ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1.2. Quản lý việc thực hiên chương trình.
Chương trình dạy học là văn bản pháp quy của Nhà nước do Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành, không ai được tùy tiện thêm bớt, cắt xén. Đây là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học trong nhà trường. Qua xử lý các số liệu khảo sát, chúng tôi thấy kết quả như sau:
56
Từ những số liệu trên, nh1n chung, chúng tôi thấy ở trưởng phòng kết quả đánh giá tương đối phù hợp với sự đánh giá của chuyên viên qua các tiêu chuẩn a, c, el, e2, e3, e4, e5 đều đạt trên mức trung b1nh (điểm tối đa là 2), riêng chỉ có tiêu chuẩn b, d, thì cả hai đối lượng đều đánh giá thấp ở mức độ trung b1nh (1,33 -1,35; 1,00 -l,00).Ngoài ra ở cả hai đối tượng đều có độ lệch chuẩn s <1 (0,00-0,56 ; 0,00-0,51 )chứng tỏ cách nhận định của cả hai đối tượng trên có độ tập trung khá cao. Bên cạnh đó hệ số tương qua rxv = 0,95 (≈1) cho thấy hai đối tượng trên đánh giá rất chặt chẽ với nhau.
57
Khi so sánh cách đánh giá giữa trưởng phòng và lãnh đạo trường; thì các tiêu chuẩn a, c , el, c2, e3, e4, e5 cũng đạt trên mức trung b1nh (điểm tôi đa là 2), tiêu chuẩn b, d được đánh giá ở mức độ trung b1nh (1,08-1,43). Tuy nhiên phần lớn các tiêu chuẩn trưởng phòng đều đánh giá cao hơn so với lãnh đạo trường nhưng không lớn và độ lệch chuẩn ỏ hai đối tượng này cũng bé hơn 1 (0,28-0,50 ) chứng tỏ cả hai đối tượng trên đánh giá ít có sự phân tán. Nếu dựa vào hệ số tương quan ở hai đối tượng này thì ta thấy sự đánh giá cũng khá chặt chẽ bởi vì rRxyR = 0,93.
58
So sánh cách đánh giá giữa trưởng phòng và giáo viên thì chỉ có các tiêu chuẩn a, c, e2, e3, đạt trên mức trung b1nh (điểm tối đa là 2), các tiêu chuẩn còn lại đạt ở mức trung b1nh (1,01 - 1,46), như vậy trưởng phòng có phần nhận định cao hơn nhiều so với giáo viên, mặc dù cách đánh giá của giáo viên cũng có độ tập trung cao (s<l: 0,10 - 0,50) nhưng rRxyR = 0,84 điều đó chứng tỏ cách đánh giá của trưởng phòng và giáo viên có độ tương quan kém chặt chẽ hơn sự đánh giá của trưởng phòng, chuyên viên và lãnh đạo trường.
60
Tóm lại từ sự nhận định trôn chúng la thấy rằng trong việc quản lý thực hiện chương trình trưởng phòng đã tập trung chú ý đến các tiêu chuẩn a, e3, c, el, e2, e4 trước sau đó đến các tiêu chuẩn e5, b, d, f. Còn chuyên viên thì chú ý các tiêu chuẩn c, e2, e3, e4 ,el trước sau đó đến các tiêu chuẩn a, e5, b, f, d. Đối với lãnh đạo trường thì chứ ý các tiêu chuẩn c, e3, e2, a, e4 trước sau đó đến các tiêu chuẩn e5, el, b, d, f. Riêng đối với giáo viên thì chú ý tiêu chuẩn c, a, e2, e3, trước sau đó đến e5, b, el, e4,d, f. Như vậy rõ ràng các tiêu chuẩn a, c, e2, e3, e4 là những việc làm đều được các đối tượng nghiên cứu quan tâm thực hiện nhiều nhất trong việc quản lý thực hiện chương trình, trong đó ở tiêu chuẩn a, chúng tôi thấy Phòng Giáo dục giao loàn quyền việc kiểm tra việc thực hiện chương trình cho chuyên viên tổ phổ thông - bới theo họ 47,05% số phiếu cho rằng chuyên viên tổ phổ thông trực tiếp chỉ đạo việc dạy và học ở các trường Tiểu học. Do đó chính chuyên viên tổ phổ thông mới là người nắm nguyên tắc cấu tạo chương trình của bậc học; môn học; nội dung và phạm vi của từng môn; phương pháp và hình thức giảng dạy đặc trưng từng môn; kế hoạch thực hiện chương trình của môn học, lớp học. Giải thích việc ủy quyền cho người giúp việc quản lý, một số trưởng phòng giáo dục-đào tạo cho rằng mình quá bận những việc có Lính chất sự vụ, một số khác thì quan niệm chuyên viên tổ phổ thông là người phụ trách chuyên môn quản lý việc này là đúng chức năng và có hiệu quả nhất. Còn các việc làm b, d, e5, el hiện nay rất ít được thực hiện trong khi quản lý chương trình dạy ở các đơn vị.
Hiện nay, có một số Phòng giáo dục cùng một lúc phải quản lý các chương trình khác nhau : © Chương trình cải cách.
© Chương trình công nghệ giáo dục. © Chương trình 100 tuần.
© Chương trinh Tiểu học 2000 (dạy thử nghiệm ở một Quận)
Điều này đòi hỏi phải có sự chỉ đạo cao hơn ở các Phòng Giáo dục tránh những hiện tượng dạy sớm chương trình, dạy nhảy tiết, dạy bỏ những tiết phụ để có thời gian ôn tập, luyện thi...
Tuy nhiên theo báo cáo tổng kết năm học 2000-2001 của Sở Giáo dục -Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thì trong năm học này Sở vẫn duy trì 3 loại chương trình Cải cách giáo dục, Công nghệ giáo dục và Phổ cập giáo dục. Sở đã chỉ đạo việc thực hiện chương trình và sách theo quy định của Bộ có chất lượng. Tạo mặt bằng giáo dục Tiểu học ổn định trong giai đoạn trước khi chuyển sang chương trình và sách giáo khoa mới. Đặc biệt các Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận Huyện đã nghiêm túc tổ chức triển khai và thực hiện đúng "Quy định về giảm tải nội dung học tập dành cho học sinh Tiểu học" đã được Bộ Trưởng ban hành theo Quyết định số 13/2000/QĐ-BGD &ĐT ngày 16.5.2000. Giáo viên thực hiện đúng các yêu cầu giảng dạy, tránh quá tải và hạ thấp yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng đối với
61
học sinh. Chương trình và sách của Trung tâm Công nghệ giáo dục được ổn định và không mở rộng đối với các trường đã nhận công nghệ theo phương thức trọn gói hoặc theo phương thức lồng ghép. Chương trình 100 tuần- có điều chỉnh nâng chất theo đúng tinh thần chỉ thị năm học của Bộ, đồng thời đã chỉ đạo thực hiện chương trình và sách giáo khoa thí điểm sau năm 2000 tại Quận 1 (Thực hành Sư phạm, Chương Dương) và Quận 10 (Nguyễn Chí Thanh, Dương Minh Châu) với 21 lớp Một, 18 lớp Hai ở hai môn tiếng Việt và Toán (riêng Thực hành Sư phạm đã thực hiện đến lớp Ba (03 lớp) với 3 môn Tiêng Việt-Toán-Đạo đức).
Trên đây là một sô nhận định của sỏ theo báo cáo tổng kết của các Quận (Huyện), nhưng theo chúng tôi thì tiêu chuẩn b (Phòng Giáo dục-đào tạo phải lập sổ theo dõi chương trình ở các khối lớp tại Phòng giáo dục) cũng là một việc làm góp phần quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình của các trường trong Quận. Như vậy việc báo cáo ở các trường đã thực hiện đúng, đủ chương trình là chưa thực sự chính xác, vì vậy các cấp Quản lý cần có biện pháp theo dõi việc thực hiện chương trình một cách có hiệu quả hơn.