽ không có chất lượng.(Trích trong tạp chí giáo dục Tiểu học-Bộ giáo dục-đào tạo-tháng 5/1998)

Thực tế hiện nay, việc phân công giáo viên ở một số Quận (Huyện) vẫn còn những t1nh trạng bất hợp lý như một số giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, thi đậu Cổng chức, nhưng khi về nhận công tác tại một trường Tiểu học thì lại đảm nhận công tác Giáo viên dự khuyết hoặc giáo viên dạy Thể dục hay làm Tổng phụ trách đội... vấn đề này theo chúng tôi các cấp Quản lý cần chú ý hơn, để tránh hiện tượng lãng phí chất xám, lãng phí quá trình đào tạo.

3.1.1.2. Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

Dựa theo báo cáo tổng kết năm học 2000 - 2001 và báo cáo sơ kết Học KÌ I năm học 2001-2002 của Sở Giáo dục - đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về trình độ chuyên môn của đội ngũ Giáo viên thành phô cho thấy:

©Trình độ tiêu chuẩn hóa:

48 + Cán bộ quản lý : 894 / 1.053 , chiếm tỉ lệ 84, 9% + Cán bộ quản lý : 894 / 1.053 , chiếm tỉ lệ 84, 9% ©Đang chuẩn hóa:

+ Giáo viên : 2.025 /14.057 , chiếm tỉ lệ 14,41% + Cán bộ quản ly : 92 / 1.053 , chiếm tỉ lệ 8,74% ©Trình độ trên chuẩn :

+ Cao đẳng sư phạm: 1.694 / 15.110 chiếm tỉ lệ 11,21% + Đại học sư phạm: 2.136/ 15.110 chiếm tỉ lệ 14,13%

Xét về mặt chất lượng, dù tỉ lệ chuẩn hóa Trung học Sư phạm khá cao đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và phương pháp giáo dục hiện nay, nhưng thành phố vẫn còn một bộ phận giáo viên Tiểu học đào tạo cấp tốc từ những năm thiếu giáo viên Tiểu học, tập trung nhiều nhất ở Cần Giờ, Củ Chi; nay tuy số lượng giáo viên Tiểu học đào tạo mới có thừa nhưng vẫn chưa giải quyết được những người có trình độ yếu này. Rõ ràng là không thể cho về hưu sớm hàng loạt giáo viên chưa chuẩn này như một vài ý kiến cực đoan đã nêu ra. Đây là một bài toán phải tháo gỡ dần để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới. Do đó không còn sự lựa chọn nào khác, ngành giáo dục - đào tạo phải lừng bước đáp ứng yêu cầu xã hội về nâng cao chất lượng giáo dục trên chính cái nền đội ngũ giáo viên hiện có của mình, chính vì thế việc đi học nâng chuẩn cũng đã và đang được các Quận (Huyện) quan tâm thực hiện tốt, cụ thể qua xử lý kết quả khảo sát chúng tôi có được ở bảng sau :

49

Từ kết quả trên chúng tôi thấy mặc dù điểm trung b1nh của trưởng phòng và chuyên viên đều đạt ở mức độ tương đối cao ( 𝑥̅, 𝑦�>3 trong khi điểm tối đa là 4), nhưng ở trưởng phòng thì các tiêu chuẩn trên đều được đánh giá cao hơn so với chuyên viên, và có độ lệch s<1 (0,36-0,64) điều đó chứng tỏ các trưởng phòng đánh giá có độ tập trung khá cao. Đối với chuyên viên các tiêu chuẩn 2,5,7 được đánh giá chỉ ở mức độ trung b1nh (𝑦� =2,69 - 2,23 - 2,46), và có độ lệch s >1 (1,09 - 1,10 - 1,87 - 1,69) ở các tiêu chuẩn 2, 3, 5, 7, điều đó chứng tỏ sự đánh giá của các chuyên viên phồng giáo dục có sự phân tán nhiều hơn so với trưởng phòng giáo dục.

Ở đây hệ số tương quan rRxRy = 0.74 cho ta thấy những tiêu chuẩn trên đã được trưởng phòng và chuyên viên phòng đánh giá tương đối chặt chẽ.

50

So sánh những nhận định giữa trưởng phòng với lãnh đạo trường và các giáo viên, chúng tôi đã lập được bảng xử lý sau:

53

Với bảng trên chúng tôi nhận thấy lãnh đạo trường đánh giá các tiêu chuẩn 2, 5, 7 chỉ đạt ỏ mức độ trung b1nh (𝑦� =2,86 - 2,97 - 2,54), giáo viên thì đánh giá các tiêu chuẩn 1, 2, 5, 7 cũng ở mức độ trung b1nh ( 𝑦� = 2,92 - 2,97 -2,87 - 2,31) thấp hơn so với cách đánh giá của trưởng phòng. Tuy nhiên độ lệch chuẩn s của lãnh đạo trường và giáo viên nếu so với chuyên viên thì phần lớn đều bé hơn 1(0,57-0,93 ; 0,70 -0,98) nhưng cũng vẫn cao hơn so với trưởng phòng điều đó chứng tỏ lãnh đạo trường và giáo viên đánh giá vẫn còn bị phân tán tuy không nhiều bằng chuyên viên nhưng nó cũng kém tập trung hơn so với trưởng phòng. Hệ số tương quan giữa trưởng phòng và lãnh đạo trường rRxyR = 0.89; giữa trưởng phòng và giáo viên rRxyR= 0.79 điều đó chứng tỏ sự đánh giá của trưởng phòng và lãnh đạo trường chặt chẽ hơn nhiều so với cách đánh giá giữa trưởng phòng và giáo viên, cũng như cách đánh giá giữa trưởng phòng và chuyên viên.

Tóm lại trong công tác quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thì trưởng phòng chú ý các tiêu chuẩn 9, 8, 4, 3 trước, sau đó đến các tiêu chuẩn 1, 6, 5, 2, 7; chuyên viên thì cho rằng các tiêu chuẩn 6 ,8, 9, 4 cần chú ý trước sau đó là tiêu chuẩn 3, 1, 2, 7, 5. Lãnh đạo trường thì chú ý tiêu chuẩn 9, 3, 4, 8 trước sau đó đến tiêu chuẩn 6, 1,5, 2, 7. Riêng giáo viên thì lại chú ý tiêu chuẩn 9, 6, 8, 3 trước sau đó là tiêu chuẩn 4, 2, 1, 5, 7. Như vậy rõ ràng các tiêu chuẩn 8, 9, phần lớn đều được các đối tượng thực hiện trong việc quản lý vấn đề bồi dưỡng giáo viên còn các tiêu chuẩn 3, 4, 6 vẫn có một số đối tượng quan tâm. Chỉ có các tiêu chuẩn 1, 2, 5, 7 đã được các đối tượng đánh giá rất thấp so với các tiêu chuẩn khác. Nhưng theo chúng tôi thì tiêu chuẩn 1, 2, 5, 7 đáng lý phải được nhận định ở mức độ cao vì có chú ý đến tiêu chuẩn 1, 2 thì sẽ giải quyết được những người có trình độ yếu như đã nêu ở một số Quận (Huyện), đồng thời mới chứng tỏ được sự quan tâm nhiều đến các giáo viên có tay nghề yếu ở tiêu chuẩn 9, còn tiêu chuẩn 5 và 7 nếu có chú ý nhiều thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên thành phố.

Theo kết quả xử lý trên cho thấy việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Tiểu học rất được chú ý ở mọi cấp. Tuy nhiên, bằng phương pháp trò chuyện với một số giáo viên thì chúng tôi được biết đối với các giáo viên dạy ở khu vực dân lập cũng cần được Phòng Giáo dục - đào tạo quan tâm chỉ đạo cụ thể việc cập nhật và nâng cao tay nghề hơn.

Qua đó, chúng tôi thấy rằng đội ngũ giáo viên phải được chú trọng, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tay nghề, trau dồi đạo đức, nhân cách ... Người thầy là máy cái của nền giáo dục, thầy phải giỏi để đào tạo trò giỏi, trách nhiệm của nhà giáo không chỉ tạo ra trí tuệ mà còn phải dạy cho trò sống có lương tâm, đạo đức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

54

Trong bài phát biểu của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị B1nh tại hội nghị các giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tại Đà Nẵng ngày 18-20/7/2001, Phó Chủ tịch đã nêu 4 nhiệm vụ quan trọng mà ngành Giáo dục - Đào tạo cần nỗ lực phấn đấu, tập trung; trong đó có một nhiệm vụ liên quan đến công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đó là :"Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất tốt, năng lực vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và dạy chuẩn đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục ..." (Về nhiệm vụ năm học 2001-2002, Bộ GD & ĐT, NXBGD)

Ở bậc Tiểu học, hiện nay có 3 hình thức bồi dưỡng phổ biến :

* Bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo : nội dung chủ yếu là cập nhật kiến thức, hướng dẫn rèn luyện kĩ năng các môn học, hướng dẫn việc cải tiến phương pháp và hình thức dạy học. Có thể nói đây là biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng đội ngũ. Những giáo viên tâm huyết với nghề, chịu khó học hỏi, chắc chắn tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên sẽ bổ sung một phần kiến thức quan trọng, góp phần nâng cao tay nghề cho họ.

Biện pháp quản lý của Phòng giáo dục-đào tạo với hình thức bồi dưỡng này thường là: Phối hợp với trường Cao đẳng Sư phạm thành phố, tổ chức mời giảng viên về dạy tại Quận (Huyện) cho toàn thể giáo viên trong Quận (Huyện), tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng tốt những kiến thức đã được bồi dưỡng vào hoạt động giảng dạy và giáo dục. Mặc dù định hướng của chương trình là giáo viên tự học, nhưng để chương trình đạt kết quả cao, nhiều Quận (Huyện) đã chỉ đạo đưa vào nội dung sinh hoạt chuyên môn thường xuyên của trường. Hàng tuần giáo viên được học tập, thảo luận tại trường một buổi.

* Bồi dưỡng tại trường : thông qua các hình thức dự giờ thăm lớp giữa các giáo viên trong trường, tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kì của các khối lớp, tổ chức nói chuyện hoặc thảo luận chuyên đề, tổ chức sinh hoạt thời sự chính trị cho cán bộ giáo viên .

Theo báo cáo tổng kết năm học 2000-2001 của Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thì trong năm học này các Phòng Giáo dục - Đào tạo đã tăng cường việc tự bồi dưỡng thông qua trao đổi kinh nghiệm, thao giảng, dự giờ thăm lớp, hội nghị chuyên đề, hội thi, sinh hoạt tổ khối chuyên môn để tất cả các giáo viên có thể dạy đạt chất lượng 9 môn.

* Bồi dưỡng thông qua việc chuẩn hóa đội ngũ : Việc chuẩn hóa đội ngũ ở các trường Tiểu học hiện nay là một yêu cầu cấp bách. Theo quy định của Bộ, tiêu chuẩn của một giáo viên Tiểu học về mặt trình độ phải đại trung học sư phạm 12+2 đối với vùng phát triển và trung học sư phạm 9+3 đối với vùng khó khăn. về nhận thức, tất cả các cấp quản lý đều thấy rõ tầm quan trọng phải nâng cao trình độ đội ngũ. VÌ thế hiện nay ở một số Quận (Huyện) đã và đang tổ chức đồng thời 3 loại hình đào tạo bồi

55

dưỡng cho giáo viên như: lớp tiêu chuẩn hóa giáo viên (dành cho các giáo viên thuộc hệ đào tạo 9+3, 12+1), lớp Cử nhân Cao đẳng (do trường Cao đẳng Sư phạm thành phố tổ chức), Cử nhân Đại học (do trường Đại học sư phạm thành phố tổ chức). Nhưng biện pháp quản lý cụ thể lại lúng túng và gặp rất nhiều trở ngại như : Không có người dạy thay nếu giáo viên đi học ; hoặc mặt bằng lương của giáo viên Tiểu học rất thấp, khó có thể bứt họ ra khỏi địa phương và gia đình.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 43 - 55)