Biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học của bộ môn.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY (Trang 47 - 50)

- Bại trận sẽ giúp học sinh nhận thức đúng và khá đầy đủ về sự thất bại của Pháp Nếu

4.Biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học của bộ môn.

Lâu nay, giáo viên thường sử dụng phương pháp kiểm tra bài cũ theo lối truyền thống là vấn đáp. Với hình thức này, diễn ra thường xuyên có thể sẽ gây sự nhàm chán cho học sinh. Mặt khác, học sinh sẽ học theo kiểu đối phó, sau tiết học đó có một số học sinh sẽ quên kiến thức. Để khác phục tình trạng này, tôi sử dụng hình ảnh liên quan đến kiến thức, yêu cầu học sinh thông qua hình ảnh để tái hiện lại kiến thức. Với cách làm này, học sinh sẽ phải học kiến thức một cách chủ động, yêu cầu không chỉ nhớ mà còn phải biết, phải hiểu.

Ví dụ: Trước khi vào dạy Bài 30: Sự nhân lên của Virut trong tế bào chủ tôi hỏi

bài cũ học sinh bằng cách đưa hình sau đây và đặt các câu hỏi:

Điền tên các bộ phận tương ứng với các số 1, 2 , 3, 4, 5 Trình bày về cấu tạo và chức năng của các bộ phận đó

HD:

1: Gai glicoprotein: Được cấu tạo từ protein và cacbohydrat, là kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ

2: Vỏ ngoài: Cấu tạo từ lớp kép photpholipit và protein, có chức năng bảo vệ virut 3. Vỏ capsit: Được cấu tạo từ các đơn vị hình thái là capsome, có chức năng bảo vệ lõi axit nucleic

4: Hệ gen: Có thể là ADN hoặc ARN, có chức năng quy định mọi đặc điểm của virut 5: Nucleocapsit

Trên đây là cách để kiểm tra kiến thức của 1 bài. Ngoài cách kiểm tra trên tôi có sử dụng thêm “trò chơi ô chữ” để vừa tạo sự hứng thú cho học sinh trong kiểm tra bài cũ. Ngoài ra, với cách kiểm tra này tôi có thể kiểm tra kiến thức của toàn chương.

Ví dụ: Tôi sử dụng ô chữ trong kiểm tra bài cũ của Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật thuộc Phần ba: Sinh học vi sinh vật trong chương trình sinh học 10.

4.2. Ứng dụng CNTT trong truyền tải nội dung bài mới.

Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, chương trình môn Sinh học đặc biệt là ChươngIII: Virut và bệnh truyền nhiễm thuộc Phần ba: Sinh học vi sinh vật trong chương trình sinh học 10 là chương liên quan đến thực tế rất nhiều. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của SGK chỉ đưa ra một số hình ảnh tượng trưng, chưa được đầy đủ, đặc biệt chương này có thể sử dụng các đoạn phim để minh họa cho nội dung bài học rất hay. Do đó tôi sử dụng CNTT để đưa thêm các hình ảnh minh họa, các đoạn phim để phục vụ cho việc giảng dạy nội dung bài mới.

4.2.1. Sử dụng hình ảnh để truyền tải kiến thức

Với thời lượng và khuôn khổ của mình, SGK chỉ đưa ra một số hình minh họa. Trong môn Sinh học có một số nội dung thì hình ảnh

trong SGK chưa thể hiện rõ. Do đó tôi minh họa thêm một số hình ảnh để làm rõ thêm kiến thức bài học cho học sinh.

Ví dụ: Khi dạy Bài 29: Cấu trúc các loại virut thuộc Phần ba: Sinh học vi sinh vật

trong chương trình sinh học 10 . Nội dung trong SGK chỉ nói về cấu trúc của vỏ ngoài gồm lớp photpholipit kép và protein, không có hình minh họa, tôi sử dụng thêm hình cấu trúc của vỏ ngoài để minh họa cho học sinh. Nhờ vậy học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, không trừu tượng

4.2.2. Sử dụng phim trong giảng dạy bài mới

Hạn chế lớn nhất của SGK đối với bộ môn Sinh học là với đặc trưng của bộ môn, có phần kiến thức quá trình. Do đó cách tốt nhất là có phim minh họa, nhưng với SGK thì phim không thể thể hiện được. Để khắc phục hạn chế này, tôi sử dụng CNTT để đưa vào các đoạn phim minh họa trong dạy học kiến thức quá trình

Ví dụ: Sử dụng đoạn phim “Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của Virut” để giảng dạy nội dung mục I – Chu trình nhân lên của Virut ở Bài 30: Sự nhân lên của Virut

trong tế bào chủ thuộc chương trình Sinh học 10.

Đầu tiên, tôi sử dụng đoạn phim về cả quá trình nhân lên của Virut để cho học sinh có cái nhìn tổng quan về quá trình này. Kèm theo đó tôi yêu cầu học sinh xác định xem quá trình này gồm những giai đoạn nào?

Sau đó cũng với đoạn phim trên, tôi cắt nó ra thành các đoạn nhỏ tương ứng với từng giai đoạn, cho học sinh kết hợp với SGK để tìm ra kiến thức bài học.

Với cách truyền tải như thế này, theo tôi học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, vì ngoài những từ ngữ, hình ảnh đã được giới thiệu trong sách giáo khoa thì thông qua các đoạn phim minh họa, học sinh sẽ hiểu được kiến thức đó như thế nào?

4.3. Ứng dụng CNTT trong củng cố kiến thức

Lâu nay giáo viên thường dùng các câu hỏi ngắn để củng cố kiến thức cho học sinh. Để thay đổi trong vấn đề củng cố kiến thức bài học tôi sử dụng CNTT để soạn các câu hỏi củng cố dưới dạng trắc nghiệm để củng cố lại kiến thức bài học cho học sinh. Ngoài ra tôi cũng sử dụng cả trò chơi ô chữ, với trò chơi này tôi làm giảm được sự căng thẳng cho học sinh bên cạnh củng cố lại kiến thức cho học sinh. Ngoài ra với cách củng cố này, học sinh có thể thuộc bài ngay tại lớp. Đặc biệt, để khắc phục nhược điểm của bài giảng có ứng dụng CNTT là các đề mục của bài học không được thể hiện đầy đủ. Để khắc phục nhược điểm này, tôi thường sử dụng các sơ đồ (sử dụng phần mềm Mind map) để

củng cố lại kiến thức bài học cho học sinh.

Ví dụ: Khi dạy xong Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể thuộc Chương I: Cơ

Với sơ đồ này, học sinh sẽ có thể hình dung, ôn tập lại những kiến thức đã được học trong bài.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY (Trang 47 - 50)