Lịch sử nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 26 - 27)

22 Trường Tiểu học gồm các loại hình trường, lớp sau :

1.2. Lịch sử nghiên cứu

- Quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng giáo dục-đào tạo Quận (Huyện) tại thành phố Hồ Chí Minh" là công tác khó khăn của người quản lý. Mục tiêu chủ yếu của công tác này là đảm bảo chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh theo yêu cầu của "Mục tiêu kế hoạch đào tạo bậc Tiểu học". Để góp phần làm tốt công tác quản lý giáo dục, nhiều nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà trường, cụ thể là công tác quản lý của các Hiệu trưởng ở một số trường Tiểu học, để tìm ra các biện pháp quản lý có hiệu quả .

- Đã có một số giáo trình và đề tài gần gũi với đề tài chúng tôi nghiên cứu như:

® Tác giả Nguyễn Văn Lê, trong cuốn:"Khoa học quản lý nhà trường" đã đề cập đến phương pháp tổ chức và quản lý nhà trường trên mọi lĩnh vực: giảng dạy, học tập, hướng nghiệp, công tác quản lý nội bộ, đi sâu vào các công việc và sự quan tâm thiết thực của người Hiệu trưởng.

® Hai tác giả Hà Sĩ HồLê Tuấn trong cuốn: "Những bài giảng về quản lý Trường học - tập 3" đã cho rằng "Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo" việc quản lý dạy và học (theo nghĩa rộng) là nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường, do đó khi đề cập đến biện pháp quản lý dạy và học, các tác giả đã nêu lên yêu cầu đối với Hiệu trưởng.

® G.I.Goócscaia trong cuốn:"Tổ chức quá trình giảng dạy — giáo dục trong nhà

trường(1982)" tác giả đã cho chúng ta nh1n toàn bộ công việc của người cán bộ lãnh đạo, cụ thể là

Hiệu phó phụ trách công tác giảng dạy-giáo dục trong một nhà trường.

® M.LKônđakốp-M.L.Pôrtnốp-PV.Khuđôminski trong cuốn: "Quản lý giáo dục quác

dân(1983)" đã đưa ra việc xem xét các khía cạnh khác nhau của công tác ở Phòng giáo dục về quản lý

các cơ sở giáo dục, trên cơ sở tiến hành nghiên cứu và khái quát các kinh nghiệm của các cơ quan giáo dục quốc dân tiên tiến, đưa ra những chỉ dẫn nhằm hoàn thiện hơn nữa toàn bộ hoạt động quản lý ở Phòng giáo dục.

® Trong :"Tài liệu bồi dưỡng Trưởng Phòng giáo dục Quận (Huyện) (1986)" do Bộ Giáo dục biên soạn cũng chỉ đề cập đến mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường Phổ thông cơ sỏ.

® Ba tác giả Nguyễn Thị Bích Yên với đề tài : "Biện pháp quản lý của Hiệu Trưởng đảm bảo

chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở một số trường Tiểu học"; Nguyễn Đăng Ngưng với đề

27

V với đề tài: "Năng lực quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học Đồng Nai" cũng chỉ đề cập đến công tác quản lý chuyên môn của người Hiệu Trưởng.

® Nghiên cứu về Phòng giáo dục- đào tạo Quận (Huyện) quản lý các trường Tiểu học đã có các

học viên trường Quản lý giáo dục -đào tạo II đề cập đến nhưng chỉ ở mức Khóa luận tốt nghiệp các

lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý Phòng giáo dục- đào tạo.

Tóm lại : Từ trước đến nay, trong công tác quản lý trường học đã có một số tác giả nước ngoài cũng như Việt Nam đi sâu vào việc nghiên cứu các công tác quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng và trong các sách báo giáo dục cũng đã đề cập đến một số mặt công tác của Phòng giáo dục, nhưng quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa được quan tâm nghiên cứu.

Do đó để góp phần làm tốt công tác quản lý hoạt động dạy và học của giáo viên Tiểu học thì nhà quản lý giáo dục cũng cần phải nghiên cứu thực tiễn việc quản lý dạy và học trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra các biện pháp quản lý chỉ đạo có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)