ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
1. Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo ngành và chính quyền các địa phương, sự hướng dẫn chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Địa lí.
Nhà trường đã trang bị máy tính có kết nối mạng internet để giáo viên có thể sử dụng hoặc truy cập Internet nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy Địa lí đạt hiệu quả cao hơn.
Đội ngũ giáo viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có thức tự nghiên cứu, học hỏi để nâng cao trình độ tin học cũng như chuyên môn nghiệp vụ cao hơn. Chính vì thế việc ứng dụng PP trong thiết kế bài giảng Địa lí trở nên quen thuộc và gần gủi đối với giáo viên trong giảng dạy. Hầu hết giáo viên trong tổ cũng đã tự trang bị cho mình máy vi tính, các thiết bị CNTT phục vụ cho công tác giảng dạy.
PP được sử dụng hầu hết trong các tiết dạy có sử dụng máy vi tính và trình chiếu, nhờ vậy mà tiết dạy trở nên sinh động, đỡ khô khan, nhàm chán và mang lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời tiết kiệm hơn cho giáo viên về thời gian và lời nói.
2. Khó khăn:
Tuy nhiên, để việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy một cách đồng bộ hiện hiện gặp rất nhiều khó khăn:
Điều kiện nhà trường còn khó khăn, chưa có phòng bộ môn riêng cho từng môn học. Các thiết bị ứng dụng CNTT chưa nhiều, trình độ tin học của nhiều giáo viên còn yếu và không đồng đều, nhất là đối với giáo viên nữ ở ngoài 40 tuổi.
Tính đến thời điểm này, vẫn chưa có một loại giáo trình hay tài liệu nào dùng để hướng dẫn sinh viên các trường sư phạm hoặc GV phổ thông về việc ứng dụng CNTT như thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.Đồng thới các lớp bồi dưỡng về CNTT còn ít và chất lượng chưa cao nên rất khó khăn cho GV trong việc học tập nâng cao trình độ tin học.
Thường thì khi gặp các trở ngại như thiếu thiết bị hay các thiết bị phải di chuyển từ phòng này sang phòng khác, mất nhiều thời gian nên giáo viên sẽ phải dạy "chay" dẫn đến tốn thời gian và chất lượng giờ học không cao.
Giáo viên mới chỉ sử dụng PP trong các giờ hội giảng các cấp, hay trong các tiết có thanh tra hoặc dự giờ. Như vậy, việc ứng dụng PP vào thiết kế và giảng dạy Địa lí mới chỉ mang hình thức là đối phó và chưa mang lại hiệu quả cao.
quá lạm dụng PP, vì vậy giáo viên đã biến giờ học thành giờ biểu diễn trình độ tin học của thầy như việc sử dụng các hiệu ứng, các font chữ...không cần thiết hay quá màu mè làm học sinh mất tập trung vào nội dung bài học. Một số giáo viên sử dụng PP như một dụng cụ thay thế phấn trắng bảng đen… tất cả những điều này chỉ kích thích được hứng thú của học sinh ở những nơi chưa có điều kiện tiếp xúc với tin học trong một vài tiết học đầu tiên, còn sau đó học sinh thấy nhàm chán và lười tư duy.
Như vậy, việc ứng dụng PP chưa mang lại hiệu quả cao trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh là chủ thể mà chỉ mới nhằm mang lại thuận lợi cho giáo viên nhiều hơn.