Sự cần thiết ứng dụng CNTT trong dạy học của bộ môn ngữ Văn

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY (Trang 29 - 30)

Ngữ văn là môn học với số lượng tiết được phân phối khá nhiều. Dạy Văn ngoài việc bồi dưỡng năng lực đọc hiểu, năng lực cảm thụ, thẩm mỹ, phát triển tư duy… còn phải giúp cho các em tìm tòi suy nghĩ giải quyết vấn đề từ văn học đến cuộc sống điều này làm cơ sở cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách suốt đời. Thế nhưng các em học sinh phổ thông hiện nay thường có tâm lí chán học môn văn. Trong dạy học Ngữ Văn theo xu thế hiện đại “xem HS là bạn đọc sáng tạo”. Điều đó đòi hỏi người giáo viên giảng dạy Ngữ văn phải thật sự sáng tạo trong mỗi giờ lên lớp.

Ở thế kỉ 21 này CNTT phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Việc áp dụng CNTT vào đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa là phù hợp với xu thế mới của thời đại bởi CNTT góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp. Có thể nói, vận dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung ít nhiều tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là về mặt phương pháp, kĩ thuật. Vì vậy “Cần thiết phải nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả”.(TS. Đỗ Ngọc Thống).

Ứng dụng CNTT giúp tăng cường kênh tiếng và kênh hình – tăng tính trực quan, góp phần rất tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Mang lại Sắc thái

mới cho bài giảng theo cách nói của bộ GDTĐ - Những năm gần đây, dạy học bằng

CNTT đang ngày càng phổ biến trong các cấp học. Phải khẳng định rằng dạy học bằng CNTT góp phần đa dạng hóa các hình thức dạy học, hỗ trợ tích cực cho người thầy ở rất nhiều phương diện. Kiến thức bài học nhờ thế mà được đưa vào nhiều hơn, người thầy sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn so với cách dạy thông thường, bài giảng có nhiều minh họa. Ứng dụng CNTT sẽ đem lại sắc thái mới cho nhiều môn học trong đó có môn Văn.

2.Cơ sở lí luận

Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường.

Trong Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. CNTT mở ra triển vọng lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học.

Công văn số 4099/ BGĐT ban hành ngày 5/8/2014 nêu rõ nhiệm vụ năm học 2014- 2015 “ Tiếp tục đổi mới PPDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.... Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong day và học”.

Xét ở góc tâm lí học, các nhà tâm lí đã mô phỏng kết quả khảo sát khả năng tiếp nhận, lưu trữ thông tin của con người phụ thuộc vào các cơ quan: nếu chỉ nghe lưu trữ được 20% thông tin, nếu chỉ nhìn lưu trữ được 30%, vừa nghe vừa nhìn lưu trữ 50%, nghe nhìn kết hợp thảo luận lưu trữ 70%, nghe nhìn kết hợp thảo luận và làm việc lưu trữ 90%. Như vậy vận dụng CNTT trong dạy học cũng có tác động tích cực dến khả năng tiếp nhận kiến thức của HS.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học trường THPT Hòa Bình đã xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY (Trang 29 - 30)