Quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 61 - 69)

ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.3. Quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy.

Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo : để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, trước hết giáo viên cần nắm vững nội dung sách giáo khoa, nội dung giảm tải ỏ Tiểu học, yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng môn học. Do đó cần tiếp tục bồi dưỡng giáo viên để có thể giảng dạy chất lượng các môn học, đặc biệt các môn Hát, Nhạc, Mỹ thuật và Thể dục. Trong quá trình chỉ đạo học tập và các hoạt động, các Phòng giáo dục-đào tạo cần chỉ đạo các trường thực hiện theo phương châm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo cho học sinh, không làm phức tạp hóa bài giảng. Tiến hành cải tiến phương pháp dạy học sao cho việc lên lớp diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng và hiệu quả. Trên cơ sở khả năng kinh phí hiện có, các địa phương mua sắm và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học theo danh mục đã được Vụ Tiểu học và công ty Thiết bị giáo dục của Bộ quy định, khuyến khích các giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và dự thi sử dụng đồ dùng dạy học, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

Qua báo cáo sơ kết Học kì I năm học 2001 -2002 của sở Giáo dục-đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thì cùng với yêu cầu cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập, các trường đã chú ý đến yêu cầu tăng cường mua sắm dụng cụ, trang thiết bị dạy học và tổ chức tốt việc sử dụng, bảo quản. Ngoài ra, các đơn vị cũng cần duy trì phong trào tự làm đồ dùng dạy học qua các phong trào, hội thi cấp trường, Quận (Huyện) (phong trào tốt ở Quận 5, Thủ Đức). Đặc biệt hiện nay, các Phòng giáo dục-đào tạo đã có chỉ đạo cho 100% trường Tiểu học thực hiện bảng lớp có dòng kẻ (theo mẫu chung của Sở phát

62

động trong năm học trước) để đảm bảo yêu cần viết chữ đẹp và đúng của giáo viên, để làm gương cho trẻ và dạy tốt hơn chữ viết Tiếng Việt.

Cũng theo báo cáo của các Quận (Huyện), trong Học kì I năm học 2001-2002, toàn thành đã thực hiện được 30 nội dung chuyên đề chuyên môn, tập trung ở các môn Tiếng Việt 2000; Tiếng Việt cải cách giáo dục (Học vần, Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn) ; Toán, Đạo đức, Sức khỏe, Tự nhiên xã hội, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Tin học, Hát-Nhạc; Thể dục; Tiếng Anh; Tiếng Pháp; Bồi dưỡng Khối trưởng, giáo viên giỏi; Giảng dạy theo phương pháp tích cực...Quận Gò vấp (13), Củ Chi (10), Quận 1- Hóc Môn (9), Thủ Đức (7), B1nh Chánh- Quận 7 (6), Quận 11 - Tân B1nh (5) là những Quận Huyện đều tổ chức nhiều chuyên đề thiết thực để hỗ trợ tay nghề cho Giáo viên Quận mình. Riêng các Quận Huyện Nhà Bè, Cần Giờ và Quận 10 trong Học KÌ I không tổ chức chuyên đề nào, Quận 6 có 1 chuyên đề về Bán trú.

Đặc biệt Hội thi, giao lưu cũng là hình thức mà các đơn vị Quận (Huyện) quan tâm tổ chức để nâng cao tay nghề cho giáo viên và tạo không khí thi đua vui học trong học sinh. Trong Học kì I năm học 2001-2002 này đã có các cuộc thi dành cho giáo viên như Chủ Nhiệm Giỏi, Giáo viên Giỏi, Quản lý Giỏi, Làm đồ dùng dạy học, Đọc diễn cảm, Viết chữ đẹp... Hội thi đã diễn ra đều khắp trên các Quận Huyện Thủ Đức (6), Gò Vấp, Tân B1nh (3), B1nh Thạnh, Hóc Môn, Quận 11,6 (2), B1nh Chánh, Củ Chi, Quận 9, 7, 10, 2, 8, Phú Nhuận (1).

Qua khảo sát, chúng tôi thu nhận được kết quả xử lý như sau:

63

Qua bảng xử lý trên cho chúng ta thấy kết quả đánh giá của cả hai đôi tượng trên đều rất phù hợp với nhau ở các tiêu chuẩn 1, 2, 4 có độ trung b1nh cao (điểm tối đa là 2); còn các tiêu chuẩn 3, 6 thì giữa trưởng phòng và chuyên viên đánh giá cũng tương đối cao mặc dù có chênh lệch nhau nhưng không đáng kể (1,67-1,54; 1,56-1,69) . Nhưng theo chung tôi nghĩ tiêu chuẩn 3 và 6 sẽ có tác động giúp giáo viên trong giảng dạy luôn tìm tòi để đưa ra những phương pháp dạy học mới lạ góp phần cải tiến phương pháp dạy học. Duy chỉ có tiêu chuẩn 5 thì cả trưởng phòng và chuyên viên đánh giá với độ trung b1nh tương đối thấp (1,00-1,04) mà theo chúng tôi tiêu chuẩn 5 nếu tập trung thực hiện, sẽ góp phần giúp cho nhiều giáo viên học lập được những kinh nghiệm của đồng nghiệp nhất là kinh nghiệm của những giáo viên dạy giỏi trong quá trình dạy học .Về độ lệch chuẩn s < 1 (0,00 - 0,56; 0,00- 0,52) điều đó chứng tỏ cách đánh giá của hai đối tượng trên có độ tập trung cao và rất chặt chẽ vì hệ số tương quan rRxyR = 0,97 (≈ 1)

64

Ở hai đối tượng này thì các tiêu chuẩn 1, 2 cũng được đánh giá ở mức độ cao (2,00-1,98; 1,89- 1,80) so với điểm tối đa là 2. Nhưng đối với tiêu chuẩn 4 và 6 thì cách đánh giá giữa trưởng phòng và ban giám hiệu có sự cách biệt tuy không lớn (𝑥̅ =1,78 - 𝑦�=l,61 ;𝑥̅=l,56 - 𝑦�=1,72) nhưng điều này cho chúng ta thấy rõ việc giới thiệu những thành tựu mới trong phương pháp giảng dạy theo lãnh đạo trường thì không được chú ý bằng việc chấm thi giáo viên giỏi chủ yếu phải dựa vào phương pháp giảng dạy vì đã là giáo viên giỏi thì trong quá trình giảng dạy phải có hoặc phải biết vận dụng những phương pháp dạy học mới vào tiết dạy thì mới đạt yêu cầu.Còn ở tiêu chuẩn 3 thì trưởng phòng đánh giá cao hơn so với lãnh đạo trường (𝑥̅ =1,67 - 𝑦� =1,40) . Riêng tiêu chuẩn 5 thì cả hai đối tượng đánh giá với mức độ trung b1nh thấp (1.00 -1,11) như ở hai đối tượng trưởng phòng và chuyên viên. Tuy nhiên ở hai đối tượng này, tất cả các tiêu chuẩn đánh giá đều có độ lệch chuẩn S<1 điều đó chứng tỏ sự đánh giá của cả hai đối tượng có độ tập trung khá cao và hệ số tương quan rRxyR = 0,89 cho thấy cách đánh giá ở hai đối tượng này chưa chặt chẽ bằng cách đánh giá giữa chuyên viên và trưởng phòng

67

Dựa vào bảng trên chúng tôi thấy nhận định về cách đánh giá giữa trưởng phòng và giáo viên cũng giống sự nhận định về cách đánh giá của trưởng phòng và lãnh đạo trường về độ trung b1nh, độ lệch chuẩn s, cũng như hệ số tương quan. Qua đó chúng tôi thấy rằng đối với những người trực tiếp làm công tác giảng dạy, những người gần gũi với các giáo viên đứng lớp thì họ đều đánh giá với mức độ cao và rất chú trọng đến phương pháp giảng dạy của những giáo viên thi giáo viên giỏi.

Tóm lại để quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy các đối tượng nghiên cứu đều tập trung chú ý đến các tiêu chuẩn 1, 2 trước sau đó đến các tiêu chuẩn 3, 4, 6. Còn tiêu chuẩn 5 phần lớn ít được chú ý trong quá trình quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy. Hầu hết các ý kiến cho rằng việc đề xuất các phương pháp giảng dạy thông qua các tiết mẫu là một việc làm hết sức cần thiết cho người giáo viên. Tuy nhiên bằng phương pháp trò chuyện, qua trao đổi với cô Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh - Quận 5, chúng tôi thấy phần lớn các tiết dạy minh họa đều có sự chuẩn bị rất kĩ từ người dạy đến học sinh; về phương pháp thì lại đưa ra phương pháp "sắm vai" như diễn kịch. Kịch bản phải có người đạo diễn, như vậy khi áp dụng vào thực tế ở lớp, trong một buổi dạy bao gồm nhiều tiết thì không thể nào thực hiện được những phương pháp mà họ đã được xem minh họa. Mặt khác với "phương pháp dạy học trên phiếu giao việc " cũng là một phương pháp gây nhiều tốn kém, vì một buổi dạy giáo viên phải photocopy nhiều phiếu cho học sinh ở từng môn học. Dạy học lấy trò làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh v.v.. định hướng thì đã rõ, nhưng thể hiện trên bài giảng thế nào thì vô cùng khó. Ví dụ khi triển khai chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc ở bậc Tiểu học, người ta chủ trương để học sinh tự tìm ra từ khó để giải nghĩa, tự tìm ra từ, câu khó đọc để luyện đọc (thậm chí tự...đọc mẫu nữa) thì mới là phát huy tính tích cực của học sinh. Tương tự như vậy, ở môn Tự nhiên xã hội, để tránh sự áp đặt từ phía giáo viên, người ta yêu cầu học sinh biết tự đặt câu hỏi, chia nhóm tự nghiên cứu rồi báo cáo kết quả trước lớp. Rõ ràng những điều kể trên ý tưởng thì hay nhưng thực hiện cách dạy rộng rãi này thì thật là khó.Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những phương pháp dạy thật sự có đổi mới nhiều so với trước . Theo nhận định chung của Sở giáo dục-đào tạo thì việc đổi mới phương pháp chưa đi vào chiều sâu và trở thành yêu cầu trọng tâm của việc chuyển tải nội dung kiến thức môn học. Hiện nay phần lớn còn thể hiện ở các tiết thao giảng, minh họa chuyên đề hơn là ở các tiết học thường ngày để đem lại hiệu quả thiết thực cho trẻ trong hoạt động học tập, nhất là ở những khu vực còn nhiều khó khăn, những nơi còn bố trí đông học sinh, bàn ghế chưa cải thiện.... Giáo viên còn lệ thuộc quá nhiều vào sách hướng dẫn giảng dạy, không mạnh dạn sáng tạo, bổ sung kiến thức. Còn ngại khi dạy khác với sách vở cũ. Tài liệu tham khảo quá nhiều trên thị trường, giáo viên không có điều kiện chọn lọc khi sử dụng và đôi khi chưa chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng.

68

Từ đó hiện tượng học bài văn mẫu (mà thực chất chưa phải là mẫu) vẫn tồn tại, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh vì phản sư phạm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo.

Để góp phần động viên việc cải tiến phương pháp giảng dạy ở Quận (Huyện) mình, theo chúng tôi tiêu chuẩn 3 tức là: Phòng Giáo dục có chế độ khen thưởng kịp thời cho những phương pháp dạy học mới, có hiệu quả cao, được tập thể sư phạm công nhận, đây cũng là một biện pháp nhằm động viên tinh thần rất lớn của đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tính sáng tạo theo định hướng làm cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò được diễn ra "nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng". Bên cạnh những thành tựu mới về phương pháp dạy học đó thì các cấp quản lý cần ra tập san "Phương pháp "với nội dung phản ánh kinh nghiệm của các giáo viên giỏi (tiêu chuẩn 5), hay những "thủ thuật" thích hợp của giáo viên trong quá trình dạy để biến những ý tưởng "dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh" thành hiện thực, mà qua điều tra thì hai việc làm trên rất ít được các Quận (Huyện) chú ỷ thực hiện. Ngoài ra việc học tập phương pháp giảng dạy ở các nước bạn, hoặc ở Quận (Huyện) bạn (tiêu chuẩn 2) cũng là một phương pháp góp phần nâng cao tay nghề của giáo viên, mà qua điều tra các đối tượng đều đánh giá cao việc làm này và theo phương hướng nhiệm vụ cần tập trung trong học kì li năm học 2001-2002 của Bậc Tiểu học thì Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố cũng sẽ tổ chức hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy Toán và Tiếng Việt (do chuyên gia úc tập huấn) với hình thức nghe báo cáo và đi thực tế tại B1nh Thuận. Đây là một trong những biện pháp nhằm góp phần giúp giáo viên tiếp cận phương pháp giảng dạy ở nước bạn để qua đó có thể học tập, vận dụng vào việc giảng dạy của mình nhằm đạt chất lượng cao trong giảng dạy.

69

Một phần của tài liệu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng giáo dục đào tạo quận (huyện) tại tp hồ chí minh (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)